Chuyên đề luyện thi nhóm Halogen

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2015Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi nhóm Halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề luyện thi nhóm Halogen
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm halogen là:
	A. ns2np4	B. ns2np5	C. ns2np3	D. ns2np6
Câu 2: Trong cấu hình nguyên tử của nguyên tố clo, năng lượng của phân lớp nào là lớn nhất?
	A. 1s	B. 3s	C. 3p	D. Tất cả đều sai
Câu 3: ( CĐ-2009): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 52 hạt và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là?
	A. 18	B. 17	C. 23	D. 15
Câu 4: ( CĐ -2008): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 8 hạt. Biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P =15; Cl = 17; Fe = 26. Các nguyên tố X, Y lần lượt là:
	A. Fe, Cl	B. Na, Cl	C. Al, Cl	D. Al, P
Câu 5: (ĐHKB-2012): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X
trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?
	A. Chu kỳ 3, nhóm VA 	B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA	C. Chu kỳ 2, nhóm VIIA	D. Chu kỳ 2, nhóm VA
Câu 6: ( ĐHKB-2007): Trong hợp chất ion XY ( X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết Y trong mọi hợp chất chỉ có mức oxi hóa duy nhất là -1. Công thức của XY là:
	A. NaF	B. LiF	C. KF	D. MgO
Câu 7: (ĐHKA-2007) : Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
	A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
	B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
	C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
	D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
Câu 8: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
	A. Na+, Cl-, Ar. 	B. Li+, F-, Ne. 	C. Na+, F-, Ne. 	D. K+, Cl-, Ar.
Câu 9: (ĐKB-2013): Liên kết trong phân tử Br2 là liên kết gì?
	A. Ion	B. Hidro	C. Cộng hóa trị có cực 	D. Cộng hóa trị không cực
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen?
	A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron	
	B. Tạo với hidro hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực
	C. Đơn chất halogen tồn tại ở trạng thái lưỡng nguyên tử	
	D. Có số oxi hóa là -1 trong mọi hợp chất
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
	A. Ở điều kiện thường là chất khí	B. Có tính oxi hóa mạnh
	C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử	D. Tác dụng mạnh với nước
Câu 12: Khả năng tan trong nước của các halogen đi từ Flo đến Iot là như thế nào?
	A. Tăng dần	B. Giảm dần	C. Không đổi	D. Không theo thứ tự
Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
(1) Trong nhóm VIIA, tính oxi hóa giảm dần từ Flo đến Iot
(2) Trong nhóm VIIA, độ âm điện giảm dần từ Flo đến Iot
(3) Tính khử giảm dần từ HF đến HI
(4) Tính axit tăng dần từ HF < HCl < HBr < HI
(5) Flo có độ âm điện cao nhất trong bảng tuần hoàn ( độ âm điện của Flo là 3,69)
(6) Trong các hợp chất, halogen luôn có mức oxi là -1
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 14: Trong nhóm halogen đi từ Flo đến Iot, thì:
	A. Tính khử giảm dần, tính oxi hóa tăng dần	B. Tính khử tăng dần, tính oxi hóa tăng dần
	C. Tính khử giảm dần, tính oxi hóa giảm dần	D. Tính khử tăng dần, tính oxi hóa giảm dần
Câu 15: Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét khi nói về đặc điểm chung của nhóm halogen?
(1) Đơn chất halogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực
(2) Ở điều kiện thường, tồn tại ở trạng thái khí
(3) Có tính oxi hóa mạnh
(4) Tác dụng mạnh với nước
(5) Màu sắc biến đổi đậm dần từ Flo đến Iot
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 16: Để loại bỏ hơi nước có lẫn trong khí Cl2, có thể dẫn hỗn hợp khí qua : 
	A. KOH khan	B. Dung dịch NaOH
	C. CaO rắn khan	D. H2SO4 đậm đặc
Câu 17: ( ĐHKA-2013)Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
	A. K và Cl2. 	B. K, H2 và Cl2. 	C. KOH, H2 và Cl2. 	D. KOH, O2 và HCl.
Câu 18: (ĐHKB-2013) Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
	A. 3. 	B. 5. 	C. 2. 	D. 4.
Câu 19: (ĐHKB-2012): Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH to KCl + KClO3 + H2O
Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử
trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là
	A. 1 : 5. 	B. 5 : 1. 	C. 3 : 1. 	D. 1 : 3.
Câu 20: (ĐHKB-2008) Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
	2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 	2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
	A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -. 	B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
	C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. 	D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+
Câu 21: Ứng dụng không phải của Clo là
	A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ	B. Diệt trùng và tẩy trắng
	C. Sản xuất các hóa chất hữu cơ	D. Sản xuất nhựa Teflon làm nhựa chống dính
Câu 22: Cho phản ứng hóa học Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng
	A. Oxi hóa – khử	B. Trao đổi	C. Trung hòa	D. Hóa hợp
Câu 23: Trong tự nhiên, Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng
	A. NaCl trong nước biển và muối mỏ.	B. Khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl)
	C. Đơn chất Cl2 có trong khí thiên nhiên.	D. Khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O)
Câu 24: Để loại bỏ khí HCl có lẫn trong khí Cl2, dẫn hỗn hợp khí qua
	A. Dung dịch NaOH	B. Nước	C. Dung dịch NaCl đặc	D. H2SO4 đậm đặc
Câu 25: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để thu được NaCl tinh khiết, có thể
	A. Sục từ từ khí Cl2 cho đến dư vào dung dịch	B. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch HCl
	C. Cho dung dịch tác dụng với dung dịch Br2 dư	D. Cho hh tác dụng với AgNO3 sau đó nhiệt phân kết tủa
Câu 26: Cho sơ đồ X → Y → nước Gia–ven. Thứ tự X, Y không thể là
	A. NaCl và Cl2.	B. MnO2 và Cl2.	C. Na và NaOH.	D. Cl2 và CaOCl2.
Câu 27: Nước Gia–ven dùng để tẩy trắng vải, sợi vì có
	A. Tính khử mạnh	B. Tính tẩy màu mạnh	C. Tính axit mạnh	D. Tính oxi hóa mạnh
Câu 28: Hỗn hợp khí nào có thể cùng tồn tại trong bình kín?
	A.Khí H2S và Cl2.	B. Khí HI và Cl2.	C. Khí NH3 và HCl.	D. Khí O2 và Cl2.
Câu 29: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
	A. H2SO4 loãng	B. HNO3.	C. NaOH	D. H2SO4 đậm đặc
Câu 30: Để điều chế F2 ta có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
	A. Dùng chất khử mạnh khử muối florua
	B. Cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, KMnO4, O3.
	C. Dùng dòng điện oxi hóa muối florua
	D. Nhiệt phân muối florua
Câu 31: Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo.
	A. Vì flo không tác dụng với nước	B. Vì flo có thể tan trong nước
	C. Vì flo bốc cháy khi tác dụng với nước	D. Vì flo không thể oxi hóa được nước
Câu 32: Để tẩy uế trong bệnh viện người ta thường dùng hóa chất là
	A. Tia phóng xạ	B. Khí ozon	C. Nước Gia–ven	D. Clorua vôi
Câu 33: Hiện tượng sẽ quan sát được khi thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột?
	A. Có hơi màu tím bay lên	B. Dung dịch chuyển màu vàng
	C. Dung dịch chuyển màu xanh đặc trưng	D. Không có hiện tượng
Câu 34: Khi cho Fe3O4 tác dụng với HI dư tạo ra?
	A. FeI2.	B. FeI3.	C. FeI2 và FeI3.	D. Fe3I8.
Câu 35: Muối NaClO có tên là
	A. Natri hipoclorơ	B. Natri hipoclorit	C. Natri peclorat	D. Natri hipoclorat
Câu 36: Trong phản ứng clo với nước, clo đóng vai trò là ?
	A. Chất oxi hóa	B. Chất khử. 	C. Vừa oxi hóa, vừa khử.	D. Chất tạo môi trường.
Câu 37: Chất nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất so với các chất còn lại?
	A. HClO.	B. HClO2.	C. HClO3.	D. HClO4.
Câu 38: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm?
	A. Thủy phân AlCl3.	B. Tổng hợp từ H2 và Cl2	C. Clo tác dụng với H2O.	D. NaCl tt và H2SO4 đặc
Câu 39: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là?
	A. HNO3.	B. HF	C. H2SO4.	D. HBr
Câu 40: Cho phản ứng SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Clo đóng vai trò là?
	A. Chất oxi hóa	B. Chất khử.	C. Vừa oxi hóa, vừa khử.	D. Chất tạo môi trường
Câu 41: Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế từ hóa chất nào sau đây?
	A. CaCl2	B. NaCl 	C. MnO2	D. HClO3.
Câu 42: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do?
	A. Clo độc nên có tính sát trùng.
	B. Clo có thể phát ra tia cực tím.
	C. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
	D. Clo tác dụng với nước tạo ra kháng thể diệt khuẩn.
Câu 43: Axit clohidric có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò?
	A. Chất khử.	B. Chất oxi hóa
	C. Chất tạo môi trường.	D. Chất khử, oxi hóa hoặc môi trường.
Câu 44: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với HCl?
	A. Fe2O3, KMnO4, Cu và AgNO3.	B. Fe2O3, KMnO4, Fe, CuO và AgNO3.
	C. Fe, CuO, H2SO4, Ag và CaCO3.	D. KMnO4, Hg, Fe, H2SO4 và Mg(OH)2.
Câu 45: Trong chất clorua vôi có?
	A. Một loại gốc axit.	B. Hai loại gốc axit.	C. Ba loại gốc axit.	D. Nhóm hiđroxit.
Câu 46: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có thể là chất khử?
	A. HCl + NaOH → NaCl + H2O	B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
	C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O	D. NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 47: Dung dịch HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa sau?
	A. KMnO4, Cl2, CaO, CaOCl2.	B. MnO2, KClO3, Fe, Na2CO3.
	C. CaOCl2, KMnO4, MnO2, KClO3.	D. K2Cr2O7, KMnO4, Mg, Na2SO3.
Câu 48: Dung dịch HCl tác dụng được với tất cả các chất trong dãy sau?
	A. Na2SO3; Al, KMnO4; Fe3O4.	B. BaSO4; CuS; MgO; NaOH.
	C. KClO3; Al2O3; Cu; Cu(OH)2.	D. FeS; Ag; Fe(OH)3; AgNO3.
Câu 49: Clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
	A. NaOH	B. NaCl	C. Ca(OH)2	D. NaBr
Câu 50: Sục từ từ khí Clo đến dư vào dung dịch KOH. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất tan nào?
	A. KCl, KClO3	B. KCl, KClO, HClO, HCl	C. KCl, KClO	D. KClO, HClO, HCl
Câu 51: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Clo và dung dịch HCl cho cùng một loại muối?
	A. Fe	B. Mg	C. Cu	D. Ag
Câu 52: Một kim loại M tác dụng với khí Clo thu được muối A. Kim loại M đó tác dụng với dung dịch HCl thu được muối B. Muối B tác dụng với khí Clo lại thu được muối A. Vậy kim loại M là :
	A. Fe	B. Mg	C. Cu	D. Ag
Câu 53: Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trên?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 54: Không dùng thêm thuốc thử, có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu chất trong 4 chất sau đây: NaOH, HCl, Cu(NO3)2, AlCl3?
	A. 2 	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 55: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7), AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất
	A. (1), (2).	B. (3), (4).	C. (5), (6).	D. (3), (6).
Câu 56: Những ứng dụng nào sau đây không phải của KClO3.
	A. Chế tạo thuốc nổ; sản xuất pháo hoa.	B. Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm.
	C. Sản xuất diêm.	D. Khử trùng nước hồ bơi.
Câu 57: Chia dung dịch brom thành hai phần. Dẫn khí X không màu đi qua phần (1) thì thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y không màu đi qua phần (2) thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí A, B lần lượt là
	A. Cl2; HI	B. SO2; HI	C. Cl2; SO2.	D. HCl; HI
Câu 58: Cho ba dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là
	A. BaCO3.	B. NaCl	C. Al(OH)3.	D. AgNO3.

Tài liệu đính kèm:

  • docHalogen_ly_thuyet_tong_hop.doc