TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH BM HÓA ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I- HÓA 10 NĂM HỌC 2021- 2022 I. LÍ THUYẾT CHƯƠNG 1, 2, 3, 4 II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hạt nào mang điện tích âm trong nguyên tử? A. Electron. B. Nơtron. C. Proton. D. Hạt nhân. Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là A. electron. B. proton. C. electron và proton. D. nơtron. Câu 3: Trong phân lớp s, phân lớp p có số electron tối đa là bao nhiêu? A. 2 và 6. B. 6 và 6 C. 2 và 8. D. 4 và 6. Câu 4: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố flo là 9. Hỏi nguyên tố này có mấy lớp electron? Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electrron? A. 3 lớp, 4e B. 2 lớp, 7e C. 2 lớp, 4e D. 3 lớp, 5e Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z=20) là: A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p64s1 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p44s1 Câu 6: Cho kí hiệu nguyên tử natri là . 6a) Số hiệu nguyên tử natri là A. 11. B. 23. C. 12. D. 34. 6b) Nguyên tử natri có số khối là A. 11. B. 23. C. 12. D. 34. Câu 7: Nguyên tử có cấu hình electron nào sau đây là nguyên tử của một nguyên tố p? A. 1s22s22p1. B. 1s22s2. C. 1s2. D. 1s22s22p63s1. Câu 8: Nguyên tử có cấu hình electron nào sau đây là nguyên tử của một nguyên tố s? A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p6. C. 1s1. D. 1s22s22p63s23p6. Câu 9: Nguyên tố X có Z=17, X có số lớp electron là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 10: Số nhóm A và số nhóm B trong bảng tuần hoàn là A. 2 và 16. B. 14 và 8. C. 8 và 8. D. 8 và 10. Câu 11: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi bằng II? A. Nhóm IIA B. Nhóm IIIA C. Nhóm IVA D. Nhóm IA Câu 12: Trong bảng tuần hoàn, vị trí nhóm kim loại kiềm và nhóm khí hiếm lần lượt ở A. đầu các chu kì và cuối các chu kì. B. cuối các chu kì. C. đầu các nhóm nguyên tố. D. cuối các nhóm nguyên tố. Câu 13: Cho các nguyên tố 7N, 15P, 16S. Chọn đáp án đúng A. S có tính phi kim mạnh nhất B. Tính phi kim của P yếu hơn N và S C. N có tính phi kim mạnh nhất D. S có tính phi kim yếu nhất Câu 14: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? A. Số electron lớp ngoài cùng B. Độ âm điện của các nguyên tố C. Khối lượng nguyên tử D. Tính kim loại, tính phi kim . Câu 15: Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p5 15a) nguyên tố X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. IIA. B. VA. C. VIIA. D. IA. 15b) nguyên tố X thuộc chu kì nào trong bảng tuần hoàn? A. 2 B. 3. C. 5 D. 7. Câu 16: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Trong bảng tuần hoàn R thuộc nhóm A. IVA B. VA C. VB D. IIIA Câu 17: Nguyên tử các nguyên tố VIIA có khả năng nào sau đây: A. Cho 1 electron. B. Cho 7 electron. C. Nhận 2 electron. D. Nhận 1 electron. Câu 18: Các nguyên tố nhóm IVA có mấy electron ở lớp ngoài cùng A. 4 B. 6 C. 1 D. 2 Câu 19: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì số nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. Số electron như nhau B. Số lớp electron như nhau C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau D. cùng số electron s hay p Câu 20: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố sắt là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIA. C. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIB. D. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 21: Các nguyên tố ở chu kì 4 và chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử lần lượt là A. 4 và 2. B. 4 và 6. C. 6 và 4. D. 2 và 8. Câu 22: Theo quy ước kinh nghiệm dựa vào thang độ âm điện của Pau-linh, 22a) liên kết cộng hóa trị không cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện A. từ 0,0 đến 1,7. 22b) liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện A. từ 0,0 đến 1,7. Câu 23: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực? A. H2. B. N2. C. HCl. D. O2. Câu 24: Phân tử nào sau đây có liên kết ion? A. H2O. B. Cl2. C. NH3. D. CaF2. Câu 25: Cộng hóa trị của N, của C tương ứng trong các chất N2; CH4 lần lượt bằng: A. 3;3 B. 3;3 C. 3;4 D.3;4 Câu 26: Điện hóa trị Al và O trong hợp chất Al2O3 lần lượt là: A. 3; 2 B. 2; 3 C. 3+; 2- D. 3-; 2+ Câu 27: 27a) Ion nào sau đây là cation? A. Na+. B. O2-. C. Cl-. D. S2-. 27b) Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử? A. Ba2+. B. Na+. C. OH-. D. O2-. Câu 28: Nguyên tử F (Z = 9) khi nhận thêm một electron thì tạo thành ion nào? A. F+. B. F2+. C. F-. D. F2-. Câu 29: Nguyên tử Ca (Z = 20) khi nhường hai electron thì tạo thành ion nào? A. Ca+. B. Ca2+. C. Ca-. D. Ca2-. Câu 30: Dựa vào giá trị độ âm điện (Ca:1,00; N: 3,04; H: 2,2; Na: 0,93; K: 0,82), hãy cho biết chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị? A. CaCl2. B. NH3. C. KCl. D. NaCl. Câu 31: ion nào có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne? A. Na+ B. Li+ C. S2- D. Cl- Câu 32: Trong các hợp chất sau đây, chất nào chỉ chứa ion đa nguyên tử? A. NaCl B. NH4NO3 C. K2SO4 D. Ca(OH)2 Câu 33: Số oxi hóa của nguyên tố N trong phân tử N2, số oxi hóa của nguyên tố P trong phân tử P2O5 lần lượt là A. 0 và +1. B..-3 và -5 C. +2 và -5. D. 0 và +5. Câu 34: Trong phản ứng oxi hóa khử 34a) quá trình thu electron được gọi là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. hòa tan. D. phân hủy. 34b) quá trình nhường electron được gọi là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. hòa tan. D. phân hủy. Câu 35: Trong phản ứng oxi hóa - khử 35a) chất khử là A. chất nhường electron. B. chất thu electron. C. chất nhường proton. D. chất thu proton. 35b) chất oxi hóa là A. chất nhường electron. B. chất thu electron. C. chất nhường proton. D. chất thu proton. Câu 36: Phản ứng CaCO3 CaO + CO2 thuộc loại A. phản ứng hóa hợp. B. phản ứng phân hủy. C. phản ứng thế. D. phản ứng trao đổi. Câu 37: Phản ứng 4P + 5O2 P2O5 thuộc loại A. phản ứng hóa hợp. B. phản ứng phân hủy. C. phản ứng thế. D. phản ứng trao đổi. Câu 38: Phản ứng nào sau đây luôn có sự thay đổi số oxi hóa? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng trao đổi. Câu 39: Phản ứng nào sau đây số oxi hóa luôn không thay đổi? A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng phân hủy. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng trao đổi. Câu 40: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 loãng, cho tiếp vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ thì thấy viên kẽm tan dần và có khí X thoát ra. Khí X có màu gì? A. Không màu. B. Màu vàng. C. Màu xanh. D. Màu nâu đỏ. Câu 41: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt thì thấy hiện tượng là: A. lớp kim loại màu đỏ phủ trên bề mặt đinh sắt và màu của dung dịch CuSO4 đậm dần B. lớp kim loại màu đỏ phủ trên bề mặt đinh sắt và màu của dung dịch CuSO4 nhạt dần C. khí không màu thoát ra D. dung dịch CuSO4 chuyển sang màu hồng Câu 42: Số oxi hóa của nguyên tử C trong CO2, H2CO3, CH4 lần lượt là: A. -4, +4, +2 B. +4, +2, -2 C. +4, +4, -4 D. -4, +4, -4 Câu 43: Trong phản ứng: 2Na + 2H2O →2NaOH + H2, 43a) chất nào là chất oxi hóa? A. Na. B. H2O. C. NaOH. D. H2. 43b) chất nào là chất khử? A. Na. B. H2O. C. NaOH. D. H2. Câu 44: 44a) Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa- khử? A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ . B. CaCO3 CaO + CO2. C. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O. D. Na2O + H2O → 2NaOH. 44b) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2. B. Cu + Cl2 CuCl2 C. D. AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3. Câu 45: Tiến hành thí nghiệm cho đinh sắt (đã làm sạch bề mặt) vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 khi đó xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 45a) vai trò của Fe trong phản ứng là A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. chất bị khử. D. chất thu electron. 45b) vai trò của CuSO4 trong phản ứng là A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. chất sản phẩm. D. chất cho electron. Câu 46: Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40 46a) Tên nguyên tố X là A. Nhôm B. Đồng C. Magie D. Chì 46b) Nguyên tố trên phản ứng với khí Cl2 tạo ra hợp chất A. AlCl3 B. MgCl2 C. AlCl2 D. CuCl2 46c) Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm IIIA B. Chu kì 2, nhóm IVA C. Chu kì 3, nhóm IIIB D. Chu kì 3, nhóm IIA 46d) Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về nguyên tố X? A. Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố s B. Liên kết giữa nguyên tố X và Cl là liên kết ion C. Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s2 D. phản ứng giữa X với O2 là phản ứng oxi hóa - khử Câu 47: Nguyên tử nguyên tố X2- có tổng số hạt là 50. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tên nguyên tố X là A. S B. P C. Si D. Ca Câu 48: Nguyên tử nguyên tố X2+ có tổng số hạt là 58. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tên nguyên tố X là A. S B. P C. Si D. Ca Câu 49: Đồng có 2 đồng vị và . % khối lượng từng đồng vị tương ứng là 73% và 27%. Khối lượng trung bình của Đồng là A. 64 B. 63, 54 C. 64,01 D. 63,99 Câu 50: Trong phản ứng MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O, 50a) Số oxi hóa của Mn thay đổi thế nào? A. Tăng từ -2 lên +2 B. Không thay đổi C. Giảm từ +4 xuống +2 D. Tăng từ +2 lên +4 50b) Vai trò của HCl là A. chất oxi hóa. B. Chất khử. C. Chất tham gia tạo môi trường. D. Chất khử và chất tham gia tạo môi trường. 50c) Hệ số cân bằng (tối giản) theo thứ tự lần lượt là: 1; 4; 1; 1; 2. B. 1; 4; 1; 2; 2 C. 3; 8; 3; 2; 4 D. 3; 8; 3; 2; 8 50d) Tổng hệ số cân bằng các chất trong phương trình phản ứng là: 9 B. 10 C. 20 D. 24 Câu 51: Nguyên tố hóa học A có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Khẳng định nào sau đây là sai A. Số e ở lớp vỏ của A là 20 B. Vỏ của nguyên tố A có 4 lớp e và lớp ngoài cùng có 2e C. Hạt nhân của A có 20 proton D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim Câu 52: Cho quá trình Fe+2 Fe+3 + 1e, đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. Câu 53: Cho quá trình + 5e Trong quá trình trên đóng vai trò chất oxi hóa bị khử thành. Trong quá trình trên đóng vai trò là chất khử bị oxi hóa thành. Trong quá trình trên đóng vai trò là chất khử bị oxi hóa thành . Trong quá trình trên đóng vai trò là chất oxi hóa bị khử thành . Câu 54: Cho biết trong phản ứng sau: HNO3đặc nóng + Cu Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. HNO3 đóng vai trò là: A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. Cả A và C. Câu 55: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14. C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14. Câu 56: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O, Cl2 là: A. Chất oxi hóa. B. Vừa chất oxi hóa, vừa chất khử. C. Chất khử. D. Không phải chất khử, không phải chất oxi hóa. Câu 57: Cho phản ứng Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + H2O Hệ số cân bằng tối giản theo thứ tự lần lượt là: A. 3; 4; 3; 2; 2. B. 3; 6; 3; 2; 3 C. 3; 8; 3; 2; 4 D. 3; 8; 3; 2; 8 Câu 58: Cho phản ứng NH3 + O2 NO + H2O Tổng hệ số cân băng (số nguyên, tối giản) chất tham gia là 2 B. 7 C. 3 D. 9 Câu 59: Sau khi phản ứng đã được cân bằng: Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng là: A. 29 B. 25 C. 28 D. 32 Câu 60: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A trong bảng tuần hoàn và thuộc hai chu liên tiếp. Biết ZA + ZB = 32. Số p trong nguyên tử A, B lần lượt là : A. 7 và 25. B. 12 và 20. C.15 và 17. D. 18 và 14. III. Cho các PTPƯ sau: NH3 + O2 NO + H2O NH3 + O2 N2 + H2O H2S + O2 S + H2O H2S + SO2 + H2O C + O2 CO2 + NO2 + H2O P + H2SO4 H3PO4 + SO2 + H2O Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O . Mg+ H2SO4 MgSO4 + S + H2O . Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2S + H2O FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O a) Xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng b) Viết sự oxi hóa, sự khử c) Cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron ----------------------------------HẾT-------------------------------
Tài liệu đính kèm: