Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 106

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 106", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa học Khối 10 - Năm học 2021-2022 - Mã đề thi 106
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022 
Môn: Hóa Học – Khối 10
Thời gian làm bài: 45 phút; không kế thời gian phát đề 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn)
(Đề gồm có 2 trang)
Mã đề thi 106
Họ và tên:.............................................................................. Số báo danh: .............................
Cho: H:1; C: 12; O: 16; Na:23; Al: 27; S: 32; Cl: 35,5;K: 39; Mn : 55;Fe : 56; Cu :64; Zn : 65; Ag: 108
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam kim loại Zn cần vừa đủ V lít (đktc) khí O2. Giá trị của V là:
A. 6,72.	B. 2,24.	C. 3,36.	D. 4,48.
Câu 2: Cho phản ứng : H2S + KMnO4 + H2SO4 ® S + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số của các chất sau phản ứng là dãy số nào trong các dãy sau ?
A. 3 , 2 , 5	B. 5, 2, 3	C. 2, 2, 5, 8	D. 5, 2, 1, 8
Câu 3: Chất nào sau đây có thể tác dụng được với dung dịch HCl?
A. BaSO4.	B. Au.	C. Cu.	D. CaCO3.
Câu 4: Trong phản ứng: 3S + 6KOH 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Lưu huỳnh đóng vai trò là
A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử B. Không là chất oxi hóa, cũng không là chất khử
C. Chất oxi hóa	 D. Chất khử
Câu 5: Để khắc chữ lên thuỷ tinh người ta dùng hóa chất nào sau đây ?
A. H2SO4 đặc. B. Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc. C. Khí F2.	 D. NaOH loãng.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. Điện phân nóng chảy NaCl.	B. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.	D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm?
A. H2O + Cl2 → HCl + HClO	B. H2 + SO2 → HCl + H2SO4
C. H2SO4 (đặc) + NaCl (r) HCl + NaHSO4	D. H2 + Cl2 → 2HCl
Câu 8: Vị trí của nguyên tố X (1s22s22p5) trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 3, nhóm VA.	B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C. Chu kỳ 2, nhóm VIIA.	D. Chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 9: Vị trí của nguyên tố Oxi (Z=8) trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.	B. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.
C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.	D. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 10: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl thu được khí X. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2 thu được khí Y. Cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là
A. H2S, Cl2, SO2.	B. O2, H2S, SO2.	C. H2S, O2, SO2.	D. O2, SO2 , H2S.
Câu 11: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa khí Cl2 và khí H2 là:
A. khí hidroclorua và axit clohidric.	B. khí hidroclorua.
C. axit Clohidric.	D. nước clo.
Câu 12: Tỉ khối của khí Clo so với không khí là:
A. 2,54.	B. 2,45.	C. 1,31.	D. 1,22.
Câu 13: Cho phương trình phản ứng: 2Na + Cl2 2 NaCl. Thể tích khí clo (đktc) cần vừa đủ để tác dụng hết với 6,21 gam natri là:
A. 3,024 lít.	B. 6,048 lít.	C. 5,152 lít.	D. 7,728 lít.
Câu 14: Chất nào sau đây có hàm lượng phần trăm oxi là nhỏ nhất?
A. HClO2	B. HClO	C. HClO4	D. HClO3
Câu 15: Dãy dung dịch axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HCl, HF, HBr, HI	B. HCl, HBr, HI, HF	C. HF, HCl, HBr, HI	D. HI, HBr, HCl, HF
Câu 16: Cho phản ứng: 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O. Trong các phản ứng trên, clo đóng vai trò
A. không phải là chất oxi hóa, không phải là chất khử. B. chỉ là chất oxi hóa.
C. chỉ là chất khử. D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 17: Chất nào sau đây có tính oxihóa yếu nhất?
A. I2.	B. Br2.	C. Cl2.	D. F2.
Câu 18: Khi nung nóng, iot rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. Sự ngưng tụ.	B. Sự thăng hoa.	C. Sự bay hơi.	D. Sự phân hủy.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn V lít khí H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH thu được 79,38 gam muối muối trung hòa. Giá trị của V là:
A. 8,736.	B. 5,152.	C. 14,112.	D. 8,288.
Câu 20: Cho các phản ứng sau : (1) S + O2 ® SO2 ; (2) S + H2 ® H2S ;
	 	 (3) S + 3F2 ® SF6 ; (4) S + 2K ®K2S.
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. (1) và (3)	B. chỉ (1)	C. (2) và (4)	D. chỉ (3)
Câu 21: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:
A. NaOH	B. Ba(NO3)2	C. AgNO3	D. Ba(OH)2
Câu 22: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. Cl2	B. I2	C. F2	D. Br2
Câu 23: Ứng dụng nào sau đây không phải của Clo?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.	B. Tinh chế dầu mỏ.
C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.	D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.
Câu 24: Vị trí của nguyên tố lưu huỳnh (1s22s22p63s23p4) trong bảng tuần hoàn hóa học là:
A. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.	B. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
C. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.	D. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 25: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo từ MnO2 và dung dịch HCl như sau: 
Khí Clo sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hiđro clorua. Để thu được khí Clo khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.	 B. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 26: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,40.	B. 6,72.	C. 3,36.	D. 5,60.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về H2S?
A. Nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước.	B. Có mùi trứng thối.
C. Chất khí, không màu.	D. Rất độc.
Câu 28: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm halogen không thể là:
A. 2s22p5.	B. 4s24p5.	C. 3s23p5.	D. 3s23p6.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) 
Câu 1. (0,5 điểm) Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Viết phương trình phản ứng hóa học xẩy ra?
Câu 2. (1,0 điểm) Lưu huỳnh vừa có tính khử, vừa có tính oxihoa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa các tính chất trên? 
Câu 3. (0,5 điểm) Cho dung dịch AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch NaBr 0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? 
Câu 4. (1,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 38,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho khí H2S dư vào dung dịch X, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_2_mon_hoa_hoc_khoi_10_nam_hoc_2021_2022.doc
  • pdfH2_HH2_106.pdf