Tuyển tập những bài tập hay và khó trong mùa thi thử 2016 môn Hóa - Đề 03

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1028Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập những bài tập hay và khó trong mùa thi thử 2016 môn Hóa - Đề 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập những bài tập hay và khó trong mùa thi thử 2016 môn Hóa - Đề 03
Tuyển tập những bài tập hay và khó trong mùa thi thử 2016 - đề 03
Câu 1. Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của ancol đơn chức, không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C (MX < MY); Z là axit cacboxylic đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon với X. Đốt cháy hoàn toàn 24,14 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z cần vừa đủ 27,104 lít khí O2, thu được H2O và 25,312 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của Z trong T là (Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An đã sửa 1 số giả thiết) 
A. 58,00%. 
B. 59,65%. 
C. 61,31%. 
D. 36,04%. 
Câu 2. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp cả 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,5 gam 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là (Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An) 
A. 19,75 gam. 
B. 18,86 gam. 
C. 23,70 gam. 
D. 10,80 gam. 
Câu 3. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là (Đặng Thúc Hứa – Nghệ An lần 2) 
A. 4,595. 
B. 5,765. 
C. 5,180. 
D. 4,995. 
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là (Chuyên Lê Quý Đôn – TP HCM) 
A. 151,2. 
B. 102,8. 
C. 78,6. 
D. 199,6. 
Câu 5. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch HCl 2M vào Y được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Chuyên Lê Quý Đôn – TP HCM) 
A. 16,9. 
B. 15,6. 
C. 19,5. 
D. 27,3. 
Câu 6. X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là (Chuyên Lê Quý Đôn – TP HCM) 
A. 8,8. 
B. 4,6. 
C. 6,0. 
D. 7,4. 
Câu 7. Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đktc). Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị m gần nhất với (Chuyên Lê Quý Đôn – TP HCM) 
A. 42. 
B. 41. 
C. 43. 
D. 44. 
Câu 8. Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất là? (Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An) 
A. 92. 
B. 102. 
C. 101. 
D. 91. 
Câu 9. Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 47,818%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. B phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 3,136 lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2 (dX/H2 = 321/14). C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc, không có muối amoni trong dung dịch C. Giá trị gần nhất của m là? (Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An có chỉnh sửa) 
A. 48. 
B. 33. 
C. 40. 
D. 42. 
Câu 10. X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các α-amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là? (Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An) 
A. 46 gam. 
B. 41 gam. 
C. 43 gam. 
D. 38 gam. 
Câu 11. Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) và một ancol no, hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 3,24 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lương E sinh ra cần 3,36 lít O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn 4nE = nCO2 – nH2O. Thành phần % về khối lượng của Y trong hỗn hợp A là? (Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An) 
A. 16,82. 
B. 14,47. 
C. 28,30. 
D. 18,87. 
Câu 12. X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là (Đô Lương 1 – Nghệ An) 
A. 8,64 gam. 
B. 4,68 gam. 
C. 9,72 gam. 
D. 8,10 gam. 
Câu 13. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là (Lý Thái Tổ - Bắc Ninh) 
A. 34,01%. 
B. 38,76%. 
C. 29,25%. 
D. 34,69%. 
Câu 14. Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và một este đơn chức (các chất trong X đều mạch hở và có nhiều hơn một cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam X là 0,15 mol. Cho Na dư vào m gam X thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam X vào dung dịch Br2 dư. Số mol Br2 có thể phản ứng tối đa là (Lý Thái Tổ - Bắc Ninh - có chỉnh sửa) 
A. 0,75. 
B. 0,6. 
C. 0,4. 
D. 0,85. 
Câu 15. Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y (đều được tạo ra từ hai amino axit no, có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH, MX < MY). Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hai muối có số mol là 0,08 mol và 0,20 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10,20 gam E cần dùng vừa đủ 11,088 lít O2 (đktc), tạo thành sản phẩm gồm có CO2, H2O và N2. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử X và Y bằng 8. Tổng số nguyên tử trong một phân tử của Y là (Cờ Đỏ - Nghệ An 2016) 
A. 66. 
B. 63. 
C. 54. 
D. 57. 
Câu 16. Hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25% khối lượng X). Cho một lượng X tan hết vào dung dịch gồm H2SO4 2M và KNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 17,87 gam muối trung hòa và 224ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với (Thực Hành Cao Nguyên – Tây Nguyên) 
A. 30,88. 
B. 17,77. 
C. 30,35. 
D. 15,63. 
Câu 17. Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là (Thực Hành Cao Nguyên – Tây Nguyên) 
A. 19,97%. 
B. 27,96%. 
C. 31,95%. 
D. 23,96%. 
Câu 18. Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là (Thực Hành Cao Nguyên – Tây Nguyên) 
A. 72,92%. 
B. 77,08%. 
C. 70,83%. 
D. 75,00%. 
Câu 19. Có hai bình điện phân, trong đó bình (1) đựng 20ml dung dịch NaOH 1,73M; bình (2) đựng dung dịch gồm 0,225 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol HCl. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân các dung dịch bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng điện không đổi trong một thời gian. Khi dừng điện phân, tháo ngay catot ở các bình. Sau phản ứng, thấy nồng độ NaOH ở bình (1) là 2M. Cho tiếp 14 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 và dH2O = 1,0 g/ml. Giá trị m là (Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Nam - có chỉnh sửa) 
A. 10,4. 
B. 9,8. 
C. 8,3. 
D. 9,4. 
Câu 20. Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là (Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội)
A. 6,44. 
B. 6,72. 
C. 5,88. 
D. 5,60. 
Câu 21. X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất (Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội) 
A. 12%. 
B. 95%. 
C. 54%. 
D. 10%. 
Câu 22. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là (Chuyên KHTN – Hà Nội) 
A. 6,6 gam. 
B. 12,0 gam. 
C. 9,6 gam. 
D. 10,8 gam. 
Câu 23. Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol, benzen, stiren và etanol, trong đó etanol chiếm 24,89% khối lượng hỗn hợp. Hóa hơi 9,4 gam hỗn hợp X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 4,8 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,4 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (Chuyên KHTN – Hà Nội) 
A. 63,04. 
B. 74,86. 
C. 94,56. 
D. 78,80. 
Câu 24. Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng ), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,021 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hốn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây? (Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An) 
A. 14,15 gam. 
B. 15,35 gam. 
C. 15,78 gam. 
D. 14,58 gam. 
Câu 25. X, Y là hai hiđrocacbon đồng đẳng, liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều mạch hở và T, Z đơn chức. Hiđro hóa hết hỗn hợp H gồm X, Y, Z, T cần đúng 0,95 mol H2, thu được 24,58 gam hỗn hợp N. Đốt cháy hết N cần đúng 1,78 mol O2. Mặt khác, cho N tác dụng hết với Na (dư), sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1 gam muối. Nếu cho H tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam kết tủa. Biết số mol T bằng 1/6 số mol hỗn hợp H. Giá trị của m là (Tĩnh Gia 1 – Thanh Hóa) 
A. 176,24. 
B. 174,54. 
C. 156,84. 
D. 108,00. 
Câu 26. Hỗn hợp X gồm propin, vinylaxetilen, but–1–in. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư thu được m + 26,75 gam kết tủa. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 96 gam brom. Hiđro hoá m gam hỗn hợp X (xúc tác Ni, đun nóng) thu được hỗn hợp ankan. Đốt hết lượng ankan này thu được 41,8 gam CO2. Phần trăm khối lượng vinyl axetilen trong hỗn hợp X gần nhất với (Tĩnh Gia 1 – Thanh Hóa) 
A. 42,8%. 
B. 41,3%. 
C. 40,0%. 
D. 44,2%. 
Câu 27. Cho m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe và Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3 9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m – 6,04) gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Y so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ? (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ) 
A. 21,0. 
B. 23,0. 
C. 22,0. 
D. 24,0. 
Câu 28. Cho m gam hỗn hợp X gồm Gly và Ala tác dụng vừa đủ với KOH, thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng a gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp peptit trên cần dùng vừa đủ 7,224 lít O2 (đktc). Giá trị của m là (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ) 
A. 8,95. 
B. 9,10. 
C. 7,50. 
D. 10,00. 
Câu 29. X là hỗn hợp chứa hai este đều thuần chức. Lấy 10,9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 5,2 gam NaOH. Sau phản ứng thu được 0,13 mol hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp và hỗn hợp hai muối. Lấy toàn bộ lượng muối trên nung nóng trong hỗn hợp dư (NaOH, CaO) thu được 1,96 gam hỗn hợp hai ankan ở thể khí. Đốt cháy hoàn toàn lượng ankan và ancol trên thu được 0,36 mol CO2 và 0,56 mol H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ trong X gần nhất với giá trị nào sau đây ? (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ) 
A. 28,22%. 
B. 32,22%. 
C. 30,33%. 
D. 34,44%. 
Câu 30. Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4 và C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ) 
A. 25,60. 
B. 20,80. 
C. 22,40. 
D. 19,20. 
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
giải đốt: 24,14 gam T gồm 1,13 mol C + 0,73 mol H2 và 0,57 mol O.
X, Y có 1 O; Z có 2 O ||→ chặn được 1,98 < nT < 3,96. Vì số CX ≥ 3 
||→ X là C3H6O; Y là C4H8O; còn Z là C3H?O2.
Lại để ý: tương quan ∑nCO2 – ∑nH2O = 0,4 mol = (k – 1)nZ → có 2 trường hợp xảy ra cho ?.
♦1 nếu ? = 4 thì nZ = 0,4 mol; giải số mol X, Y âm → loại.
♦2 nếu ? = 2 thì nZ = 0,2 mol; giải hệ nX = 0,15 mol; nY = 0,02 mol ok!.
Theo đó, yêu cầu %mZ trong T = 0,2 × 70 ÷ 24,14 ≈ 58,00%.
Câu 2: A
nhạy cảm: "Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh" ||→ Y, Z có không quá 2 chức.
0,275 mol X + 0,4 mol NaOH → 2 muối + 2 ancol ||→ chứng tỏ Y đơn chức, Z là este 2 chức.
||→ giải nY = 0,15 mol; nZ = 0,125 mol ||→ 2 ancol cùng 0,125 mol.
Theo đó, xử lí 2ancol → 1ete + 1H2O ||→ 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.
giải vôi tôi xút: nBr2 phản ứng = 0,275 mol = nX chứng to Y và Z cùng có 1πC=C.
0,275 mol CnH2n phản ứng Br2 → CnH2nBr2; từ %Br giải ra n = 2.
Vậy Y là CH2=CH-COOH (axit acrylic) và Z là CH3OOC-CH=CH-COOC2H5.
||→ Yêu cầu mZ = 0,125 × 158 = 19,75 gam.
ĐỂ XEM TIẾP ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC BẠN CẦN ĐẶT MUA BỘ ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2016 MÔN HÓA HỌC (FILE WORD, CÓ LỜI GIẢI) TỪ CÁC TRƯỜNG
Xem thử giá bộ đề và nội dung tại link dưới
www.dethithpt.com/xemthu/ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen_tap_nhung_bai_tap_hay_va_kho_trong_mua_thi_thu_2016_de_03.doc