Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 lĩnh vực thi: Khoa học tự nhiên 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 lĩnh vực thi: Khoa học tự nhiên 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 lĩnh vực thi: Khoa học tự nhiên 7 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
 CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
LĨNH VỰC THI: KHTN 7
Thời gian làm bài: 120 phút 
(không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Trong môi trường nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng?
A. Không khí ở điều kiện bình thường	C. Cả hai trường hợp A và B
B. Nước trong chai lavie	D. Không có môi trường nào nói trên
Câu 2. Ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng nằm trên đường giao nhau của các tia nào sau đây?
A. Hai tia tới; B. Hai tia phản xạ kéo dài	 C. Hai tia phản xạ D. Hai tia tới kéo dài
Câu 3. Chất dẫn điện là?
A. Chất tạo thành vật có khả năng cho dòng điện đi qua
B. Chất tạo thành vật không có khả năng cho dòng điện đi qua
C. Chất tạo thành vật có khả năng cho các điện tích đi qua
D. Cả A và C đều đúng
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng
B. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng
C. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện
D. Đèn không sáng chỉ có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không
Câu 5. Ở miền Bắc, hiện tượng nhiễm điện do cọ xát thường dễ xảy ra ở thời điểm nào?
A. Mùa đông	 B. Mùa hè	 C. Mùa thu	 D. Mùa xuân
Câu 6. Chọn câu đúng
A. Vật nhiễm điện âm là do được cấu tạo từ các electron
B. Vật nhiễm điện dương là do được cấu tạo từ các hạt nhân nguyên tử
C. Vật trung hòa về điện là do được cấu tạo từ các điện tích trung hòa
D. Trong tự nhiên chỉ có hai loại điện tích âm và dương
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế?
A. Giữa 2 cực của pin còn mới trong mạch hở 
B. Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch
C. Giữa 2 đầu bóng đèn đang sáng
D. Giữa 2 cực của acquy trong mạch kín đang thắp sáng bóng đèn
Câu 8. Ta nghe thấy âm to hơn khi nào?
A. Khi âm phản xạ đến tai sau âm phát ra
B. Khi âm phản xạ nghe được trong thời gian kéo dài
C. Khi âm phản xạ truyền đến tai cùng lúc với âm phát ra
D. Khi âm phát ra đến tai còn âm phản xạ truyền đi hướng khác
Câu 9. Bạn Lan dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện. Kết quả thu được là 3,25V. Lan đã dùng vôn kế có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
A. 3,5V và 0,1V	B. 3V và 0,01V 	 C. 3,5V và 0,01V 	D. 3,5V và 0,2V
Câu 10. Khi tiến hành thí nghiệp cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại đó là tác dụng nào của dòng điện? Chọn đáp án đúng.
A. Tác dụng hoá học	B. Tác dụng từ C. Tác dụng sinh lý	D. Tác dụng nhiệt
Câu 11. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
A. Có thành xenlulôzơ	B. Có diệp lục C. Có roi 	 D. Có điểm mắt
Câu 12. Ngành Ruột khoang tấn công và tự vệ nhờ:
A. Cơ thể có tế bào gai	B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn
C. Cơ thể có 2 lớp tế bào	D. Cơ thể có hình trụ 
Câu 13: Trai sông có thể đóng và mở vỏ là nhờ:
A. Hai mảnh vỏ đá vôi 	B. Hai cơ khép vỏ
C. Dây chằng ở bản lề	D. Hai cơ khép vỏ và dây chằng.
Câu 14: Đại diện nào sau đây thường có lối sống vùi lấp trong bùn cát?
A. Ốc sên 	B. Ốc vặn 	C. Trai sông	D. Mực
Câu 15: Đặc điểm chung của ngành Thân Mềm:
A. Cơ thể mềm, phân đốt có vỏ đá vôi	B. Cơ thể đối xứng 2 bên có vỏ đá vôi
C. Cơ thể mềm, không phân đốt có vỏ đá vôi	D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn có vỏ đá vôi
Câu 16: Loài giáp xác nào dưới đây bám vào tàu thuyền để làm giảm tốc độ: 
A. Cua nhện	B. Con sun	C. Chân kiếm D. Tôm ở nhờ
Câu 17: Bộ phận nào sau đây của Nhện có chức năng bắt mồi và tự vệ:
A. Đôi kìm có tuyến độc	B. Đôi chân xúc giác C. Đôi chân bò	D. Đôi khe thở
Câu 18: Đây là cơ quan hô hấp quan trọng của Châu chấu:
A. Miệng	B. Đôi râu	C. Bụng 	D. Hệ thống ống khí.
Câu 19. Loài giáp xác nào sau đây sống ký sinh gây bệnh cho cá:
A. Tôm 	B. Cua	C. Chân kiếm	D. Con sun
Câu 20. Lớp vỏ kitin ở ngành Chân khớp có tác dụng:
A. Nâng đỡ cơ thể	B. Giúp cơ thể tăng trưởng
C. Che chở cơ thể 	D. Nâng đỡ và che chở cho cơ thể.
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1. Vào năm 1878 Edison và nhóm nghiên cứu của ông đã chế tạo nên bóng đèn sợi đốt (bóng đèn đỏ, bóng đèn dây tóc) sau hơn 3000 lần thực nghiệm, đây được coi là một trong những phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Sau nhiều lần thử nghiệm và thay đổi, sợi đốt của bóng đèn được làm từ vật liệu Vonfram. 
a. Hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của bóng đèn sợi đốt và tác dụng của dòng điện? Từ đó giải thích vì sao người ta lại dùng Vonfram làm sợi đốt trong bóng đèn?
b. Bóng đèn điện có phải là một nguồn sáng hay không? Vì sao?
c. Hãy vẽ mạch điện bao gồm một nguồn điện, một bóng đèn, một khóa K, một Ampe kế để đo cường độ dòng điện qua đèn và một Vôn kế V1 để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn, vôn kế V2 để đo hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện?
d. Hiện nay có rất nhiều loại bóng đèn được phát minh ra như bóng đèn huỳnh quang, đèn LED.
- Hãy cho biết nhược điểm của loại bóng đèn sợi đốt so với những loại bóng đèn này? Nên sử dụng loại bóng đèn nào hơn? 
- Trong bàn học của học sinh và phòng trẻ nhỏ nên lắp đặt loại đèn nào? Tại sao?
e. Trong căn phòng có một bóng đèn tròng treo ở giữa nhà và một chiếc gương phẳng treo trên tường. Hãy tính góc hợp bởi 2 tia phản xạ của 2 tia tới từ bóng đèn hợp nhau một góc . 
f. Trên thế giới có một số loài động vật có khả năng tự phát ra ánh sáng. Em hãy kể tên 3 loài động vật mà em biết và cho biết khả năng phát sáng của chúng nhằm mục đích gì trong sự thích nghi với môi trường sống?
Câu 2. Việt Nam là một quốc gia xinh đẹp và thân thiện, thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các loài động vật nơi đây rất phong phú và đa dạng.
a. Em hãy cho biết sự đa dạng và phong phú của các loài động vật ở nơi đây được thể hiện như thế nào? Điều kiện môi trường đã ảnh hưởng đến sự phong phú và đa dạng này như thế nào?
b. Ếch là một loài động vật lưỡng cư và có đặc tính ngủ đông.
- Em hãy cho biết những đặc điểm cấu tạo ngoài nào giúp ếch vừa sống được trên cạn vừa sống được dưới nước?
- Tại sao ếch lại ngủ đông? 
c. Khi bay, muỗi đạp cánh khoảng 600 lần trong 1 giây, ong mật khi chở mật khoảng 19800 lần trong 1 phút
- Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay? Con nào đạp cánh nhanh hơn?
- Âm phát ra khi vỗ cánh của con nào thấp hơn?
- Tính thời gian thực hiện một dao động của cánh ong và cánh muỗi?
d. Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên các cấp độ tuyệt chủng động vật quý hiếm? Cần bảo vệ động vật quý hiếm như thế nào? 
-----------------------Hết --------------------------
PHÒNG GD – ĐT SÔNG LÔ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LÓP 6, 7, 8 VÒNG II
ĐÁP ÁN MÔN: KHTN 7
TRẮC NGHIỆM 
Mỗi đáp án đúng được 0,2 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
D
A
D
B
C
C
C
Câu 
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
A
D
C
C
B
A
D
C
D
TỰ LUẬN
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
1
(3 điểm)
a
Khi có dòng điện chạy qua, dưới tác dụng nhiệt của dòng điện đã đốt nóng dây tóc bóng đèn. Dây tóc bị đốt nóng và phát ra ánh sáng
0,25
Khi phát sáng nhiệt độ của dây tóc bóng đèn rất cao nên dây tóc phải được làm từ vật liệu chịu nhiệt tốt.
Vonfram là vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao, khoảng 33700C nên được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
0,25
b
Bóng đèn là một nguồn sáng
Vì bóng đèn là vật tự phát ra ánh sáng 
0,25
c
0,5
d
Bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn LED chỉ dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện nhưng bóng đèn sợi đốt phải dựa trên tác dụng nhiệt làm nóng dây tóc và phát ra ánh sáng. Vì vậy dùng bóng đèn sợi đốt sẽ bị tiêu tốn điện hơn và không gian xung quanh bị nóng hơn.
0,25
Nên sử dụng hai loại bóng đèn huỳnh quang và đèn LED để tiết kiệm điện và giảm chi phí điện trong gia đình
0,25
Tuy nhiên khi sử dụng để học bài và trong phòng của trẻ nhỏ nên dùng bóng đèn sợi đốt
Vì: bóng đèn sợi đốt phát ra ánh sáng giống với ánh sáng mặt trời không gây hại cho mắt. Trong khi đó bóng đèn huỳnh quang và đèn LED cho ánh sáng trắng đơn điệu, chớp nháy liên tục gây hại cho mắt và làm giảm khả năng hấp thụ canxi của trẻ nhỏ.
0,25
e
S
S’
I
J
H
0,25
Theo tính chất ảnh S’ của bóng đèn S đối xứng với nhau qua gương. Ta có: = và = 
Þ = - = - = 
 = 
0,25
f
Một số loài động vật có khả năng phát sáng: bạch tuộc, bọ cạp, đom đóm, động vật phù du, giun phát sáng, rết, hải quỳ, sao biển, mực, san hô, rắn biển, sâu biển, ốc sên biển, sứa, mực
0,25
Mục đích của việc phát ra ánh sáng là để gọi đồng loại, tự vệ và săn mồi.
0,25
Lưu ý: HS chỉ cần nêu 3 trong số các động vật trên, nếu kể thêm loài động vật nào khác đúng đều được điểm
2
(3 điểm)
a
Các loài động vật ở Việt Nam có sự đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể trong loài
0,25
Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường
0,25
b
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với việc sống trên cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) → dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
0,25
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với việc sống dưới nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước. 
0,25
Ếch ngủ đông. Ếch là loài động vật biến nhiệt, vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp, thân nhiệt nhiệt giảm theo, các hoạt động sinh lý diễn ra yếu dần đôi khi còn không hoạt động nên ếch trốn dưới đất để ngủ đông. 
0,25
c
Tần sao dao động của cánh muỗi và cánh ong lần lượt là: 
 f1 = 600 Hz, f2 = 19800 : 60 = 330 Hz
Þ f1 > f2 nên muỗi đạp cánh nhah hơn
0,25
Tiếng phát ra khi ong vỗ cánh trầm hơn
0,25
Thơi gian thực hiện một dao động của cánh muỗi và cánh ong lần lượt là: 
T1 = 1,67. 10-3 s
T2 = 3,03. 10-3 s
0,25
d
Khái niệm: Là những động vật có giá trị về nhiều mặt (thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu ,...) và có số lượng giảm sút.
0,25
Các cấp độ tuyệt chủng: 
- Rất nguy cấp: ốc xà cừ, hươu xạ
- Nguy cấp: tôm hùm đá, rùa núi vàng
- Ít nguy cấp: gà lôi trắng, khỉ vàng
- Sẽ nguy cấp: cà cuống, cá ngựa gai
0,25
Bảo vệ:
- Bảo vệ môi trường sống của chúng
- Cấm săn bắt, buôn bán, giữ trái phép
- Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ
- Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_KHTN_lop_7_cap_Huyen.doc