Chủ đề: Nhóm VIA ( Oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh)

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1294Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Nhóm VIA ( Oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Nhóm VIA ( Oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh)
 Chủ đề 4: Nhóm VIA 
 ( Oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh)
 Tổng hợp các câu hỏi trong đề thi ĐH, CĐ từ 2007 -2015
VQ1: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là 
 A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml. 
VQ2: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 
 A. 8,98. B. 9,52. C. 10,27. D. 7,25. 
VQ3: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với 
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. 
C. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. 
VQ4: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là 
 A. H2S và Cl2. B. Cl2 và O2. C. NH3 và HCl. D. HI và O3. 
VQ5: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là 
 A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Fe. 
VQ6: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là 
 A. 20. B. 80. C. 40. D. 60.
VQ7: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là 
 A. 4,81 gam. B. 5,81 gam. C. 3,81 gam. D. 6,81 gam.
VQ8: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là 
 A. FeO B. FeS2. C. FeS. D. FeCO3.
VQ9: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là 
 A. Fe2(SO4)3 và H2SO4. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO4 và H2SO4. 
VQ10: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là 
 A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. 
VQ11: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là 
A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2. B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl. 
C. O3 + 2KI + H2O→ 2KOH + I2 + O2. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. 
VQ12: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là 
 A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1. 
VQ13: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
 A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b. 
VQ14: Cho các phản ứng: Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O 4KClO3 → KCl + 3KClO4 O3 → O2 + O 
Số phản ứng oxi hoá khử là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 
Các bạn xem chi tiết tại hochoa.com 

Tài liệu đính kèm:

  • docChu_de_4_Nhom_VIA_Danh_cho_on_thi_DH_CD_rat_huu_ich.doc