Chuyên đề: Điện Phân

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1365Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Điện Phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Điện Phân
Chuyên Đề 12: Điện Phân
Năm 2015
Câu 1: Trong công nghiệp sản xuất nhôm, người ta dùng phương pháp nào sau đây :
1) Khử Al2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. 
2) Điện phân Al2O3 hòa tan trong Na3AlF6(Criolit) nóng chảy.
3) Điện phân dd AlCl3 có màng ngăn. 
4) Dùng Na tác dụng dd AlCl3.
A. 1,2	B. 2.	C. 3,4	D. 3.
Năm 2014
Câu 1 (A-2014): Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc) . Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc) . Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là: 
A. 0,15	B. 0,18.	C. 0,24	D. 0,26.
Câu 2 (A-2014): Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau : 
X1 + H2O X2 + X3 + H2↑; 
X2 + X4 → BaCO3 ↓ + K2CO3 + H2O.
Chất X2, X4 lần lượt là :
A. NaOH, Ba(HCO3)2.	B. KOH, Ba(HCO3)2.	 C. KHCO3, Ba(OH)2.	D. NaHCO3, Ba(OH)2.
Câu 3 (CD-2014): Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 6755 	B. 7720 	C. 8685 	D. 4825
Năm 2013
Câu 1 (CD-13): Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
	A. K và Cl2.	B. K, H2 và Cl2.	C. KOH, H2 và Cl2.	D. KOH, O2 và HCl.
Câu 2 (CD-13): Điện phân dung dịch gồm NaCl và HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Trong quá trình điện phân, so với dung dịch ban đầu, giá trị pH của dung dịch thu được
A. không thay đổi.	B. giảm xuống.	C. tăng lên sau đó giảm xuống.	D. tăng lên.
Câu 3 (B-13): Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogam Al ởcatot và 89,6 m3 (đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
	A. 144,0. 	B. 104,4. 	C. 82,8. 	D. 115,2.
Câu 4 (A-13): Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trịcủa m là 
	A. 25,6. 	B. 50,4. 	C. 51,1. 	D. 23,5.
Năm 2012
Câu 1 (CD-12): Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dd CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dd X và 1,68 lít khí Cl2(đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dd X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là 
	A. 0,15. 	B. 0,60. 	C. 0,45. 	D. 0,80.
Câu 2 (B_12): Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là 
	A. 5,60. 	B. 11,20. 	C. 22,40. 	D. 4,48.
Câu 3 (B_12): Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dd NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể) 
	A. 5,08%. 	B. 6,00%. 	C. 5,50%. 	D. 3,16%.
Câu 4 (A-12): Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối là: 
	A. Ni, Cu, Ag. 	B. Ca, Zn, Cu. 	C. Li, Ag, Sn. 	D. Al, Fe, Cr.
Câu 5 (A-12): Điện phân 150 ml dd AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dd Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là 
	A. 0,8. 	B. 1,2. 	C. 1,0. 	D. 0,3.
Năm 2011
Câu 1 (CD-11): Điện phân 500 ml dung dịch CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là 
	A. 2,24 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 0,56 lít. 	D. 1,12 lít.
Câu 2 (A-11): Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là 
	A. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. 	B. KNO3, KCl và KOH. 
	C. KNO3 và Cu(NO3)2. 	D. KNO3 và KOH.
Câu 3 (A-11): Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là 
	A. 4,788. 	B. 4,480. 	C. 1,680. 	D. 3,920.
Câu 4 (A-11): Khi điện phân dd NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì 
	A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khửion Cl−
	B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+ và ởcực âm xảy ra quá trình khử ion Cl−
	C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl−
	D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ởcực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl−
Năm 2010
Câu 1 (CD-10): Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 
với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là 
 A. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e → 2OH – + H2. B. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2+ 4H++ 4e. 
 C. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu → Cu2+ + 2e. 	 D. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e →Cu.
Câu 2 (B-10): Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trịcủa x là 
	A. 2,25. 	B. 1,50. 	C. 1,25. 	D. 3,25.
Câu 3 (A-10): Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2(với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn-Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: 
	A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. 
	B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–. 
	C. Đều sinh ra Cu ở cực âm. 
	D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
Câu 4 (A-10): Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là 
	A. khí Cl2 và H2. 	B. khí Cl2 và O2. 	C. chỉ có khí Cl2. 	D. khí H2 và O2.
Câu 5 (A-10): Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là 
	A. 1,344 lít. 	B. 2,240 lít. 	C. 1,792 lít. 	D. 2,912 lít.
Năm 2009
Câu 1 (B-09): Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là 
	A. 4,05. 	B. 2,70. 	C. 1,35. 	D. 5,40.
Câu 2 (B-09): Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ởcatot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 108,0. 	B. 75,6. 	C. 54,0. 	D. 67,5.
Năm 2008
Câu 1 (CD-08): Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là 
	A. Al và Mg. 	B. Mg và Zn. 	C. Na và Fe. 	D. Cu và Ag.
Câu 2 (A-08): Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra 
	A. sự oxi hoá ion Cl-. 	B. sự oxi hoá ion Na+. 	C. sự khử ion Cl-. 	D. sự khử ion Na+.
Năm 2007
Câu 1 (CD-07): Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp 
	A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. 
	B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. 
	C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. 
	D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 2 (B-07): Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO4
2- không bị điện phân trong dung dịch) 
	A. 2b = a. 	B. b > 2a. 	C. b < 2a. 	D. b = 2a.
Câu 3 (A-07): Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64) 
	A. 0,15M. 	B. 0,2M. 	C. 0,1M. 	D. 0,05M.
Một số bài tập khác
Câu 1: Tiến hành điện phân hoàn toàn dung dịch X chứa 200 ml dd AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56 gam hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lít khí ở anot (đktc). Nồng độ mol AgNO3 và Cu (NO3)2 trong X lần lượt là 
 A. 2M và 1M.	 B. 1M và 2M.	 C. 2M và 4M. D. 4M và 2M.
Câu 2: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catot thu 1,28 gam kim loại và anot thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng. 
 A. 3. B. 2. C. 12. D. 13
Câu 3: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và FeSO4 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot có 5,6 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot
 A.0,672 lít.	B.0,84 lít. 	C.1,344 lít.	D.0,448 lít. 
 Câu 4: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở catot 
có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở anot
 A.0,672 lít.	B.1,12 lít. 	C.6,72 lít.	D.0,448 lít.
Câu 5: Điện phân 200ml dung dịch Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dung dịch sau khi điện phân là
	 A. 3,59 gam.	 B. 2,31 gam.	 C. 1,67 gam.	 D. 2,95 gam
Câu 6: Điện phân 400 ml dung dịch chứa 2 muối KCl và CuCl2 với điện cực trơ và màng ngăn cho đến khi ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dich sau điện phân cần 100 ml dd HNO3 1M. Dung dịch sau khi trung hòa tác dụng với AgNO3 dư sinh ra 2,87 (gam) kết tủa trắng. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch trước điện phân.
 A. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=0,03M.	 B. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=3M.
 C. [CuCl2]=2,5M,[KCl]=0,3M.	D. [CuCl2]=0,25M,[KCl]=0,3M.
Câu 7: Điện phân 200 ml dd CuSO4(dung dịch X) với điện cực trơ sau thời gian ngừng điện phân thì thấy khối lượng X giảm. Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 500ml dd BaCl2 0,3M tạo kết tủa trắng. Cho biết khối lượng riêng dung dịch CuSO4 là 1,25g/ml; sau điện phân lượng H2O bay hơi không đáng kể. Nồng độ mol/lít và nồng độ % dung dich CuSO4 trước điện phân là?
 A. 0,35M, 8%.	 B. 0,52, 10%.	 C. 0,75M, 9,6%. D. 0,49M, 12%.
Câu 8: Điện phân dd hỗn hợp chứa Ag2SO4 và CuSO4 một thời gian thấy khối lượng catot tăng lên 4,96g và khí thoát ra ở anot có thể tích là 0,336 lít (đktc). Khối lượng kim loại bám ở catot lần lượt là:
A. 4,32g và 0,64g B. 3,32g và 0,64g C. 3,32g và 0,84 D. 4,32 và 1,64
Câu 9: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 ( d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 ban đầu là: 
 	A. 12,8 %                       B. 9,6 %                       C. 10,6 %                          D. 11,8 % 
Câu 10: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M với cường độ dòng điện 9,65A. Tính khối lượng Cu bám vào catot khi thời gian điện phân t1 = 200 s và t2 = 500 s. Biết hiệu suất điện phân là 100 % 
 	A. 0,32 gam và 0,64 gam                                              B. 0,64 gam và 1,28 gam 
 	C. 0,64 gam và 1,60 gam                                              D. 0,64 gam và 1,32 gam 
Câu 11: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ và cường độ dòng điện bằng 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m gam. Giá trị của m là: 
 	A. 5,16 gam               B. 1,72 gam                  C. 2,58 gam                     D. 3,44 gam 
Câu 12: Hòa tan 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được dung dịch X. Đem điện phân dung dịch X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %): 
 	A. 6,4 gam và 1,792 lít                                                    B. 10,8 gam và 1,344 lít 
 	C. 6,4 gam và 2,016 lít                                                      D. 9,6 gam và 1,792 lít 
Câu 13: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí . Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là: 
 	A. Ni và 1400 s           B. Cu và 2800 s C. Ni và 2800 s           D. Cu và 1400 s 
Câu 14: Có 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, để điện phân hết ion kim loại trong dung dịch cần dùng cường độ dòng điện 0,402A trong 4 giờ. Sau khi điện phân xong thấy có 3,44 gam kim loại bám ở catot. Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là: 
 	A. 0,2 M và 0,1 M           B. 0,1 M và 0,2 M C. 0,2 M và 0,2 M          D. 0,1 M và 0,1 M 
Câu 15: Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối là: 
 	A. Na 	B. Ca 	C. K 	D. Mg

Tài liệu đính kèm:

  • docfien_phan.doc