ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC: 2015-2016 Môn: Vật lý 7 MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng. Nhận biết được ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Vận dụng nêu được ví dụ về nguồn sáng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1c 0,5đ 5% 1c 0,5đ 5% 2c 1đ 10% Chủ đề 2: Sự truyền ánh sáng - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Giải thích được ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1c 0,5đ 5% 1c 0,5đ 5% 2c 1đ 10% Chủ đề 3: Định luật phản xạ ánh sáng. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng. Vận dụng xác định được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1c 1đ 10% 1c 1,5đ 15% 1c 0,5đ 5% 3c 3đ 30% Chủ đề 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng- Gương cầu lồi- Gương cầu lõm. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm. Phân biệt được đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi. - Vận dụng được ứng dụng chính của gương cầu lõm, gương cầu lồi trong thực tế. - Dựng được ảnh của một vật trước gương phẳng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1c 0,5đ 5% 1c 1đ 10% 2c 3,5đ 35% 4c 5đ 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ phần trăm 4c 2,5đ 25% 2c 1,5đ 15% 5c 6đ 60% 11c 10đ ĐỀ BÀI: A/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): *Hãy chọn câu trả lời đúng và điền vào phiếu trắc nghiệm: Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi vật phát ra ánh sáng. B. Khi vật được chiếu sáng. C. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. D. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. C. Mặt trời. D. Đèn ống đang sáng. Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra? A. Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất. B. Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất. C. Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng. D. Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần. Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ? A. 400 B. 800 C. 500 D. 200 Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây? A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật. C. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. D. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song. Câu 6: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào? A. Đường thẳng. B. Đường cong. C. Đường gấp khúc. D. Không cố định theo đường nào. B/ Tự luận (7 điểm): Câu 1: (1 điểm) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Câu 2: (1 điểm) Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước? Câu 3: (2 điểm) Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng? Câu 4: (1,5 điểm) Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của một vật (Hình sau). Câu 5: (1,5 điểm) Hãy vẽ tia phản xạ của một tia sáng qua gương phẳng (Hình sau). ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM A/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): *Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 5. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Phương án D B A B C A B/ Tự luận (7 điểm): Câu 1: (1 điểm) *Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 2: (1 điểm) * So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước: - Giống nhau: Đều là ảnh ảo. - Khác nhau: Ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng. Câu 3: (2 điểm) Người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng. - Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương. - Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau. Câu 4: (1,5 điểm) Câu 5: (1,5 điểm) Hướng dẫn chấm: Câu 4: Vẽ đúng ảnh của điểm A được 0,5đ, ảnh của điểm B được 0,5đ, ảnh của AB nối bằng đường nét đứt 0,5đ. Câu 5: Học sinh vẫn đạt được điểm tối đa nếu vẽ đúng tia phản xạ theo cách vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. A/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. B/ Tự luận (7 điểm): Câu 1: (1 điểm) 0,5đ 0,5đ Câu 2: (1 điểm) 0,5đ 0,5đ Câu 3: (2 điểm) 1đ 1đ Câu 4: (1,5 điểm) 1,5đ Câu 5: (1,5 điểm) 1,5đ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2015-2016) Môn: Vật lý - Khối 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) + Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương I. Quang học. Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi (câu 1) Nêu được định luật phản xạ ánh sáng và vẽ được hình minh họa (câu 2) Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng (Câu 5a) Xác định được vùng nhìn thấy ảnh của vật đặt trước gương phẳng (Câu 5b) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 2 điểm 36,36% 1 câu 1,5 điểm 27,27% 0,5 câu 1 điểm 18,18% 0,5 câu 1 điểm 18,18% 3 câu 5,5đ 55% Chương II. Âm học. - Nêu được khái niệm tần số dao động. - Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động (câu 3) Nêu được các môi trường truyền âm. Cho được ví dụ (câu 4) Giải thích được nguyên nhân có tiếng vang ở một số trường hợp cụ thể (câu 6) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 2 điểm 44,44% 1 câu 1 điểm 22,22% 1 câu 1,5 điểm 33,33% 3 câu 4,5 điểm 45% Tổng số câu TS điểm Tỉ lệ % 2 câu 4 điểm 40% 2 câu 2,5 điểm 25% 1,5 câu 2,5 điểm 25% 0,5 câu 1 điểm 10% 6 câu 10 điểm 100% ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa. Câu 3: (2 điểm) Tần số là gì? Nêu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động? Câu 4: (1 điểm) Âm thanh được truyền đi qua những môi trường nào? Cho ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền qua môi trường chất lỏng. Câu 5: (2 điểm) Cho hình vẽ bên Vẽ ảnh của vật AB? Xác định vùng nhìn thấy hoàn toàn ảnh của vật AB? Câu 6: (1,5 điểm) Tại sao khi ta nói to trong phòng rất lớn thì ta nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe được tiếng vang? + Đáp án và biểu điểm Đáp án Biểu điểm Câu 1. - Giống: Đều là ảnh ảo - Khác: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng cùng kích thước. 1 đ 1 đ Câu 2. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. S N R - Góc phản xạ bằng góc tới. I là điểm tới SI là tia tới IR là tia phản xạ IN là pháp tuyến I 0,5 đ Hình 1đ Câu 3 + Số dao động trong 1 giây goi là tần số . Đơn vị tần số là hec, kí hiệu là Hz. + Âm phát ra càng cao khi tần số dao động của nguồn âm càng lớn. 1đ 1đ Câu 4. Âm thanh được truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí. Khi đi câu cá nếu ta bước mạnh cá sẽ nghe thấy tiếng chân và chạy trốn. (HS có thể lấy ví dụ khác) 0,5 đ 0,5 đ Câu 5 a) A’B’ là ảnh của vật AB b) Vùng nhìn thấy hoàn toàn ảnh A’B’ là phần giới hạn bởi tia IR, I’R’ và đoạn II’ 1đ 1đ Câu 6 Trong phòng to âm phát ra truyền đến bức tường bị phản xạ và truyền trở lại tai ta. Vì khoảng cách giữa ta và bức tường lớn, nên thời gian từ lúc âm phát ra đến khi nghe được âm phản xạ chậm hơn 1/15 giây. Vì thế ta nghe được tiếng vang. Còn trong phòng nhỏ thì âm phản xạ truyền đến tai nhanh hơn 1/15 giây nên ta không nghe thấy tiếng vang. 1,5 đ
Tài liệu đính kèm: