Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2016-2017

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2016-2017
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
Môn Vật lý lớp 7 Thời gian: 60 phút
Đề số 1 
TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25đ)
 Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau 
Câu 1: Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.
A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn. 
B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần
C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa 
D. Đưa thước lại gần nam châm.
Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì:
A. Vật đó mất bớt điện tích dương 	B. Vật đó nhận thêm điện tích dương
C. Vật đó mất bớt electron D.Vật đó nhận thêm electron
Câu 3: Dòng điện là:
A. Dòng dịch chuyển có hướng 	B. Dòng electron dịch chuyển
C. Dòng các điện tích dịch chuyển không có hướng	
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:
A. Ly thủy tinh	B. Ruột bút chì 	C. Thanh gỗ khô	D. Cục sứ
Câu 5: Chất dẫn điện tốt nhất, chất cách điện tốt nhất là:
A. Đồng và nhựa 	B. Nhôm và sứ 
C. Bạc và sứ 	D. Bạc và nước nguyên chất
Câu 6 : Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là :
A . Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm . 
B. Êlectrôn âm và êlectrôn dương .
C. Hạt nhân âm và hạt nhân dương . D. Iôn âm và iôn dương .
Câu 7: Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng để:
A. Chế tạo bóng đèn. B. Chế tạo nam châm. C. Mạ điện. D. Chế tạo quạt điện.
Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích ?
A. Quạt điện . B. Bàn là điện . C. Bếp điện . D. Nồi cơm điện . 
Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây :
A. Làm nóng dây dẫn 	B. Hút các vụn giấy 
C. Làm quay kim nam châm 	D. Làm tê liệt thần kinh .
 Câu 10: Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?	
 A .Tác dụng nhiệt và tác dụng từ.	 	B. Tác dụng nhiệt .
 C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học.	D. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ.
 Câu 11: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi 
A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện. 	B. mạch điện có dây dẫn ngắn. 
C. mạch điện không có cầu chì .	D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng.
Câu 12: Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là
A. sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
B. lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện.
C. ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện.
D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: (1đ) 
Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?
 Câu 2: (2đ) 
 Sử dụng các kí hiệu qui ước, vẽ sơ đồ mạch điện gồm : Một nguồn điện có hai pin, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế đo đèn 1, các dây nối và một công tắc K trong trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều của dòng điện trong sơ đồ.
Câu 3: (1đ) 
Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?
Câu 4: (3đ) 
Cho trước : nguồn điện (1 pin), 2 bóng đèn Đ1và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên ? (1 điểm)
b) So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1và Đ2? (1 điểm)
c) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3 V; hiệu điện thế trong mạch chính U = 4,8 V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2? (1 điểm)
ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm)
 	Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước một phương án trả lời đúng:
Câu 1. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng ?
A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được các mảnh nam châm.
C. Khi bị cọ sát thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy.
D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó.
Câu 2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A. A và C có điện tích trái dấu.
C. A, B, C có điện tích cùng dấu.
B. Chỉ A và B có điện tích cùng dấu.
D. A, B, C không nhiễm điện.
Câu 3. Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Thước nhựa đang bị nhiễm điện.
C. Quạt điện đang chạy liên tục.
B. Bóng đèn điện đang phát sang.
D. Rađiô đang nói.
Câu 4 . Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh nilông.	B. Mảnh nhôm.	C. Mảnh giấy khô.	D. Mảnh nhựa.
Câu 5. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ?
A. Bàn là điện.	B. Máy sấy tóc.	C. Ấm điện đang đun nước.	D. Đèn LED.
Câu 7. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ?
A.Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng từ.
B. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 8. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA.
B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A.
C. Dòng điện đo qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5A
Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0 ?
A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm.
B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai cực của pin còn mới.
Câu 10. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây ?
A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần.
B. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần.
C. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần.
D. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi.
II. TỰ LUẬN (5 điểm). 
Câu 11. (1 điểm): Dòng điện là gì? Nêu các tác dụng của dòng điện?
Đ
K
+
-
-
+
A
Hình 1
Câu 12. (2 điểm): Sơ đồ mạch điện là gì? Hãy cho biết Ampe kế sơ đồ ở hình 1 mắc đúng hay sai? Tại sao?
Đ1
I1
I2
I
Hình 2
K
-
+
Câu 13. (2 điểm)
 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.
a. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V, hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2.
b. Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I=0,45A và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1.
Đ2
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn thi : Vật lý - LỚP 7
ĐỀ SỐ 1
Nội dung
Điểm
TRẮC NGHIỆM
Câu 1:B Câu 2:A Câu 3: D Câu 4: B Câu 5: D Câu 6: A 
Câu 7:C Câu 8:A Câu 9:B Câu 10:B Câu 11: A Câu 12: D 
TỰ LUẬN
Câu 1: 
Theo quy ước thì thanh nhựa đã cọ xát mang điện âm
Đưa thanh nhựa đã cọ xát lại gần vật đó, nếu vật đó hút thanh nhựa thì vật nhiễm điện dương nếu đẩy thanh nhựa thì vật nhiễm điện âm
Câu 2. 
 + - K
 Sơ đồ mạch điện 
 Đ1 Đ2
X
X
VA
Câu 3: 
Cường độ dòng điện
Kí hiệu I, đơn vị Ampe(A)
Câu 4: 
Vẽ sơ đồ ĐÚNG:
Vì 2 bóng mắc nối tiếp nên I = I1 = I2
Ta có công thức tính Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp :
U = U1 + U2 => U2 = U – U1 = 4,8 – 2,3 = 2,5 V
Mỗi câu 0,25 đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
1đ
ĐỀ SỐ 2
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (5 điểm)
 Khoanh tròn câu trả lời đúng ( mỗi câu 0,5đ).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
A
B
D
D
B
A
D
A
B. TỰ LUẬN. (5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 11
1 điểm
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
0,5đ
- Các tác dụng của dòng điện: + Tác dụng nhiệt. + Tác dụng phát sáng. + Tác dụng từ. + Tác dụng hóa học. + Tác dụng sinh lí.
0,5đ
Câu 12
2 điểm
- Sơ đồ mạch điện là hình biểu diễn các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện.
1đ
- Ampe kế ở hình 1 mắc sai vì ampe kế được mắc song song với dụng cụ cần đo.
1đ
Câu 13
2 điểm
a. Vì đèn Đ1 được mắc song song với đèn Đ2.
U2 = U1 = 2,8V
1đ
b. I1 = I – I2 = 0,45 – 0,22 = 0,23A
1đ
Chú ý: Học sinh giải bằng cách khác kết quả đúng vẫn cho điểm nhưng không vượt quá thang điểm quy định của từng câu.	 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2016_2017.docx