Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa

pdf 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 451Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp Thành phố môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Sở GD và ĐT Thanh Hóa
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 
1 
HSG 9 THANH HÓA 2021-2022 
Câu 1. (2,0 điểm) 
 1. Tổng số hạt của 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt 
không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn nguyên tử A là 12. Xác định số proton 
trong nguyên tử A và nguyên tử B. 
 2. Cho 8,9 gam hỗn hợp Zn và Mg vào 800 ml dung dịch HCl 1M. 
 a. Chứng minh rằng sau phản ứng còn dư axit. 
 b. Biết sau phản ứng tạo thành 4,48 lít khí (đktc), tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban 
đầu. 
Câu 2. (2,0 điểm) 
 Tìm các chất để thay cho các chữ cái từ A1, A2,...,A7, sau đó hoàn thành các phương trình hóa học sau, 
ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). 
1 2 2
2 3 2 2
3 2 4 2
4 5 6
4 6
3 2 7 2
A Cl KCl A
KCl H O A Cl H
A Cl A KCl H O
A KCl A A
A KCl A
A Cl KCl A H O
+ → +
+ → + +
+ → + +
→ + +
→ +
+ → + +
 Biết: A1 là hợp chất gồm hai nguyên tố, trong đó có chứa 32,7731% K theo khối lượng: A4 có chứa 
31,836735% K theo khối lượng; A6 là chất khí ở điều kiện thường. 
Câu 3. (2,0 điểm) 
 1. Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí R gồm SO2, O2 có tỉ khối so với H2 bằng 24. Đun nóng bình 
một thời gian khi có mặt chất xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 30. 
 a. Tính % theo thể tích mỗi khí trong bình trước và sau phản ứng. 
 b. Tính hiệu suất phản ứng. 
 2. Có các khí: H2, Cl2, O2, SO2, CO2. 
 a. Những khí nào làm khô được bằng CaO (vôi sông)? 
 b. Những khí nào làm khô được bằng H2SO4 đặc? 
 c. Những khí nào có thể được thu theo phương pháp đẩy nước? 
 d. Những khí nào có thể được thu theo phương pháp đẩy không khí? 
Câu 4. (2,0 điểm) 
 1. Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyên hoá sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có) 
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
4 2 3 4 2 2 4 2KMnO O Fe O H O H SO H HCl⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ ⎯⎯→ 
 2. Cho một mẩu quặng apatit (chứa 58,9% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa 
photpho) tác dụng với H2SO4 đặc (vừa đủ), làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được phân supephotphat đơn. 
Tính hàm lượng P2O5 trong loại phân bón này. 
Câu 5. (2,0 điểm) 
 Một hỗn hợp rắn A gồm 0,2 mol Na2CO3; 0,1 BaCl2 và 0,1 mol MgCl2. Chỉ dùng thêm nước cất hãy 
trình bày cách tách mỗi chất trên ra khỏi hỗn hợp. Yêu cầu mỗi chất sau khi tách ra không thay đổi khối 
lượng so với ban đầu (các dụng cụ, thiết bị cần thiết kể cả nguồn nhiệt, nguồn điện đầy đủ). 
Lưu Văn Dầu – Chemistry không ở đâu xa mà ở chính trong tim chúng ta 
2 
Câu 6. (2,0 điểm) 
 1. Có 3 dung dịch KOH có nồng độ lần lượt là 1M, 2M, 3M. Mỗi dung dịch có thể tích 1 lít. Hãy trộn 
lẫn các dung dịch này để thu được dung dịch KOH có nồng độ 1,8M và có thể tích lớn nhất. 
 2. Hòa tan hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm hai kim loại Na và Ca vào dung dịch hỗn hợp Y chứa 
0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2 thì thu được 7 gam kết tủa và 0,896 lít khí (đktc). Tính giá trị của m. 
Câu 7. (2,0 điểm) 
 Chia một mẩu kim loại bari thành 3 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào ống nghiệm chứa lượng dư 
dung dịch muối A thu được kết tủa A1. Cho phần 2 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối B thu 
được kết tủa B1 và cho phần 3 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối D thu được kết tủa D1. Nung 
B1 và D1 đến khối lượng không đổi thu được các chất rắn tương ứng là B2 và D2. Trộn B2 với D2 rồi cho vào 
một lượng nước dư thu được dung dịch E chứa 2 chất tan. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch E lại xuất hiện 
kết tủa B1. Biết rằng: A1, B1, D1 lần lượt là oxit bazơ, bazơ, muối. Hãy chọn các dung dịch muối A, B, D phù 
hợp và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 
Câu 8. (2,0 điểm) 
 Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch loãng chứa 0,2 mol H2SO4 thu được khí H2 và dung dịch 
X. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X được kết quả sau: 
Thể tích dung dịch NaOH (ml) 140 240 
Khối lượng kết tủa (gam) 2a + 1,56 a 
 Tính giá trị của m và a. 
Câu 9. (2,0 điểm) 
 Đốt cháy hết một lượng cacbon trong bình kín chứa đầy không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí 
X gồm 3 chất. Cho X qua 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Kết thúc các phản 
ứng thu được m gam kết tủa và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 14. Phần trăm khối 
lượng của nguyên tố oxi trong Y là 7,143%. Coi trong không khí, O2 chiếm 20% thể tích không khí, còn lại 
là khí N2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
 1. Viết các phương trình hoá học xảy ra. 
 2. Tính giá trị m. 
Câu 10. (2,0 điểm) 
 Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều 
chế khí X từ dung dịch A và chất rắn B 
(thí nghiệm này được dùng điều chế khí X 
trong phòng thí nghiệm ở chương trình 
hóa THCS). 
 1. Hãy viết phương trình phản ứng 
điều chế khí X. 
 2. Hãy cho biết các hóa chất trong 
các bình (1), (2), (3) và chất A, B, D là 
chất nào và có tác dụng gì trong thí 
nghiệm trên? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.pdf