Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ 1, lớp 9 - Đề số 1

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ 1, lớp 9 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ 1, lớp 9 - Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ 1, LỚP 9
Đề số 1 (Thời gian làm bài : 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1.
Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: Đồng (II) oxit, sắt (III) oxit, đồng, sắt. Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch axit clohiđric rồi lắc nhẹ. Các chất có phản ứng với dung dịch axit clohiđric là
A. CuO, Cu, Fe
B. Fe2O3, Cu, Fe
C. Cu, Fe2O3, CuO. D. Fe, Fe2O3, CuO.
Câu 2.
Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: CuSO4 , CuO, SO2. Lần lượt cho dung dịch KOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch KOH phản ứng với
A. CuSO4 , CuO B. CuSO4 , SO2
C. CuO, SO2
D. CuSO4 , CuO, SO2 .
Câu 3.
Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây : Al, Fe, CuO, CO2 , FeSO4 , H2SO4 . Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với
A. Al, CO2 , FeSO4 , H2SO4
B. Fe, CO2 , FeSO4 , H2SO4
C. Al, Fe, CuO, FeSO4
D. Al, Fe, CO2 , H2SO4.
Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
A. Magie và axit sunfuric
B. Magie oxit và axit sunfuric
C. Magie nitrat và natri hiđroxit
D. Magie clorua và natri hiđroxit.
Câu 5.
Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí ? A. Bari oxit và axit sunfuric.
B. Bari hiđrroxit và axit sunfuric. C. Bari cacbonat và axit sunfuric. D. Bari clorua và axit sunfuric.
Câu 6.
Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa? A. Natri oxit và axit sunfuric
B. Natri sunfat và dung dịch bari clorua
C. Natri hiđroxit và axit sunfuric
D. Natri hiđroxit và magie clorua.
Câu 7.
Kim loại X có những tính chất hóa học sau:
- Phản ứng với oxi khi nung nóng.
- Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag.
- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hoá trị
II.
Kim loại X là
A. Cu	B. Na	C. Al	D. Fe
Cho các phương trình hoá học:
1.
Fe
+
Pb(NO3)2
→ Fe(NO3)2
+
Pb
2.
Fe
+
Cu(NO3)2
→ Fe(NO3)2
+
Cu
3.
Pb
+
Cu(NO3)2
→ Pb(NO3)2
+
Cu
4. Cu + 2 AgNO3	→ Cu(NO3)2	+ 2 Ag
Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học là: A. Pb, Fe, Ag, Cu
B. Fe, Pb, Ag, Cu C. Ag, Cu, Pb, Fe D. Ag, Cu, Fe, Pb.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 9. (1 điểm)
Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình hoá học (nếu có) để minh họa.
Câu 10. (2,5 điểm)
Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hoá học theo sơ đồ sau:
(1) 	(2)
(3)	(4)
(5)
Fe2O3	Fe	FeCl3	Fe(OH)3	Fe2(SO4)3	FeCl3
Câu 11. (2,5 điểm)
Lấy 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
(Ca = 40, C = 12, S = 32, O = 16)

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_Hoa_91_01.doc