Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9

doc 3 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9
Đề cương ôn tập học kì I Hóa 9
Phần I: Các kiến thức cần ôn tập
Tính chất hóa học chung của các loại hợp chất vô cơ.
Tính chất hóa học của các hợp chát quan trọng: CaO, SO2, HCl, H2SO4, NaOH.
Điều chế các hợp chất quan trọng: CaO, SO2, HCl, H2SO4, NaOH.
Tính chất hóa học chung của kim loại.
Tính chất hóa học của Al, Fe.
Tính chất hóa học chung của phi kim.
Tính chất hóa học của các phi kim: Cl2, C, Si, S.
Điều chế Clo. Sản xuất nhôm, sản xuất gang, thép.
Phần 2: Một số bài tập:
I. Một số bài tập trách nghiệm khách quan.
Câu 1:. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2 thì:
A. Không có hiện tượng gì	B. Có kết tủa trắng
C. Có kết tủa nâu đỏ	D. Có chất khí không màu thoát ra.
Câu 2: Thổi hơi thở vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là:
A. Xuất hiện kết tủa xanh	B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Không có hiện tượng gì	D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ 
Câu 3: Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 thì có hiện tượng:
A. Có kết tủa trắng	B. Có kêt tủa nâu đỏ
C. Có chất khí không màu thoát ra	D. Không có hiện tượng gì.
Câu 4: Cho 400g dung dịch H2SO4 4,9% tác dụng với 16g Oxit của một kim loại hóa trị 2 thì vừa đủ. Oxit đó là:
A. FeO	B. CuO	C. ZnO	D. Oxit khác.
Câu 5: Cho 5,6 g CaO tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 18,25%. Khối lượng dung dịch HCl đó là:
A. 10g	B. 20g	C. 30g	D. 40g	E. Kết quả khác.
Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3. Có thể dùng các thuốc thử lần lượt là:
A. Dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3	B. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
C. Phenolphtalein, dung dịch H2SO4	D. Dung dịch H2SO4, dung dịch BaCl2
Câu 7: Để phân biệt các dung dịch NaCl, NaNO3, Na2SO4 có thể dùng các thuốc thử lần lượt là:
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3	B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím, dung dịch AgNO3	D. Quỳ tím, phenolphtalein.
Câu 8: Dung dịch HCl có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
A. KOH, BaCl2, CaCO3, H2SO4	B. CaCO3, Mg(OH)2, SiO2, MgO
C. Fe, NaOH, MgO, CaCO3	D. BaCl2, CaCO3, SO2, H2SO4
Câu 9: Để tách lấy Fe từ hỗn hợp của Fe với Al ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch dư của chất nào sau:
A. H2SO4 đặc nguội	B. H2SO4 đặc nóng	C. CuSO4	D. NaOH
Câu 10: Cho 4,8 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). M là:
A. Fe	B. Zn	C. Mg	D. Al
Câu 11: Cho 16,8 g kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). M là:
A. Fe	B. Zn	C. Mg	D. Al
Câu 12: Cho 25,6g kim loại M hóa trị 2 tác dụng với 8,96 lít Cl2 (đktc) thì vừa đủ. M là:
A. Mg	B. Fe	C. Cu	D. Kết quả khác
Câu 13: Cho 4,6 g kim loại M tác dụng với nước dư, thu được 4,48 l Hiđro ở đktc. Kim loại M là:
A. Mg	B. Fe	C. Na	D. K
Câu 14: Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Cu lần lượt dùng các thuốc thử là:
A. Quỳ tím, dung dịch HCl	B. Dung dịch HCl, phenolphtalein
C. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl	D. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
Câu 15: Cho 13,9g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít H2 ở đktc. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là:
A. 5,6g	B. 11,2g	C. 16,8g	D. Kết quả khác.
II. Tự luận:
Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện các biến hóa sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a. SSO2SO3H2SO4CuSO4
 2 3 5
 FeS K2SO3 K2SO4
b. MgMgSO4MgCl2Mg(OH)2MgOMg(NO3)2
 1 4
 MgCl2 Mg(NO3)2
c. AlAl2O3Al2(SO4)3Al(OH)3Al2O3Al
 1 2
NaAlO2 AlCl3
d. Fe FeSO4 FeCl2 Fe(OH)2Fe(NO3)2Fe(OH)2FeOFe
 8	
 FeCl3Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2(SO4)3FeCl3
Câu 2: Hoàn thành các PTHH sau:
1. CO2 +... àNa2CO3 + ...	2. CO2 + ...àKHCO3
3. CO2 + ...àCaCO3 + ...	 4. CO2 + ...à Ba(HCO3)2
5. P2O5 + ...àNa3PO4 + ...	6. Na2O +...àNa2CO3
7. HCl + ...àNaCl +...	8. HCl + ...à CaCl 2+ ...+...
 9. NaOH + ...àCu(OH)2 + ...	10. NaOH + ...àFe(OH)3+...
11. Na2CO3 + ...àNaOH + ...	12. Na2SO4 + ...àNaOH + ...
13. KCl + ...à KNO3+....	 14. Na2SO4 + ...à NaCl +...
15. Cl2 + ...àHClO +...	16. NaOH + ...àNaCl + ...+H2O
17. NaCl + ...NaOH + ...+...	18. Al + ...àAlCl3
19. Fe + ...à FeCl2 + ...	20. Ca(HCO3 )2+ ...àCaCO3 + ...
Câu 3: Cho 13g kim loại M tác dụng với Clo dư thu được 27,2g muối clorua. Xác định M?
Câu 4: Cho 31,2g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 l Hiđro ở đktc. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 5: Cho 16,6g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít H2 (đktc).
Tính tỉ lệ % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Nếu cho: 41,5g hỗn hợp 2 kim loại nói trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được bao nhiêu lít H2 (ở đktc).
Nếu cho 41,5g hỗn hợp 2 kim loại nói trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thì thu được bao nhiêu lít SO2 (đktc).
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dd HCl dư, thu được14,56 l H2 ở đktc. Cho dd thu được tác dụng với dd NaOH dư, thu được 11,6 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp nói trên?
Câu 7: Cho 19,3 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dd HCl dư, thu được14,56 l H2 ở đktc. Lọc lấy nước lọc cho tác dụng với dd NaOH dư, Thu lấy kết tủa , nung đến khối lượng không đổi, cân được 8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
Cau 8: Cho m gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dd HCl dư, thu được 1,456 l H2 ở đktc.
 Cũng cho m gam hỗn hợp nói trên tác dụng với dd NaOH dư thì thu được 1,008 l H2 ở đktc.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên?
Câu 9: Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm có Al và K tác dụng với nước dư, được dd A. Thêm từ từ dd HCl 1M vào dd A. Lúc đầu không có kết tủa, khi thêm được 100 ml thì bắt đầu có kết tủa.Tính khối lương mỗi kim loại trong X?
Câu 10: Tất cả các bài tập trong bài ôn tập học kì I . SGK lớp 9 trang 71 và 72.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9.doc