Chuyên đề Crom – sắt – đồng và hợp chất

docx 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2097Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Crom – sắt – đồng và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Crom – sắt – đồng và hợp chất
CHƯƠNG VII. CROM – SẮT – ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT
Câu Các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là
	A. Na, Mg và Ag.	B. Fe, Na và Mg.	C. Ba, Mg và Hg.	D. Na, Ba và Ag.
Câu Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
	A. [Ar]3d6.	B. [Ar]3d5.	C. [Ar]3d4.	D. [Ar]3d3.
Câu Quặng sắt nào sau đây có hàm lượng sắt lớn nhất?
	A. Hematit	B. Manhetit	C. Xiđerit	D. Pirit sắt.
Câu Các số oxi hóa của crom trong hợp chất là
	A. +2, +4 và +6.	B. +2, +3 và +6.	C. +1, +2, +4 và +6.	D. +3, +4 và +6.
Câu Cấu hình electron của ion Cu2+ là
	A. [Ar]3d7.	B. [Ar]3d8.	C. [Ar]3d9.	D. [Ar]3d10.
Câu Hợp chất nào sau đây không là chất lưỡng tính?
	A. ZnO.	B. Zn(OH)2.	C. ZnSO4.	D. Zn(HCO3)2.
Câu Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị 2 thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Đó là muối nào sau đây?
	A. MgSO4.	B. CaSO4.	C. MnSO4.	D. ZnSO4.
Câu Phân biệt 3 hợp kim: Al–Fe, Al–Cu, Cu–Fe bằng phương pháp hóa học có thể dùng hóa chất là
	A. Dung dịch: NaOH, HCl.	B. Dung dịch: KOH, H2SO4 loãng.
	C. HNO3 đặc nguội, dung dịch NaOH.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng
	A. khí NO2.	B. khí NO.	C. khí N2O.	D. khí SO2.
Câu Cho biết câu nào không đúng trong các câu sau
	A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
	B. CrO là oxít bazơ.
	C. Kim loại Cr có thể cắt được thủy tinh.
	D. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy.
Câu Có 2 lá sắt khối lượng bằng nhau. Lá thứ nhất cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam muối khan. Lá thứ 2 đốt trong khí clo dư thu được m’ gam muối. Mối liên hệ giữa m và m’ là
	A. m = m’.	B. m > m’.	C. m’ > m.	D. Không xác định.
Câu Cho các chất: FeO (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeS (4), FeS2 (5), FeSO4 (6), Fe2(SO4)3 (7), FeSO3 (8). Chất có phần trăm khối lượng sắt lớn nhất là
	A. Chất (1)	B. Chất (2)	C. Chất (3)	D. Chất (5)
Câu Cho biết câu sai trong các câu sau.
	A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3.	B. Ag có thể tan trong dung dịch FeCl3.
	C. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3.	D. Dung dịch AgNO3 có thể tác dụng với FeCl2.
Câu Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản dung dịch muối sắt (II), người ta thường cho vào đó
	A. dung dịch HCl.	B. kim loại sắt.	C. dung dịch NaCl.	D. dung dịch KOH.
Câu Cho các chất: CuO (1), Cu2O (2), CuS (3), Cu2S (4), CuSO4 (5), CuSO4.5H2O (6). Chất có phần khối lượng đồng lớn nhất là
	A. Chất (1)	B. Chất (2)	C. Chất (4)	D. Chất (6)
Câu Để loại tạp chất CuSO4 khỏi dung dịch FeSO4 ta làm như sau
	A. Ngâm lá đồng vào dung dịch.	B. Cho dung dịch kiềm vào dung dịch.
	C. Ngâm lá kẽm vào dung dịch.	D. Ngâm đinh sắt vào dung dịch.
Câu Chọn câu đúng trong các câu sau
	A. Cu có thể tan trong dung dịch AlCl3.
	B. CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.
	C. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn vào dầu hỏa, xăng.
	D. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2.
Câu Cấu hình electron của Cr3+ là phương án nào?
	A. [Ar]3d5.	B. [Ar]3d4.	C. [Ar]3d³.	D. [Ar]3d².
Câu Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng khí oxi dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Sau đó cho vào bình đựng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất
	A. FeCl2 và FeCl3.	B. FeCl2 và HCl.	C. FeCl3 và HCl.	D. FeCl2, FeCl3 và HCl.
Câu Cho 2,52g một kim loại tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là
	A. Cr	B. Zn	C. Fe	D. Cu
Câu Cho 1,92g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Thể tích khí (ở đktc) là
	A. 0,672 lít.	B. 0,0896 lít.	C. 0,3584 lít.	D. 0,448 lít.
Câu Lấy 5,52g hỗn hợp X chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi, chia làm 2 phần bằng nhau. Phần (1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,016 lít hiđro (đktc). Đốt cháy hết phần (2) trong oxi thu được 4,36g hỗn hợp gồm Fe3O4 và oxit của M. Khối lượng mol của M và số gam của Fe trong hỗn hợp lần lượt là
	A. 27; 3,36	B. 27; 1,16	C. 24; 3,36	D. 64; 1,16
Câu Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch sau phản ứng cho bay hơi để thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6g. Thể tích khí hiđro (đktc) sinh ra là
	A. 8,16 lít.	B. 7,33 lít.	C. 4,48 lít.	D. 10,36 lít.
Câu Ngâm một đinh sắt nặng 4g trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857g. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
	A. 1,999g.	B. 0,252g.	C. 0,3999g.	D. 2,100g.
Câu Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
	A. 232 g.	B. 464 g.	C. 116 g.	D. 252 g.
Câu Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là
	A. 15 gam.	B. 20 gam.	C. 25 gam.	D. 30 gam.
Câu Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để sản xuất m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m là
	A. 50,4.	B. 25,2.	C. 35,0.	C. 54,69.
Câu Khi nung 2 mol Na2Cr2O7 thu được Na2O, Cr2O3 và 48g oxi. Có thể kết luận
	A. Na2Cr2O7 đã hết.	B. Na2Cr2O7 vẫn còn dư 0,5 mol.
	C. Na2Cr2O7 vẫn còn dư 1,0 mol.	D. Phản ứng này không thể xảy ra.
Câu Một thanh đồng nặng 140,8g ngâm trong dung dịch AgNO3 một thời gian lấy ra rửa nhẹ sấy khô cân được 171,2 gam. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D = 1,2 g/ml) vừa đủ tác dụng là
	A. 177 lít.	B. 177 ml.	C. 88,5 lít.	D. 88,5 ml.
Câu Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại M là
	A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu Cho 7,68g đồng tác dụng hết với HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
	A. 21,56 g.	B. 21,65 g.	C. 22,56 g.	D. 22,65 g.
Câu Đốt 12,8g đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Khối lượng chất rắn X là
	A. 15,52g.	B. 10,08g.	C. 16,0g.	D. Đáp số khác.
Câu Đốt 12,8g đồng trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trên vào dung dịch HNO3 0,5M thu được 448 ml khí NO (đktc). Thể tích dung dịch HNO3 tối thiểu cần dùng để hòa tan chất rắn X là
	A. 0,80 lít.	B. 0,84 lít.	C. 1,12 lít	D. 0,04 lít.
Câu Cho 1,405g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối
lượng muối sunfat khan thu được là
	A. 3,805 g.	B. 3,045 g.	C. 3,405g	D. 4,305 g.
Câu Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560ml khí ở đktc. Nếu cho gấp đôi lượng bột sắt trên tác dụng hết với CuSO4 thì thu được một chất rắn X. Khối lượng bột sắt đã dùng trong mỗi trường hợp trên và khối lượng chất rắn X lần lượt là
	A. 1,4g; 2,8g; 3,2g.	B. 14g; 28g; 32g.	C. 1,4g; 2,8g; 10,8g.	D. 14g; 28g; 21,6g.
Câu Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1 : 1. Sau phản ứng thu được 1,76g chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch HCl thấy bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là
	A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. Cả A và B đều đúng.
Câu Cho 100g hợp kim X gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,98 lít khí. Lấy chất rắn không tan cò lại cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (không có không khí) thu được 38,8 lít khí. Các khí đo ở đktc. Thành phần phần trăm của Fe, Cr và Al trong hợp kim lần lượt là
	A. 83%, 13%, 4%.	B. 80%, 15%, 5%.	C. 12%, 84%, 4%.	D. 84%, 4%, 12%.
Câu Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8g X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
Câu Khử m gam bột CuO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1,0 lít dung dịch HNO3 1,0M thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là
	A. 70,5%.	B. 75,0%.	C. 80,5%.	D. 85,0%.
Câu Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
	A. 4,8 gam.	B. 19,2 gam.	C. 2,4 gam.	D. 9,6 gam.
Câu Cho 20g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,0 gam khí hiđro thoát ra. Dung dịch thu được nếu đem cô cạn thì lượng muối khan thu được là
	A. 50,0g.	B. 55,5g.	C. 60,0g.	D. 60,5g.
Câu Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại đó là
	A. Cu	B. Al	C. Cr	D. Fe
Câu Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 oxit sắt vào dung dịch HCl được dung dịch X, cô cạn X thì thu được m’ gam hỗn hợp hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, nếu sục thật chậm khí clo dư vào X rồi lại cô cạn thì lại thu được (m’ + 1,42) gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 5,64g.	B. 6,89g.	C. 6,08g.	D. 5,92g.
Câu Một dung dịch có hòa tan 3,25g muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư tạo ra 8,61g kết tủa trắng. Công thức của muối sắt ban đầu là
	A. FeCl2.	B. FeCl3.
	C. Hỗn hợp FeCl2 và FeCl3.	D. Không xác định được.
Câu Cho khí CO khử hoàn toàn đến sắt một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Lượng khi thoát ra cho qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 g kết tủa. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít.	D. 4,48 lít.
Câu Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột nhôm và Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Những chất còn lại sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 6,72 lít hiđro (đktc), nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lít hiđro (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp X lần lượt là
	A. 27,0g; 46,4g.	B. 27,0g; 69,6g.	C. 54,0g, 69,6g.	D. 40,5g; 42,0g.
Câu Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn có khối lượng 11,2g. Thể tích khí CO (đktc) đã phản ứng là
	A. 4,48 lít.	B. 6,72 lít.	C. 0,672 lít.	D. 2,24 lít.
Câu Hòa tan hoàn toàn 19,2g Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia vào toàn bộ quá trình trên là
	A. 22,4 lít.	B. 3,36 lít.	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
Câu Có 1,0g hợp kim Cu–Al được xử lí bằng lượng dư dung dịch NaOH, chất rắn còn lại được hòa tan
hoàn toàn bằng dung dịch HNO3, sau đó làm bay hơi dung dịch và đun nóng, thu được chất rắn có khối lượng là 0,4g. Phần trăm về khối lượng của Cu và Al trong hợp kim lần lượt là
	A. 68% và 32%.	B. 40% và 60%.	C. 32% và 68%.	D. 60% và 40%.
Câu Cho hỗn hợp gồm 2,0g Fe và 3,0g Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
	A. 5,40g.	B. 8,72g.	C. 4,84g.	D. 7,28g.
Câu Chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan X bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH vào Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa, rửa sạch rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 40 gam.	B. 32 gam.	C. 48 gam.	D. 64 gam.
Câu Chia 4,0g hỗn hợp bột kim loại gồm nhôm, sắt và đồng thành 2 phần đều nhau. Phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 560ml hiđro. Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 336ml hiđro. Các khí đo ở đktc. Số mol của Al, Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
	A. 0,01 và 0,01.	B. 0,02 và 0,01.	C. 0,02 và 0,02.	D. 0,01 và 0,02.
Câu Cho sơ đồ phản ứng sau: Cu + HNO3 → muối + NO + nước. Số nguyên tử đồng bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử lần lượt là
	A. 3 và 8.	B. 3 và 6.	C. 3 và 3.	D. 3 và 2.
Câu Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V lít khí (đktc). Cũng hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V’ lít khí (đktc). Mối liên hệ giữa V và V’ là
	A. V = V’.	B. V > V’.	C. V’ = 2V.	D. V’ = 3V.
Câu Để khử ion Fe3+ trong dung dịch hoàn toàn thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
	A. Al	B. Cu	C. Zn	D. Ag
Câu Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
	A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu Chỉ ra câu đúng trong các câu sau
1. Trong môi trường kiềm muối đicromat chuyển thành muối cromat.
2. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng, còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.
3. Hợp chất CrO tác dụng được với dung dịch HCl, còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
4. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
5. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
6. Crom tác dụng được với HNO3 đặc nguội trong khi Al, Fe thì không.
7. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy.
8. Kim loại crom có thể cắt được thủy tinh.
	A. 1, 2, 3, 5 và 8.	B. 2, 3, 4, 5, 7 và 8.	C. 2, 3, 5, 6, 7 và 8.	D. 1, 3, 4, 5 và 8.
Câu Cho lần lượt mỗi chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 tác dụng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hóa khử là
	A. 5.	B. 8.	C. 6.	D. 7.
Câu Một bột màu lục X thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit hoặc kiềm. Khi nấu chảy với kiềm và có mặt không khí nó chuyển thành chất Y có màu vàng và dễ tan trong nước, chất Y tác dụng với axit chuyển thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X và oxi hóa axit HCl thành khí clo. Công thức phân tử các chất X, Y và Z lần lượt là
	A. Cr2O3, Na2CrO4 và K2Cr2O7.	B. Cr2O3, K2CrO4 và K2Cr2O7.
	C. Cr2O3, Na2Cr2O7 và Na2CrO4.	D. Cr2O3, K2CrO4 và Na2Cr2O7.
Câu Dung dịch X có màu đỏ cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ cam của dung dịch dần dần chuyển sang màu vàng tươi. Nếu thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dung dịch dần dần trở lại đỏ cam. Dung dịch X chứa chất có công thức là
	A. K2Cr2O7.	B. K2CrO4.	C. KCr2O4.	D. H2CrO4.
Câu Cho các sơ đồ phản ứng:
Cr + Sn2+ → Cr3+ + Sn	(1)
Cr + Cu2+ → Cr3+ + Cu	(2)
	Khi cân bằng hai phản ứng trên hệ số của ion Cr3+ sẽ là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 6.
Câu Pin điện hóa Cr–Cu có suất điện động chuẩn là 1,08 V. Biết thế điện cực chuẩn của đồng là +0,34V. Thế điện cực chuẩn của Cr3+/Cr là
	A. +0,74 V.	B. –0,74 V.	C. +1,42 V.	D. –1,42 V.
Câu Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch. Cho dần dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Khối lượng kim loại thu được thay đổi một lượng so với khối lượng sắt ban đầu là
	A. Giảm 1,856g.	B. Tăng 1,856g.	C. Tăng 22,272g.	D. Giảm 22,272g.
Câu Hòa tan 10g FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 vào trong nước, được 200 ml dung dịch. Biết 20 ml dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng làm mất màu tím của 25 ml dung dịch KMnO4 0,03 M. Khối lượng ion Fe2+ trong 200 ml dung dịch ban đầu là
	A. 26,25 mg.	B. 1,68g.	C. 2,10g.	D. 1,12g.
Câu Khối lượng quặng chứa 89,12% Fe3O4 để điều chế 10 tấn gang chứa 96% Fe với hiệu suất của quá trình bằng 87,5% là
	A. 15,2 tấn.	B. 17,0 tấn.	C. 11,8 tấn.	D. 16,5 tấn.
Câu Lấy 10 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3 đem luyện gang, rồi luyện thép. Nếu hiệu suất của cả quá trình bằng 75% thì thu được khối lượng thép chứa 0,1% các chất khác là
	A. 6,0 tấn.	B. 1,5 tấn.	C. 3,4 tấn.	D. 2,2 tấn.
Câu Ngâm một lá kẽm nặng 100g trong 100ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng, lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, đem cân thấy lá kẽm có khối lượng là
	A. 113,9g.	B. 74,0g.	C. 139,9g.	D. 90,0g.
Câu Cho 23,8g kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ra ion X4+. Kim loại X là
	A. Ni	B. Cr	B. Pb	D. Sn
Câu Cho 40g hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với oxi dư đun nóng thu được 46,4g chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ phản ứng với chất rắn X là
	A. 400ml.	B. 300ml.	C. 200ml.	D. 100ml.
Câu Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,8g. Thể tích khí CO đã phản ứng (đktc) là
	A. 6,72 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 1,12 lít.
Câu Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 9,52 g.	B. 10,27 g.	C. 8,98 g.	D. 7,25 g.
Câu Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,2 mol FeS2 và 0,3 mol FeS bằng lượng dư axit HNO3 đặc thu được V lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Giá trị của V là
	A. 112,0 lít.	B. 127,68 lít.	C. 63,84 lít.	D. 12,768 lít.
Câu Để thu được dung dịch CuSO4 16% cần lấy m gam tinh thể CuSO4.5H2O cho vào x gam dung dịch CuSO4 8%. Tỉ lệ của m : x là
	A. 1 : 3.	B. 1 : 4.	C. 1 : 5.	D. 1 : 6.
Câu Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3,0g hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
	A. 2,52 g.	B. 2,22 g.	C. 2,62 g.	D. 2,32 g.
Câu Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan X vừa đủ bởi 200 ml dung dịch axit nitric thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m và nồng độ dung dịch axit nitric lần lượt là
	A. 10,08g; 0,5M.	B. 5,04g; 1,0M.	C. 10,08g; 3,2M.	D. 5,04g; 1,6M.
Câu Cho hỗn hợp X gồm 3 oxit của sắt (Fe2O3, FeO, Fe3O4) với số mol bằng nhau. Lấy m gam X cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua, khí CO2 ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch nước vôi trong thu được m’ gam kết tủa trắng. Chất rắn Y còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 6,72 lít khí (có màu nâu đỏ) duy nhất (đktc). Các giá trị của m và m’ là
	A. 20,88g; 10,5g.	B. 10,44g; 10,5g.	C. 10,44g; 20,685g	D. 20,88g; 20,685g.
Câu Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A gồm Zn, Mg, Al bằng oxi thu được (m +1,6) gam oxit. Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với hỗn hợp các axit loãng thì thể tích H2 (đktc) thu được là
	A. 0,224 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 0,448 lít.
Câu Để m gam phoi bào sắt (X) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (Y) có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit sắt. Cho Y tác dụng hoàn toàn với axit sunfuric đặc nóng dư thấy thoát ra 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của m là
	A. 5,04g.	B. 8,16g.	C. 7,20g.	D. 10,08g.
Câu Cho 4,56g hỗn hợp Fe và một kim loại (X) có hóa trị II không đổi hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,016 lít khí (đktc). Mặt khác 1,9g kim loại X nói trên không khử hết 4g CuO ở nhiệt độ cao. Kim loại X là
	A. Canxi	B. Magie	C. Đồng	D. Kẽm.
Câu Cho 19,2g Cu vào 1,0 lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và KNO3 0,2M. Thể tích khí NO duy nhất thu được ở đktc là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 3,36 lít.
Câu Khử hoàn toàn mg hỗn hợp 3 oxit sắt bằng CO dư ở nhiệt độ cao thành sắt kim loại. Hòa tan hết sắt thu được bằng dung dịch HCl dư thu được 7,62g chất rắn. Chất khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 15,76g kết tủa trắng. Giá trị của m là
	A. 5,2 gam	B. 6,0 gam	C. 4,64 gam	D. 5,26 gam
Câu Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột oxit sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Số mol khí CO2 thu được là
	A. 0,05 hoặc 0,10.	B. 0,15 hoặc 0,05.	C. 0,25 hoặc 0,15.	D. 0,15 hoặc 0,10 mol.
Câu Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột oxit sắt thành sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M; thu được 9,85g kết tủa. Mặt khác hòa tan hết sắt thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7g muối khan. Công thức của oxit ban đầu là
	A. FeO.	B. Fe3O4.	C. Fe2O3.	D. Cả A và C đúng.
Câu Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam bột oxit sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Mặt khác hòa tan toàn bộ m gam bột oxit sắt vào dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25g muối khan. Giá trị của m là
	A. 8,0 g.	B. 15,1g.	C. 16,0 g.	C. 11,6 g.
Câu Hòa tan hết 5,3g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối sunfat. Giá trị của m là
	A. 32,18g.	B. 19,02g.	C. 18,74g.	D. 19,30g.
Câu Hòa tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc) và 3,85g muối clorua khan. Giá trị của V là
	A. 1,344 lít.	B. 2,688 lít.	C. 1,12 lít.	D. 3,36 lít.
Câu Cho 2,81g hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan thu được là
	A. 4,50g.	B. 3,45g.	C. 5,21g.	D. 3,19g.
Câu Nung nóng 16,8g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt, và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 24 gam.	B. 26 gam.	C. 20 gam.	D. 22 gam.
Câu Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ 0,1 mol; Al3+ 0,2 mol và 2 anion Cl– x mol, SO42– y mol. Khi cô cạn dung dịch, thu được 46,9g chất rắn khan. Giá trị của x và y lần lượt là
	A. 0,02 và 0,03.	B. 0,03 và 0,02.	C. 0,20 và 0,30.	D. 0,30 và 0,20.
Câu Cho 1,75g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Zn tan hết trong dung dịch HCl thì thu được 1,12 khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 3,525g.	B. 5,375g.	C. 5,30g.	D. 5,40g.
Câu Khử hoàn toàn a gam một oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao thu được 0,84g Fe và 0,88g khí CO2. Giá trị của a là
	A. 1,72g.	B. 1,16g.	C. 1,48g.	D. 2,52g.
Câu Cho CO qua ống sứ chứa 15,2g hỗn hợp CuO, FeO nung nóng, sau một thời gian thu được 13,6g rắn X và hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch nước vôi trong có dư, thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là
	A. 10,0 g.	B. 5,0 g.	C. 7,5 g.	D. 12,5.
Câu Oxi hóa 7,92g hỗn hợp bột gồm Fe và Cu thu được 10,32g hỗn hợp rắn X. Thể tích hỗn hợp khí CO và H2 (đktc) tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn các oxit thành kim loại là
	A. 6,72 lít.	B. 4,256 lít.	C. 8,96 lít.	D. 3,36 lít.
Câu Oxi hóa 7,28g bột Fe một thời gian thu được 10,16g hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X bằng dung lịch HNO3 loãng, dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là
	A. 3,36 lít.	B. 336 ml.	C. 8,96 lít.	D. 224 ml.
Câu Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian, thu được 6,72g hỗn hợp chất rắn. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư tạo thành 0,448 lít khí NO duy nhất. Giá trị của m là
	A. 8,0 gam.	B. 8,2 gam.	C. 7,2 gam.	D. 6,8 gam.
ĐÁP ÁN:
1B; 2B; 3B; 4B; 5C; 6C; 7D; 8D; 9B; 10D; 11C; 12A; 13B; 14B; 15B; 16D; 17C; 18C; 19C; 20C; 21C; 22A; 23C; 24A; 25A; 26D; 27A; 28C; 29B; 30B; 31C; 32A; 33B; 34C; 35A; 36B; 37A; 38D; 39B; 40D; 41B; 42D; 43C; 44B; 45D; 46B; 47B; 48B; 49C; 50A; 51A; 52A; 53D; 54A; 55B; 56D; 57A; 58D; 59B; 60A; 61B; 62B; 63B; 64C; 65B; 66C; 67A; 68D; 69A; 70A; 71C; 72B; 73D; 74A; 75C; 76A; 77B; 78D; 79A; 80C; 81C; 82B; 83C; 84A; 85C; 86B; 87C; 88C; 89C; 90C; 91B; 92A; 93D; 94D; 95C
SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
Câu Kim loại dẫn điện tốt nhất là
	A. Cu	B. Zn	C. Al	D. Ag
Câu Người Mông Cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag sẽ bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do
	A. Bình làm bằng Ag bền trong không khí.
	B. Bình làm bằng Ag chứa các ion Ag có tính oxi hóa mạnh
	C. Ion Ag+ (dù với nồng độ rất nhỏ) có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn.
	D. Bạc là kim loại có tính khử rất yếu.
Câu Để oxi hóa Zn thành Zn2+ ở trong dung dịch có thể dùng
	A. Fe2+.	B. Mg2+.	C. Al3+.	D. Ag+.
Câu Một pin điện hóa được cấu tạo bởi 2 cặp oxi hóa – khử Zn2+/Zn và Ag+/Ag. Khi pin điện hóa hoạt động thì xảy ra phản ứng nào sau đây?
	A. Zn2+ + 2OH– → Zn(OH)2.	B. Zn + 2H+ → Zn2+ + H2.
	C. Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag.	D. 2Ag + Zn2+ → 2Ag+ + Zn.
Câu Hỗn hợp gồm Fe, Ag, Cu ngâm vào dung dịch của một chất tan. Sau khi kết thúc, khối lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng Ag có trong hỗn hợp ban đầu. Dung dịch ban đầu là
	A. H2SO4.	B. HNO3.	C. CuCl2.	D. AgNO3.
Câu Điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện 5 A. Khối lượng Ag thu được ở catot là
	A. 6,037 g	B. 7,001 g	C. 5,036 g	D. 5,531 g
Câu Vàng không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ nào và không bị hòa tan trong axit, nhưng vàng tác dụng được với
	A. H2SO4 đặc, đun nóng	B. HNO3 đặc, đun nóng
	C. HCl đặc	D. Hỗn hợp HNO3, HCl đặc.
Câu Dung dịch xianua kim loại kiềm như NaCN có thể tạo ion phức với kim loại
	A. Ag	B. Zn	C. Cu	D. Au
Câu Trong phương pháp thủy phân để điều chế Au, dùng NaCN chuyển hóa các hạt Au thành phức [Au(CN)2] sau đó để thu được Au phải
	A. Cho phức [Au(CN)2] tan trong H2O
	B. Dùng nhiệt để cô cạn dung dịch [Au(CN)2] rồi nhiệt phân
	C. Dùng kim loại hoạt động mạnh khử ion phức thành Au.
	D. Điện phân dung dịch [Au(CN)2]
Câu Inva là một hợp kim có đặc tính không dãn nở theo nhiệt độ được dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện, làm rơle nhiệt. Inva là hợp kim của kim loại nào?
	A. Ni – Fe	B. Ni – Sn	C. Ni – Pb	D. Ni – Cr
Câu Có 3 hợp kim: Cu–Ag, Cu–Al, Cu–Zn. Có thể nhận ra các hợp kim bằng các thí nghiệm với 2 hóa chất là
	A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
	B. Dung dịch NaOH và dung dịch HNO3.
	C. Dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NH3.
	D. Dung dịch HNO3 và dung dịch HCl.
Câu Sẽ có phản ứng hóa học xảy ra khi
	A. Cho dung dịch Pb(NO3)2 vào dung dịch Cu(NO3)2.
	B. Cho lá Cu vào dung dịch Pb(NO3)2.
	C. Cho lá Pb vào dung dịch Cu(NO3)2.
	D. Cho lá Pb vào dung dịch Sn(NO3)2.
Câu Có thể dùng Pb để chế tạo các thiết bị bảo hiểm ngăn cản chất phóng xạ, là do
	A. Pb là một kim loại nặng.	B. Trong không khí có lớp vỏ PbO bảo vệ.
	C. Pb có khả năng hấp thụ tia gamma.	D. Pb không tác dụng với hơi nước.
Câu Khi pin điện hóa Zn – Pb hoạt động, sẽ xảy ra quá trình
	A. ion Pb2+ bị oxi hóa ở cực âm.	B. ion Pb2+ bị khử ở cực âm.
	C. ion Pb2+ bị khử ở cực dương.	D. ion Pb2+ bị oxi hóa ở cực dương.
Câu Khi ngâm một lá Cu khối lượng 8,48 gam trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy lá Cu ra làm sạch, sấy khô cân được 10 gam. Khối lượng Ag đã phủ trên bề mặt lá Cu là
	A. 2,53 g	B. 2,45 g	C. 2,16 g	D. 1,93 g
Câu Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì. Phải dùng một dung dịch để khuấy mẫu thủy ngân này. Dung dịch đó là
	A. AgNO3.	B. HgSO4.	C. SnSO4.	D. ZnSO4.
Câu Vàng không bị hòa tan trong các axit kể cả HNO3, nhưng bị hòa tan trong nước cường toan. Nước cường toan có thành phần là
	A. HNO3 và HCl đặc theo tỉ lệ thích hợp.	B. HNO3 và HCl loãng với tỉ lệ mol 1 : 3.
	C. HNO3 và H2SO4 đặc tỉ lệ bất kỳ.	D. H2SO4 đặc và HCl theo tỉ lệ thích hợp.
Câu Trong tự nhiên, kẽm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Quặng kẽm quan trọng trong tự nhiên thường có công thức là
	A. ZnS.	B. ZnCO3.	C. ZnO.ZnS	D. ZnCO3.ZnS
Câu Muốn mạ niken một vật bằng sắt người ta phải điện phân một dung dịch muối niken (thí dụ NiSO4) với catot là vật bằng sắt cần mạ, anot làm bằng thanh kim loại niken thô. Phản ứng xảy ra ở các điện cực là
	A. Catot: Ni2+ + 2e → Ni và Anot: Fe → Fe2+ + 2e.
	B. Catot: Fe3+ + 3e → Fe và Anot: Ni → Ni2+ + 2e.
	C. Catot: Ni2+ + 2e → Ni và Anot: Ni → Ni2+ + 2e.
	D. Catot: Fe2+ + 2e → Fe và Anot: Ni → Ni2+ + 2e.
Câu Dùng phản ứng khử Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3 để xác định hàm lượng glucozơ trong nước tiểu của người mắc bệnh tiểu đường. Nếu thử với 10 ml nước tiểu tách ra được 0,54 gam Ag, thì nồng độ glucozơ có trong nước tiểu của người bệnh là
	A. 0,05M	B. 0,75M	C. 0,35M	D. 0,25M
Câu Đồ vật làm bằng Ag để trong không khí lâu ngày thường bị xám đen vì
	A. Ag tác dụng với CO2 trong không khí ẩm.
	B. Ag tác dụng với các thành phần SO2, NO2 có trong không khí.
	C. Ag tác dụng với N2 trong không khí ẩm
	D. Ag tác dụng với H2S và O2 có trong không khí.
Câu Khi bị nhiệt phân, muối AgNO3 bị phân tích theo sơ đồ: AgNO3 → X + Y + Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
	A. Ag2O, N2, O2.	B. Ag, N2O, O2.	C. Ag, NO2, O2.	D. Ag2O, NO, O2.
Câu Điện phân dung dịch AgNO3 với phương trình điện phân là: 4AgNO3 + 2H2O → 4X + Y + 4Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là
	A. Ag, NO2, H2O	B. Ag, O2, HNO3.	C. Ag2O, N2, H2.	D. Ag, NO, HNO3.
Câu Hòa tan hoàn toàn Zn trong dung dịch HNO3 rất loãng thì có phản ứng hóa học theo sơ đồ sau: Zn + HNO3 → X + NH4NO3 + H2O. Khi phương trình được cân bằng với các hệ số nguyên tối giản, tổng các hệ số là
	A. 16	B. 22	C. 28	D. 30
Câu Trong công nghiệp, điều chế Sn từ quặng chứa SnO2 bằng cách
	A. Điện phân SnO2 nóng chảy.	B. Dùng than cốc khử SnO2 ở nhiệt độ cao
	C. Dùng khí H2 khử SnO2.	D. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
Câu Đồng thau là hợp kim
	A. Zn – Cu – Ni	B. Cu – Zn	C. Cu – Al – Zn	D. Zn – Mn
Câu Trước đây người ta thường trộn vào xăng chất Pb(C2H5)4. Khi đốt cháy xăng trong các động cơ, sẽ thải vào không khí PbO, đó là một chất rất độc. Một năm người ta đã dùng hết 227,25 tấn Pb(C2H5)4 pha vào xăng (nay không dùng nữa). Số tấn PbO thải vào khí quyển năm đó là
	A. 163,7	B. 156,9	C. 186,3	D. 148,2
Câu Sản xuất Pb bằng cách nung nóng quặng galen chứa PbS, sau đó khử bằng than cốc. Nếu sử dụng hết 1,0 tấn quặng galen chứa 47,8% PbS thì khối lượng Pb thu được là
	A. 207 kg	B. 223 kg	C. 414 kg	D. 446 kg
Câu Ngâm một thanh Zn vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ
	A. giảm 0,755 gam	B. tăng 1,08 gam	C. tăng 0,755 gam	D. giảm 1,08 gam
Câu Xét phản ứng hòa tan vàng sau: 4Au + O2 + 2H2O + 8NaCN → 4Na[Au(CN)2] + 4NaOH. Để hòa tan 1,97 gam Au thì lượng NaCN cần dùng là
	A. 0,01 mol.	B. 0,02 mol.	C. 0,03 mol.	D. 0,04 mol.
Câu Cho x gam hỗn hợp bột gồm Ni và Zn có cùng số mol vào dung dịch AgNO3 dư, khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Nếu cho x gam hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 dư, khi phản ứng kết thúc thu được (x + 0,4) gam kim loại. Biết Ni = 59, Zn = 65. Giá trị của x là
	A. 12,4 g.	B. 41,6 g.	C. 23,2 g.	D. 30,8 g.
Câu Cho các muối Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3, KNO3. Số muối bị nhiệt phân tạo ra NO2 là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu Từ hỗn hợp bột Fe, Cu, Ag để tách lấy Ag nguyên chất ta dùng
	A. dung dịch HNO3.	B. dung dịch CuSO4.	C. dung dịch FeCl3.	D. dung dịch FeCl2.
Câu Để loại bỏ tạp chất kẽm, chì, đồng có lẫn trong bạc ở dạng bột mà không làm thay đổi khối lượng bạc người ta dùng một lượng dư dung dịch
	A. AgNO3.	B. Pb(NO3)2.	C. Cu(NO3)2.	D. Fe(NO3)3.
Câu Cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch ZnSO4 cho tới dư NH3 

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_Sat_Crom_Dong.docx