Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Hóa học Lớp 9

doc 12 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 452Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm Chương III môn Hóa học Lớp 9
Câu 1. Khí X có tỉ khối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 g khí X người ta thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 
1,8 g H2O. Công thức phân tử của khí X là
A. SO3
B. H2S
C. SO2
D. Trường hợp khác.
Câu 2. Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố được gọi là các dạng:
	A. hợp kim.
	B. đồng khối.
	C. đồng vị.
	D. thù hình.
Câu 3.Cặp chất nào sau đây không phản ứng với nhau?
	A. C và O2
	B. C và H2
	C. Cl2 và O2
	D. H2 và S
Câu 4.Từ các chất sau: MnO2, CaCO3, HCl, Na2SO3 có thể điều chế được các khí:
	A. Cl2, CO2, SO2
	B. CO, CO2, H2S
	C. Cl2, CO2, SO3
	D. CO2, H2S, Cl2
Câu 5. Cho lưu huỳnh tác dụng hết với 1 mol H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí SO2 có thể tích (đktc) là
	Biết PTHH: S + 2H2SO4 đặc, nóng à 3SO2 + 2H2O
A. 5,6 lít
B. 22,4 lít
C. 11,2 lít
D. 33,6 lít
Câu 6. Tỉ khối của khí A so với khí B là 0,5 và tỉ khối của khí B so với khí C là 1,75. Tỉ khối của khí A so với khí C là
A. 0,875
B. 0,587
C. 0,785
D. 0,578
Câu 7. Đốt hỗn hợp gồm 5,6 g sắt và 1,6 g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X phản ứng với dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl cần phải dùng là
	A. 0,22 lít
	B. 0,3 lít
	C. 0,25 lít
	D. 0,2 lít
Câu 8. X là phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro, trong hợp chất này H chiếm 17,65% khối lượng. X là nguyên tố nào sau đây:
	A. Phot pho
	B. Cacbon
	C. Clo
	D. Nitơ
Câu 9. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
Trong một phản ứng hóa học, số mol nguyên tử các nguyên tố có mặt trong phản ứng: 
	A. Có thể thay đổi hoặc không.
	B. Luôn luôn thay đổi.
	C. Không xác định được.
	D. Luôn luôn không thay đổi.
Câu 10. Thí nghiệm nào dưới đây giúp phân biệt khí H2 với khí CO?
A. Sục khí vào nước vôi trong
	B. Đưa giấy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm chứa khí.
	C. Đốt khí trong ống nghiệm rồi thử sản phẩm cháy bằng nước vôi trong
	D. Thử tính tan trong nước.
Câu 11. Hàng năm thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng muối ăn để điều chế clo thì cần bao nhiêu tấn muối (trong các số cho dưới đây)?
	A. 74 triệu tấn
	B. 75 triệu tấn
	C. 74,15 triệu tấn
	D. 80 triệu tấn
Câu 12. Có dung dịch HCl nồng độ 18,25%. Để có 1 mol hiđroclorua cần phải lấy một lượng dd HCl là
	A. 194,5 g
	B. 5,5 g
	C. 200 g
	D. 25,5 g
Câu 13. Khối lượng muối thu được khi cho 2,8 g Fe phản ứng vừa đủ với khí clo là
	A. 8,35 g
	B. 8,125 g
	C. 3,55 g
	D. 8,355 g
Câu 14. Điều chế H2 từ Fe và dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng. Axit nào được lấy với số mol nhỏ nhất để thu được cùng một lượng hiđro?
	A. HCl
	B. H2SO4 loãng
	C. Axit HCl và H2SO4 đều cần lấy số mol như nhau.
	D. Không xác định được.
Câu 15. Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn? Biết PTHH: MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 2KMnO4 + 16HCl  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
	A. KMnO4
	B. MnO2
	C. Lượng Cl2 sinh ra như nhau
	D. Không xác định được
Câu 16. Cho 8,7 g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc thu được 1,9 lít khí Cl2 (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng là
	A. 70.82%
	B. 80.82%
	C. 84.82%
	D. 75.75%
Câu 17. Khi điện phân có màng ngăn dung dịch bão hòa muối ăn trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây?
	A. Khí H2 thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	B. Khí O2 thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	C. Kim loại Na thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	D. Nước Gia ven được tạo ra trong bình điện phân.
Câu 18. Hoàn thành các phản ứng sau:
Cl2 + A  B . B + Fe  C + H2
C + E  F + NaCl . F + B  C + H2O . Các chất A, B, C, E, F lần lượt có thể là
	A. H2, HCl, FeCl3, NaOH, Fe(OH)3
	B. H2, HCl, FeCl2, NaOH, Fe(OH)2
	C. H2O, HClO, FeCl3, NaOH, Fe(OH)3
	D. Tất cả đều sai.
Câu 19. Khi điện phân không có màng ngăn dung dịch bão hòa muối ăn trong nước thì xảy ra hiện tượng nào trong số các hiện tượng cho dưới đây?
	A. Khí H2 thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	B. Khí O2 thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	C. Kim loại Na thoát ra ở catot và khí Cl2 thoát ra ở anot.
	D. Nước Gia ven được tạo ra trong bình điện phân.
Câu 20. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO thu được hỗn hợp kim loại và khí CO2. Nếu số mol CO2 tạo ra từ Fe2O3 và từ CuO có tỉ lệ là 3: 2 thì % khối lượng của Fe2O3 và CuO trong hh lần lượt là
	A. 50% và 50%
	B. 60% và 40%
	C. 40% và 60%
	D. 30% và 70%
Câu 21. Khi dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng có thể quan sát được là
	A. Dung dịch vẩn đục, sau đó trong trở lại
	B. Không thấy hiện tượng gì xảy ra
	C. Dung dịch vẩn đục
	D. Tất cả đều sai
Câu 22. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
	A. 4,48 lít
	B. 2,24 lít
	C. 3,36 lít
	D. 1,12 lít
Câu 23. Khi đốt 5g một mẫu thép trong dòng Oxi thì thu được 0,1g khí CO2. Vậy phần trăm cacbon có chứa trong thép là
	A. 0,54%
	B. 5,4%
	C. 10,8%
	D. 54%
Câu 24. Cho các chất khí: CO2, CO, NO2, NO, H2S, HCl, SO2. Dãy các chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là
A. CO2, NO2, H2S, HCl, SO2
B. CO2, H2S, NO, HCl
C. CO, NO2, NO, SO2
D. Tất cả đều đúng.
Câu 25. Quá trình nào sau đây không tạo ra khí cacbonic?
	A. Quá trình đốt than.
	B. Quang hợp của cây xanh.
	C. Đốt cháy khí đốt thiên nhiên.
	D. Sản xuất vôi sống.
Câu 26. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol là 
 là
	A. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (1)
	B. 2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2 (2)
	C. Có thể xảy ra phản ứng (1) hoặc (2)
	D. Xảy ra cả phản ứng (1) và (2)
Câu 27. Nhóm nào sau đây gồm các khí đều cháy được?
	A. CO, CO2
	B. Cl2, CO2
	C. CO, H2
	D. O2, CO2
Câu 28. Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. kim loại M là kim loại nào cho dưới đây?
	A. Ba
	B. Ca
	C. Zn
	D. Mg
Câu 29. Khi dẫn khí CO qua ống đựng Fe2O3 nung nóng có thể xảy ra phản ứng nào sau đây:
	A. 8CO + 3Fe2O3  6Fe + 8CO2 (1)
	B. 2CO + Fe2O3  2FeCO3 (2)
	C. 3CO + Fe2O3  2Fe + 3CO2 (3)
	D. Cả (2) và (3)
Câu 30.Cho những muối và bazơ sau: MgSO4, NaHCO3, K2S, CuCl2, CaSO4, Ca(OH)2, NaOH, Ca(HCO3)2. Dãy các muối và bazơ tác dụng được với dung dịch Na2CO3 là
	A. MgSO4, CuCl2, K2S, CaSO4, Ca(OH)2
	B. MgSO4, CuCl2, CaSO4, Ca(HCO3)2, Ca(OH)2
	C. CuCl2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, Ca(OH)2, CaSO4
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 31.Cho 21 g MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong có dư, thu được một kết tủa. Khối lượng kết tủa là
	A. 25 g
	B. 35 g
	C. 30 g
	D. 26 g
Câu 32.Na2CO3  lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất, thu được Na2CO3 tinh khiết?
	A. Trung hòa bằng dung dịch NaOH dư rồi cô cạn.
	B. Hòa tan vào nước rồi lọc.
	C. Cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn.
	D. Nung.
Câu 33.Hòa tan a gam một oxit sắt cần 150 ml HCl 3M, nếu khử a gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 
8,4 g sắt. Vậy công thức phân tử oxit sắt là Biết PTHH: FexOy + 2y HCl à 2x FeCl2y/x + y H2O
	 FexOy + y CO à x Fe + y CO2
	A. FeO
	B. Fe3O4
	C. Fe2O3
	D. Kết quả khác.
Câu 34.Khi cho dung dịch axit HCl dư vào dung dịch gồm KHCO3 và K2CO3 sẽ xảy ra phản ứng:
	A. HCl + KHCO3  KCl + H2O + CO2 (1)
	B. 2HCl + K2CO3  2KCl + H2O + CO2 (2)
	C. Xảy ra cả phản ứng (1) và (2)
	D. Có thể xảy ra phản ứng (1) hoặc (2)
Câu 35.Cho các cặp chất sau đây: (1): NaOH và KHCO3; (2): Ca(HCO3)2 và Na2CO3; (3): K2CO3 và NaCl; (4) Ba(OH)2 và K2CO3; (5): Ca(HCO3)2và Ca(OH)2; (6): MgCO3 và NaOH. Những cặp chất tác dụng được với nhau là
	A. 1, 2, 4, 5
	B. 2, 3, 4, 5
	C. 1, 2, 3, 4
	D. 2, 4, 5, 6
Câu 36.Trong nước tự nhên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để đồng thời loại bỏ các muối trên ra khỏi nước tự nhiên?
A. NaHCO3
B. K2SO4
C. Na2CO3
D. NaOH
Câu 37.Có 4 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết?
A. Quỳ tím
B. Quỳ tím và BaCl2
C. Phenolphtalein
D. NaNO3
Câu 38. Biết CTHH của nguyên tố X với O là XO. CTHH của nguyên tố Y với H là YH. CTHH của hợp chất tạo bởi nguyên tố X,Y là.
A. X2Y 	
B. XY2 	
C. XY 	
D. X2Y3..
Câu 39. Cho công thức hoá học của nguyên tố R ( phi kim ) với hiđro là H2R và M( kim loại) với oxi là M2O3; Công thức hoá học hợp chất của R với M là
A. MR 
B. M3R2 
C. M2R3 
D. M2R
Câu 40.Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng, có 2 cốc thủy tinh, mỗi cốc đựng 100 ml dung dịch HCl 2M. Cho vào cốc (1) 20 g MgCO3 và cốc (2) 20 g KHCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân ở vị trí nào?
	A. Thăng bằng
	B. Đĩa đặt cốc (1) thấp hơn
	C. Đĩa đặt cốc (2) thấp hơn
	D. Không xác định được
Câu 41. Rót dung dịch HCl dư vào bình chứa 200 ml dung dịch Na2CO3 ta thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là
	A. 0,5M
	B. 1M
	C. 1,5M
	D. Kết quả khác
Câu 42. Dung dịch nào sau đây ăn mòn thủy tinh?
	A. Dung dịch NaOH đặc
	B. Dung dịch HNO3
C. Dung dịch HF
D. Dung dịch H2SO4
Câu 43. Một loại thủy tinh dùng để làm cửa kính, hoặc đồ dùng gia đình có thành phần: 75%SiO2, 12%CaO, 13% Na2O. Công thức hóa học của loại thủy tinh này dưới dạng các oxit là
	A. Na2O.CaO.6SiO2
	B. Na2O.CaO.SiO2
	C. Na2O.CaO.6SiO2
	D. 6Na2O.6CaO.12SiO2
Câu 44. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp dùng để sản xuất
	A. sản xuất thủy tinh.
	B. sản xuất xi măng.
	C. đồ gốm, sứ.
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 45.Cho chất rắn X (Là muối cacbonat của một kim loại) tham gia phản ứng với dung dịch HCl lấy dư. Toàn bộ khí thoát ra tác dụng vừa đủ với 130 ml dung dịch Ca(OH)2 1M (tỉ lệ 1:1). Khối lượng muối thu được là
	A. 13 g
	B. 23 g
	C. 2,3 g
	D. 1,3 g
Câu 46.Khi cho SiO2 vào nước thì xảy ra trường hợp nào?
	A. Có phản ứng SiO2 + H2O  H2SiO3 (1)
	B. Có phản ứng SiO2 + H2O  H4SiO4 (2)
	C. Không xảy ra phản ứng (3)
	D. Cả (1) và (2)
Câu 47. Hòa tan hoàn toàn 18 g một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Biết hóa trị của kim loại M trong khoảng từ I đến III. Kim loại M là
	A. Fe
	B. Mg
	C. Ca
	D. Al
Câu 48. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là ? 
	A. 4 và 4.
	B. 4 và 3.
	C. 3 và 3
	D. 3 và 4.
Câu 49. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
	A. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố phi kim.
	B. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố halogen.
	C. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm.
	D. Các chu kì (trừ chu kì 1) đều được bắt đầu bằng các nguyên tố kim loại kiềm và được kết thúc bằng các nguyên tố khí hiếm.
Câu 50. Chu kì 3 có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
	A. 9
	B. 18
	C. 8
	D. 4
Câu 51. Nguyên tố Y có Z = 19. Vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
	A. Chu kì 4, nhóm IA.
	B. Chu kì 4, nhóm IIA.
	C. Chu kì 4, nhóm IIIA.
	D. Chu kì 4, nhóm IVA.
Câu 52. Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là 
	A. 10
	B. 8
	C. 20
	D. 3
Câu 53. Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có đặc điểm gì? Nhận xét nào dưới đây sai ? 
	A. Nguyên tử của các nguyên tố có cấu hình electron tương tự nhau.
	B. Nguyên tử của các nguyên tố có số electron hoá trị bằng nhau.
	C. Các nguyên tố này có tính chất hoá học giống nhau.
	D. Nguyên tử của các nguyên tố có cấu hình electron giống nhau.
Câu 54. Trong các câu dưới đây, câu nào sai? 
	A. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
	B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
	C. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
	D. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
Câu 55. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào ? 
	A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.(1)
	B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.(2)
	C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.(3)
	D. Cả (1) (2) (3).
Câu 56. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố ? 
	A. tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.(1)
	B. giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.(2)
	C. giảm theo chiều tăng của tính phi kim.(3)
	D. (2) và (3) đều đúng.
Câu 57. Một nguyên tố R có tổng số hạt (p, n, e) là 52. Số hiệu nguyên tử của R là giá trị nào dưới đây:
	A. 16
	B. 15
	C. 17
	D. Tất cả đều sai.
Câu 58. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc ? 
	A. chu kì 3, nhóm VIA.
	B. chu kì 4, nhóm VIA.
	C. chu kì 3, nhóm IVA.
	D. chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 59. Một chu kì trong bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố nào? 
	A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị.
	B. Các nguyên tố có điện tích hạt nhân tăng dần và có cùng số lớp electron.
	C. Các nguyên tố có điện tích hạt nhân tăng dần và có cùng số electron hóa trị.
	D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron.
Câu 60. Một nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây sai?
	A. X có 3 lớp electron.
	B. X có 6 electron hóa trị.
	C. X có 4 electron ở phân lớp ngoài cùng.
	D. Số electron trong từng lớp trong nguyên tử X là 2/8/2/6.
Câu 61. Chọn câu sai. Trong bảng HTTH các nguyên tố hoá học của Menđêlêep, người ta sắp xếp
	A. số electron tăng dần.
	B. tăng dần khối lượng nguyên tử của các nguyên tố.
	C. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron vào thành chu kì.
	D. tăng dần điện tích hạt nhân Z của nguyên tử các nguyên tố .
Câu 62. Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và có tổng điện tích hạt nhân là 16. X và Y là nguyên tố
	A. Li và Na
	B. Mg và Ca
	C. Be và Mg
	D. Ca và Sr
Câu 63. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính tăng dần tính phi kim?
	A. Si < P < S < Cl
	B. Si < S < P < Cl
	C. Si < P < Cl < S
	D. P < Si < S < Cl
Câu 64. Vị trí của kim loại và phi kim được xếp như thế nào trong bảng tuần hoàn (dạng bảng ngắn)
	A. Kim loại được phân bố ở phần bên trái, phi kim ở bên phải.
	B. Kim loại được phân bố ở phía trên, phi kim ở phía dưới.
	C. Kim loại được phân bố ở phần bên trái, phía dưới, phi kim ở phần bên phải, phía trên.
	D. Kim loại được phân bố ở phía dưới, phi kim ở phía trên.
Câu 65. Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức là RH4. Trong hợp chất oxit cao nhất có 72,73% là oxi. Nguyên tố R là
	A. Lưu huỳnh
	B. Photpho
	C. Nitơ
	D. Cacbon
Câu 66. Hòa tan 12,8 g SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Giả thiết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Nồng độ mol của muối trong dung dịch sau phản ứng là
	A. 0,13M
	B. 0,13M và 0,53M
	C. 0,15M và 0,63M
	D. 0,53M
Câu 67. Cho 16 g đơn chất của nguyên tố Y phản ứng vừa đủ với 46 g Na để tạo ra hợp chất có công thức là Na2Y. Kí hiệu và vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn là
	A. S, ở ô 16, chu kì 6, nhóm III
	B. S, ở ô 16, chu kì 3, nhóm VI
	C. O, ở ô 8, chu kì 6, nhóm II
	D. O, ở ô 8, chu kì 2, nhóm VI
Câu 68. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của X là
	A. Thuộc chu kì 3, nhóm VII, là phi kim mạnh.
	B. Thuộc chu kì 3, nhóm VII, là phi kim yếu.
	C. Thuộc chu kì 3, nhóm VII, là kim loại mạnh.
	D. Thuộc chu kì 7, nhóm III, là kim loại yếu.
Câu 69. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp gồm có các đặc điểm sau:
	A. Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
	B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
	C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 70. Một nguyên tố R tạo với oxi hợp chất R2O7. Cũng nguyên tố R khi tạo hợp chất với khí hiđro hợp chất RH, hiđro chiếm 0,78% theo khối lượng. Tên của R là
	A. Clo (M = 35,5)
	B. Flo (M = 19)
	C. Iot (M = 127)
	D. Brom (M = 80)
Câu 71. Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là
	A. P, N, O, F
	B. O, F, N, P
	C. F, O, N, P
	D. O, N, P, F
Câu 72. Dung dịch một chất có thể dùng để phân biệt 3 ống nghiệm đựng 3 chất bột màu trắng NaCl, Na2CO3, BaCO3 có thể là
	A. Dung dịch Ba(OH)2
	B. Dung dịch H2SO4
	C. Dung dịch HCl
	D. Dung dịch K2SO4
Câu 73. Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là
	A. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2
	B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2.
	C. Na2CO3, NaHCO3, MgCO3, K2CO3
	D. CaCO3, BaCO3, Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2
Câu 74. Khí CO được dùng để:
	A. Duy trì sự sống và sự cháy (1)
	B. Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp (2)
	C. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại (Fe, Cu...) từ các oxit (3)
D. Cả (2) và (3)
Câu 75. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, nguyên tố R chiếm 87,5% về khối lượng. R là nguyên tố:
	A. Clo
	B. Nitơ
	C. Cacbon
	D. Silic 
KIỂM TRA CHƯƠNG III
Câu 1. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại tăng dần:
	A. Fe, Pb, Ni, Zn, Al, Na
	B. Fe, Ni, Pb, Zn, Al, Na
	C. Pb, Ni, Fe, Zn, Mn, Al, Na
	D. Fe, Ni, Zn, Pb, Al, Na
Câu 2. Khí clo có lẫn khí N2 và H2. Phương pháp nào sau đây có thể tinh chế được clo:
	A. Cho qua kiềm (NaOH), cho tác dụng với dung dịch H2SO4.
	B. Cho qua kiềm.
	C. Hợp H2, hợp nước, cho tác dụng với MnO2.
	D. Đốt hỗn hợp, hợp nước.
Câu 3. Rót dung dịch HCl dư vào bình chứa 200 ml dung dịch Na2CO3 ta thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 là
	A. 1M
	B. 0,5M
	C. 1,5M
	D. Kết quả khác
Câu 4. Dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3 sẽ tạo ra được bao nhiêu lít khí cacbonic nếu hiệu suất H = 90%?
	A. 403,2 lít
	B. 22,4 lít
	C. 448 lít
	D. 44,8 lít
Câu 5. Hàng năm thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn clo. Nếu dùng muối ăn để điều chế clo thì cần bao nhiêu tấn muối (trong các số cho dưới đây)?
	A. 74,15 triệu tấn
	B. 74 triệu tấn
	C. 75 triệu tấn
	D. 80 triệu tấn
Câu 6. Cho 69,6 g mangan đioxit tác dụng với HCl đặc, dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng là
	A. 1,6M; 1,6M và 0,6M
	B. 1,6M; 1,6M và 0,8M
	C. 1,6M; 1,6M và 0,7M
	D. 1,7M; 1,7M và 0,8M
Câu 7. Chọn câu trả lời sai trong số các câu sau:
	A. Không nên dùng chai lọ thủy tinh để đựng axit vì axit có tính ăn mòn thủy tinh.
	B. Thành phần chính của thủy tinh là hỗn hợp natri silicat Na2SiO3 và canxi silicat CaSiO3.
	C.Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng...từ những hợp chất thiên nhiên của silic và các hóa chất cần thiết khác.
	D. Thành phần chính của xi măng là canxi silicat và canxi aluminat.
Câu 8. Hòa tan a gam một oxit sắt cần 150 ml HCl 3M, nếu khử a gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 8,4 g sắt. Vậy công thức phân tử oxit sắt là
	A. Fe2O3
	B. FeO
	C. Fe3O4
	D. Kết quả khác.
Câu 9. Tính chất hóa học nào sau đây là của phi kim?
	A. Tác dụng được với axit tạo thành muối và giải phóng hiđro.
	B. Tác dụng được với bazơ tạo thành muối.
	C. Tác dụng được với oxi tạo thành oxit bazơ.
	D. Tác dụng được với kim loại tạo thành muối.
Câu 10. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, nguyên tố R chiếm 87,5% về khối lượng. R là nguyên tố:
	A. Clo
	B. Nitơ
	C. Cacbon
	D. Silic
Câu 11. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức chung là R2O5, có chứa 56,34% oxi về khối lượng. R là nguyên tố
	A. Photpho
	B. Lưu huỳnh
	C. Nitơ
	D. Cacbon
Câu 12. Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 10 kg than cốc có chứa 84% C (biết 1 mol C cháy tỏa ra 396 kJ, C = 12) là
	A. 330000kJ
	B. 280500 kJ
	C. 396000 kJ
	D. 277200 kJ
Câu 13. Na2CO3 lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất, thu được Na2CO3 tinh khiết?
	A. Trung hòa bằng dung dịch NaOH dư rồi cô cạn.
	B. Cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn.
	C. Hòa tan vào nước rồi lọc.
	D. Nung.
Câu 14. Cho lưu huỳnh tác dụng hết với 1 mol H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí SO2 có thể tích (đktc) là
	A. 5,6 lít
	B. 22,4 lít
	C. 33,6 lít
	D. 11,2 lít
Câu 15. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
	A. Trong chu kì khi đi từ trái sang phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
	B. Trong chu kì khi đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử không thay đổi.
	C. Trong chu kì khi đi từ trái sang phải, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
	D. Trong chu kỳ, tất cả đều có số lớp electron tăng dần.
Câu 16. Khi đốt 5g một mẫu thép trong dòng Oxi thì thu được 0,1g khí CO2. Vậy phần trăm cacbon có chứa trong thép là
	A. 5,4%
	B. 54%
	C. 10,8%
	D. 0,54%
Câu 17. Số phân tử hiđro có trong 1 ml khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn là
	A. 1,69.1019
	B. 3,96.1019
	C. 2,69.1019
	D. 2,96.1019
Câu 18. Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn?
	A. KMnO4
	B. Lượng Cl2 sinh ra như nhau
	C. MnO2
	D. Không xác định được
Câu 19. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau đây để nhận biết dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3?
	A. Dung dịch AgNO3
	B. Dung dịch HCl
	C. Dung dịch BaCl2
	D. Dung dịch NaNO3
Câu 20. Cho 1,11 gam một kim loại tác dụng với nước, thu được 1,792 lít H2 ở đktc. Kim loại kiềm đó là
	A. Li
	B. Na
	C. Rb
	D. K
Câu 21. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố halogen? (nhóm VIIA)
	A. B (bo)
	B. H (hiđro)
	C. P (photpho)
	D. I (iot)
Câu 22. Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì đung dịch có màu nào?
	A. Đỏ
	B. Xanh
	C. Không màu
	D. Tím
Câu 23. Từ một tấn than than chứa 92% cacbon có thể thu được 1460 m3 khí CO (đktc) theo sơ đồ phản ứng: 
2C + O2  2CO . Hiệu suất của phản ứng này là
	A. 70%
	B. 85%
	C. 75%
	D. 80%
Câu 24. Để tiết kiệm axit HCl trong việc điều chế Cl2, cần dùng chất nào sau đây cho tác dụng với dung dịch axit HCl?
	A. KMnO4 (1)
	B. KClO3 (2)
	C. CaOCl2 (3)
	D. Cả (2) và (3)
Câu 25. Nhóm gồm các nguyên tố phi kim được xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là
	A. Cl, S, P, Si
	B. Si, Cl, S, P
	C. Si, S, P, Cl
	D. Si, Cl, P, S
Câu 26.Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp gồm có các đặc điểm sau:
	A. Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
	B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
	C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 27. Dung dịch nào sau đây ăn mòn thủy tinh?
	A. Dung dịch HNO3
	B. Dung dịch NaOH đặc
	C. Dung dịch HF
	D. Dung dịch H2SO4
Câu 28. Cho các chất khí: CO2, CO, NO2, NO, H2S, HCl, SO2. Dãy các chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là
	A. CO2, H2S, NO, HCl
	B. CO2, NO2, H2S, HCl, SO2
	C. CO, NO2, NO, SO2
	D. Tất cả đều đúng.
Câu 29. Dãy gồm các đơn chất được tạo nên từ các nguyên tố mà nguyên tử của chúng đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng là
	A. F2, Cl2, Br2, I2
	B. S, O2, Br2
	C. O2, Cl2, F2
	D. N2, O2, Br2
Câu 30. Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức là RH4. Trong hợp chất oxit cao nhất có 72,73% là oxi. Nguyên tố R là
	A. Lưu huỳnh
	B. Photpho
	C. Nitơ
	D.Cacbon

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_chuong_iii_mon_hoa_hoc_lop_9.doc