Kiểm tra một tiết (học kì II) môn : Vật lý 7 - Tiết 27 năm học : 2015 - 2016

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1024Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra một tiết (học kì II) môn : Vật lý 7 - Tiết 27 năm học : 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra một tiết (học kì II) môn : Vật lý 7 - Tiết 27 năm học : 2015 - 2016
 1. BẢNG TRONG SỐ 
 bài kiểm tra 1 tiết HKII lí 7 năm 2015- 2016
Hình thức : TNKQ+TL
Nội dung
Tổng số tiết
ST Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
Số câu
Số điểm TT
Số điểm dự tính
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
LT
VD
1. Điện tích
2
2
1.4
0.6
20
8.6
5
2
2
1
2
0.9
2. Dòng điện, Nguồn điện 
3
3
2.1
0.9
30
12.9
8
3
3
1
3
1.3
3. Các tác dụng của dòng điện
2
2
1.4
0.6
20
8.6
5
3
2
1
2
0.9
Tổng
7
7
4.9
2.1
70
30.1
18
8
7
3
7
3.1
 2. BẢNG MA TRẬN TỔNG QUÁT
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
(nội dung, chương)
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
1. Điện tích
Số câu
2
2
1
1
1
5
2
Số điểm
0.5
0.5
1.0
0.25
0.75
0
1.25
1.75
Tỉ lệ %
5
0
5
10
2.5
7.5
0
0
12.5
17.5
2. Dòng điện, Nguồn điện
Số câu
4
0.5
3
0.5
2
1
9
2
Số điểm
1
0.5
0.75
0.75
0.5
0.5
0
2.25
1.75
Tỉ lệ %
10
5
7.5
7.5
5
5
0
22.5
17.5
3. Các tác dụng của dòng điện
Số câu
2
1
2
2
1
6
2
Số điểm
0.5
1
0.5
0.5
0.5
1.5
1.5
Tỉ lệ %
5
10
5
5
5
0
0
15
15
Tổng số câu
9.5
8.5
8
20
6
Tổng số điểm
3.5
3.5
3.00
5
5
Tỉ lệ %
70%
30%
50%
50%
3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
1. Điện tích 
Nhận biết được: Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích. Có trường hợp hai vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện lại hút nhau. Đó là vì:
+ Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
Hiểu được sự hình thành và tác dụng của vật nhiễm điện.
Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Số câu
2C 1, 4
2C7, 3
1C24
1C 6
1C23
5
2
Số điểm 
0.5
0.5
1.0
0.25
0.75
1.25
1.75
Tỉ lệ %
5
0
5
10
2.5
7.5
12.5
17.5
2.Dòng điện, Nguồn điện 
Nhận biết được:
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích và chiều của dòng điện theo qui ước. 
- Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim..
 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su, ...
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectrôn tự do. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện,.nhận biết dòng điện có tác dụng từ thông qua nam châm điện.
Hiểu được thế nào là mạch điện kín và công dụng của sơ đồ mạch điện. Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.
Hiểu được KL là chất dẫn điện tốt vì KL có nhiều êlectrôn tự do.
Ghi nhớ kí hiệu của một số bộ phận mạch điện ,vẽ
 được sơ đồ mạch điện kín , công dụng của sơ đồ mạch điện trong thực tế. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện.Thông qua chiều của dòng điện theo qui ước chỉ ra được các cực của nguồn điện.
Số câu
4C5, 9, 13, 18
0.5C21a
3C 12, 11, 2
0.5C21b
2C8, 14
1C 22
9
2
Số điểm 
1
0.5
0.75
0.75
0.5
0.5
2.25
1.75
Tỉ lệ %
10
5
7.5
7.5
5
5
22.5
17.5
3. Các tác dụng của dòng điện
Nhận biết được:
Các tác dụng của dòng điện thông qua các bểu hiện của nó qua các thiết bị điện.
 - Biểu hiện tác dụng từ của dòng điện: Dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. Dựa vào tác dụng từ của dòng điện, người ta chế tạo ra động cơ điện,
Hiểu được các tác dụng của dòng điện tìm được một số ví dụ trong thực tế
Tìm được ứng dụng của tác dụng của dòng điện trong thực tế.
Số câu
2C15, 17
1C26
2C16, 19
2C10, 20
1C25
6
2
Số điểm 
0.5
1
0.5
0.5
0.5
1.5
1.5
Tỉ lệ %
5
10
5
5
5
15
15
Số câu
9.5
8.5
8
20
6
Số điểm 
3.5
3.5
3.00
5
5
Tỉ lệ %
70%
30%
50%
50%
Trường THCS Đạ Kho 	Thứ ngày  tháng  năm 2016
Họ tên học sinh:........................ KIỂM TRA MỘT TIẾT (HỌC KÌ II) 
Lớp:7/....................................... Môn :Vật lý 7- Tiết TPPCT:27
Ðiểm
 Lời phê của thầy cô giáo
 Mã đề:01 Năm học : 2015 - 2016 
A.Trắc nghiệm: 5 đ’
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong những câu sau:
Câu1. Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại. Khi đặt gần nhau chúng sẽ 
 A. hút nhau. 	 B. đẩy nhau.
 C. có lúc hút có lúc đẩy nhau. 	 D. đứng yên.
Câu 2. Sơ đồ mạch điện dùng để
A. sửa chữa mạch điện. 	C. mô tả mạch điện và để lắp mạch điện tương ứng.
B. mô tả mạch điện. 	D. lắp mạch điện tương ứng. 
Câu 3. Ở các nhà máy dệt, người ta thường đặt những tấm kim loại lớn đã được nhiễm điện ở trên cao là để 
A. trang trí cho phòng làm việc.	
 	B. làm sạch không khí trong phòng.
C. các máy dệt hoạt động tốt hơn vì có tấm kim loại. 
D. cho phòng làm việc sáng hơn.
Câu 4. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần vào một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì 
A. mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
 	C. mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Câu 5. Theo qui ước dòng điện có chiều 
 	A. từ cực âm qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực dương.
 	B. từ cực dương đến cực âm.
 	C. từ cực dương qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
 	D. bất kì.
Câu 6. Xe chở xăng thường đeo theo dây xích sắt thả lê trên mặt đường là để
A. tránh cháy nổ do nhiễm điện. 	 	B. trang trí xe. 
C. báo hiệu cho người đi đường. 	 	D. tạo ra điện tích.
Câu 7. Sau khi cọ xát vật A vào vật B, vật A mất êlectrôn thì khi đó vật B sẽ
A. nhiễm điện tích dương. 	C. nhiễm điện tích cùng loại với vật A.
B. nhiễm điện tích âm. 	D. không nhiễm điện.
Câu 8. Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là
chì, vônfram, kẽm. 	B. thiếc, vàng, nhôm. 
C. đồng, nhôm, chì.	 	D. đồng, vônfram, thép.
Câu 9. Dòng điện là 
	A. dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
	B. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
	C. dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
	D. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 10. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo 
	 A. băng kép dùng trong bàn là điện.	 C. mô tơ điện.	
	 B. điện thoại.	 D. đồng hồ quả lắc có lắp pin.
Câu 11. Trong các trường hợp sau, trường hợp không có dòng điện chạy qua là 
	 A. một chiếc máy cưa đang chạy. 	 C. máy tính đang hoạt động. 
	 B. một bóng đèn đang sáng.	 D. một thước nhựa cọ xát vào len.
Câu 12. Kim loại là chất dẫn điện tốt là vì
	 A. kim loại là chất cho dòng điện chạy qua.	 B. kim loại có khối lượng riêng lớn.
	 C. kim loại có nhiều êlectrôn tự do.	 D. kim loại có ít êlectrôn tự do.
Câu 13. Dòng điện trong kim loại là
 	 A. dòng điện tích chuyển dời có hướng. B. dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
 	 C. dòng các điện tích dịch chuyển. D. dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 14. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là
A
B
C
D
Đ
Đ
Đ
Đ
I
I
I
I
K
K
K
K
Câu 15. Dòng điện có tác dụng sinh lí thể hiện
 A. gây ra các vết bỏng khi vô ý chạm tay vào bóng đèn dây tóc đang nóng. 
 B. gây co giật các cơ.
 C. làm biến dạng một số đồ dùng bằng chất cách điện . 
 D. làm biến dạng một số đồ dùng bằng chất dẫn điện. 
Câu 16. Tác dụng hóa học của dòng điện có ứng dụng
	 A. chế tạo mô tơ điện. C. chế tạo bếp điện.
	 B. châm cứu chữa bệnh. 	 D. mạ điện.
Câu 17. Trong các dụng cụ sau, khi chúng hoạt động bình thường dòng điện gây ra tác dụng từ là
	 A. nam châm điện. 	 B. bàn là điện.
	 C. ấm đun nước bằng điện.	 	 D. nồi cơm điện.
Câu 18. Trong các vật liệu sau, vật liệu cách điện là
 	 A. nhựa, cao su, sứ. B. nhôm, đồng, nhựa. C. đồng, sắt, cao su. D. gỗ khô, gang, sứ. 
Câu 19. Người ta ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện vào các việc 
 A. chế tạo động cơ điện. B. chế tạo máy quạt .
 C. chế tạo nồi cơm điện. D. chế tạo bóng đèn huỳnh quang. 
Câu 20. Khi nạp ác quy dòng điện đã gây ra 
 A. tác dụng từ, tác dụng nhiệt. 	 B. tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí. 
 C. tác dụng hóa học, tác dụng nhiệt. 	 D. tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.
B Tự luận : 5 đ’
Câu 21. (1,25đ) Dùng kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. 
a/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, 1công tắc,1 bóng đèn tạo thành mạch điện kín. 
b/ Xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch. 
Câu 22. (0,5đ) Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều của dòng điện, hãy đánh dấu các cực của nguồn điện . 
Câu 23. (0,75 đ). Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Câu 24. (1đ) Vì sao máy bay khi hạ cánh xuống sân bay thì cần phải được nối đất? Chỉ ra biện pháp nối đất của máy bay? 
Câu 25. (0,5 đ) Hãy nêu các bước tiến hành để mạ vàng một chiếc qoai đồng hồ ? 
Câu 26. (1đ) Khi dòng điện qua máy tính, ti vi làm chúng nóng lên. Khi đó dòng điện gây ra tác dụng gì? Tác dụng này của dòng điện là có lợi hay có hại ? Vì sao?
Trường THCS Đạ Kho 	Thứ ngày  tháng  năm 2016
Họ tên học sinh:........................ KIỂM TRA MỘT TIẾT (HỌC KÌ II) 
Lớp:7/....................................... Môn :Vật lý 7- Tiết TPPCT:27
Ðiểm
 Lời phê của thầy cô giáo
 Mã đề:02 Năm học : 2015 - 2016 
A.Trắc nghiệm: 5 đ’
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong những câu sau 
Câu 1. Dòng điện trong kim loại là
A. dòng các điện tích dịch chuyển. C. dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
 	B. dòng điện tích chuyển dời có hướng. D. dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng. 	
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp không có dòng điện chạy qua là 
	 A. một bóng đèn đang sáng. B. một thước nhựa cọ xát vào len. 
	 C. một chiếc máy cưa đang chạy. D. máy tính đang hoạt động. 
Câu 3. Kim loại là chất dẫn điện tốt là vì 
A. kim loại có nhiều êlectrôn tự do.	C. kim loại có ít êlectrôn tự do.
	B. kim loại là chất cho dòng điện chạy qua.	D. kim loại có khối lượng riêng lớn.	
Câu 4. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là
A
B
C
D
Đ
Đ
Đ
Đ
I
I
I
I
K
K
K
K
Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện có ứng dụng
A. châm cứu chữa bệnh. 	B. mạ điện.
	C. chế tạo mô tơ điện. D. chế tạo bếp điện.
Câu 6. Sơ đồ mạch điện dùng để
A. mô tả mạch điện. 	B. lắp mạch điện tương ứng. 
C. sửa chữa mạch điện. 	D. mô tả mạch điện và để lắp mạch điện tương ứng.
Câu 7. Trong các dụng cụ sau, khi chúng hoạt động bình thường dòng điện gây ra tác dụng từ là
	A. ấm đun nước bằng điện.	 	B. nồi cơm điện.
C. nam chân điện. 	 D. bàn là điện.
Câu 8 . Trong các vật liệu sau, vật liệu cách điện là
 	A. đồng, sắt, cao su. B. gỗ khô, gang, sứ. C. nhôm, đồng, nhựa. D. nhựa, cao su, sứ. 
Câu 9. Ở các nhà máy dệt, người ta thường đặt những tấm kim loại lớn đã được nhiễm điện ở trên cao là để 
A. các máy dệt hoạt động tốt hơn vì có tấm kim loại. 
B. làm sạch không khí trong phòng.
C. cho phòng làm việc sáng hơn.
D. trang trí cho phòng làm việc. 	
Câu 10. Người ta ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện vào các việc 
 A. chế tạo máy quạt điện. B. chế tạo bóng đèn huỳnh quang.
 C. chế tạo động cơ điện. D. chế tạo nồi cơm điện .
Câu 11. Dòng điện có tác dụng sinh lí thể hiện
 A. gây co giật các cơ. 
 B. làm biến dạng một số đồ dùng bằng chất cách điện . 
 C. làm biến dạng một số đồ dùng bằng chất dẫn điện. 
 D gây ra các vết bỏng khi vô ý chạm tay vào bóng đèn dây tóc đang nóng. 
 Câu 12. Khi nạp ác quy dòng điện đã gây ra 
 A. tác dụng hóa học, tác dụng nhiệt. 	 C. tác dụng sinh lý, tác dụng hóa học.
 B. tác dụng từ, tác dụng nhiệt. 	 D. tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí. 
Câu13. Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại. Khi đặt gần nhau chúng sẽ
 A. có lúc hút có lúc đẩy nhau. B. không có lực tác dụng. 
 C. đẩy nhau. D. đứng yên.
Câu 14. Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần vào một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì 
 A. mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. B. mảnh phim nhựa bị nóng lên.
 C. mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. 	 D. mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Câu 15. Theo qui ước dòng điện có chiều
  A. từ cực dương qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực âm của nguồn điện.
 	 B. bất kì.
 	 C. từ cực âm qua dây dẫn điện, qua dụng cụ điện đến cực dương.
 D. từ cực dương đến cực âm. 	
Câu 16. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo 
	 A. điện thoại.	 B. đồng hồ quả lắc có lắp pin.
	 C. băng kép dùng trong bàn là điện.	 D. mô tơ điện.	 
Câu 17. Xe chở xăng thường đeo theo dây xích sắt thả lê trên mặt đường là để
 A. báo hiệu cho người đi đường. 	 	 B. tạo ra điện tích.
 C. tránh cháy nổ do nhiễm điện. 	 	 D. trang trí xe. 
Câu 18. Dòng điện là 
 A. dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
	 B. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
	 C. dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
	 D. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
Câu 19. Sau khi cọ xát vật A vào vật B, vật A mất êlectron thì khi đó vật B sẽ
 A. nhiễm điện tích âm. 	 B. không nhiễm điện.
 C. nhiễm điện tích dương. 	D. nhiễm điện cùng loại với vật A.
Câu 20. Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là
 A. đồng, vônfram , sắt.	 	B. đồng, nhôm, chì.
 C. chì, vônfram, kẽm. 	D. thiếc, vàng, nhôm. 
B Tự luận : 5 đ’
Câu 21. (1,25đ) Dùng kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. 
a/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, 1công tắc, 1 bóng đèn tạo thành mạch điện kín. 
b/ Xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch. 
Câu 22. (0,5đ) Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn điện được dấu kín trong hộp. Dựa vào chiều của dòng điện, hãy đánh dấu các cực của nguồn điện . 
Câu 23. (0,75 đ). Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Câu 24. (1đ) Vì sao máy bay khi hạ cánh xuống sân bay thì cần phải được nối đất? Chỉ ra biện pháp nối đất của máy bay? 
Câu 25. (0,5 đ) Hãy nêu các bước tiến hành để mạ vàng một chiếc qoai đồng hồ ? 
Câu 26. (1đ) Khi dòng điện qua máy tính, ti vi làm chúng nóng lên. Khi đó dòng điện gây ra tác dụng gì? Tác dụng này của dòng điện là có lợi hay có hại ? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn :Vật lý 7 Tiết TPPCT:27
Năm học 2015- 2016
A.Trắc nghiệm: 5 đ’
	Chọn đúng mỗi câu 0,25 đ’
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đề 1
B
C
B
B
C
A
B
C
D
A
D
C
D
B
B
D
A
A
C
C
Đề 2
C
B
A
B
B
D
C
D
B
D
A
A
C
D
A
C
C
B
A
B
B Tự luận : 5 đ’
Câu 21: (1,25đ’)
a/ Sử dụng kí hiệu vẽ đúng sơ đồ mạch điện kín : (0,5 đ’)
b/Xác định chiều của dòng điện chạy trong mạch: (0,75 đ’)
Câu 22: (0,5đ’)
 Dựa vào chiều của dòng điện, đánh dấu đúng các cực của nguồn điện (0,5 đ’) 
Câu 23. (0,75 đ’) 
-Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó(0,25 đ’). Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất, hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất. (0,5 đ’)
Câu 24. (1đ’) 
-Máy bay khi hạ cánh xuống sân bay thì cần phải được nối đất vì khi bay vỏ máy bay cọ xát với không khí nên nhiễm điện( 0,25 đ’)gây cháy, nổ thùng nhiên liệu ( 0,25 đ’)
-Biện pháp nối đất : Vỏ bánh xe của máy bay có pha bột sắt → điện tích từ vỏ máy bay theo bánh xe xuống đất(0,5 đ’)
 Câu 25. (0,5 đ’) 
Các bước tiến hành mạ vàng cho quoai đồng hồ dùng bình điện phân
-Chọn dung dịch muối vàng, quoai đồng hồ gắn vào cực âm (0,25 đ’)
-Cho dòng điện chạy qua vàng bám vào cực âm có gắn quoai đồng hồ ( 0,25 đ’)
Câu 26. (1đ’)
- Khi dòng điện qua quạt, ti vi làm chúng nóng lên. Khi đó:
 + Dòng điện có tác dụng nhiệt (0,25 đ’)
 +Tác dụng nhiệt của dòng điện có hại : (0,25 đ’)
- Giải thích : Khi dòng điện qua quạt, ti vi làm chúng nóng lên sẽ gây giảm tuổi thọ (0,5 đ’)
 	Đạ Kho ngày 8 tháng 3 năm 2016
	 Duyệt của BGH Duyệt của tổ 	Người ra đề
 	Trương Thị Kiên

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_1_TIET_VAT_LI_7_HKII.doc