PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn : HOÁ HỌC - Lớp 9 Thời gian : 45 phút Tuần 18 tiết 35 A./ Ma trận Nội dung Các mức độ nhận thức Tổng 100% Biết 45% Hiểu 25% Vận dụng 20% Vận dụng cao 10% TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Các loại hợp chất vô cơ Câu 2;3;9 Câu 7 Câu 3a Câu 3b 4(5,0) Kim loại/ Phi kim Câu 5;6;8;10 Câu 4, 11;12 3(1,5đ) Mối quan hệ giữa các chất vô cơ Câu 1 1(2,0) Thực hành Câu 1 Câu 2 2(1,5) Tổng Số câu Số điểm 8 (2,0) 1 (2,5) 4 (1,0) 1 (1,5) 0,5 (2,0) 0,5 (1,0) 10 (10) I. TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, hiện tương quan sát được là gì? A. xuất hiện kết tủa xanh. B. sủi bọt khí không màu. C. xuất hiện kết tủa đỏ nâu. D. xuất hiện kết tủa trắng. Câu 2. Tất cả các chất trong dãy nào sau đây tác dụng với HCl tạo thành muối và nước? A. Mg, KOH, ZnO. B.Fe, Cu, Na2O. C. Cu(OH)2, Al2O3, NaOH. D. Zn, Mg(OH)2, CuO. Câu 3. Phân bón nào sau đây thuộc loại phân bón đơn? A. NPK. B. (NH4)2HPO4. C. CO(NH2)2. D. KNO3. Câu 4. Cho 20g CaCO3 tác dụng hết với dd HCl thì thu được V(l) khí CO2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu? A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 4,48 Câu 5. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm bao nhiêu %? A. trên 2%. B. dưới 2%. C. từ 2% đến 5%. D. trên 5%. Câu 6. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Ag. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 7. Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. K2CO3, Ba(OH)2. B. NaCl, Al(NO3)3. C. HCl, AgNO3. D. H2SO4, BaCl2. Câu 8: Cặp chất nào sau đây đều phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường? A. Fe, Mg. B. Al, Cu. C. K, Na. D. Mg, K. Câu 9 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Ba->BaO->X-> BaCl2->Y. X,Y có thể lần lượt là dãy chất nào trong số các chất cho dưới đây? A. BaSO4, NaCl. B. HCl, Na2SO4 C. Ba(OH)2, BaSO4. D. HCl, NaCl. Câu 10. Dùng kim loại nào sau đây làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3? A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au. Câu 11. Cho 4,8 gam kim loại A hóa trị II vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 ở đktc. A là kim loại nào sau đây? A. Fe B. Zn C. Ca D. Mg Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam nhôm trong oxi. Thể tích khí oxi ở đktc cần dùng là bao nhiêu lít? A. 3,36 lit B. 13,44 lit C. 4,48 lit D. 6,72 lit II. TỰ LUẬN Câu 1(2,5 đ): Viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi sau đây: Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 FeCl3 Fe(NO3)3 Zn(NO3)2 Câu 2 (1,5 đ): Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi quan sát các thí nghiệm sau: a. Đốt sắt trong bình khí Clo b. Thả đinh sắt vào dung dịch CuSO4 Câu 3 (3,0 đ): Cho 2,72 gam hỗn hợp gồm magie và magie oxit tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 672 ml khí hiđro đktc. Hãy viết PTHH và tính: a. Thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu? b. Nồng độ mol/lit của sản phẩm trong dd thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)? BÀI LÀM
Tài liệu đính kèm: