Đề thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai năm học 2016-2017 môn: Hóa học (chuyên)

pdf 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2276Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai năm học 2016-2017 môn: Hóa học (chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai năm học 2016-2017 môn: Hóa học (chuyên)
Fanpage Hóa Học Vui www.facebook.com/Mteam.H2V 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỒNG NAI 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
NĂM HỌC 2016-2017 
Môn: HÓA HỌC (Chuyên) 
Thời gian làm bài: 150 phút 
(Đề thi này có 02 trang, có 06 câu) 
Họ và tên thí sinh: ............................................................................... Số báo danh: .................................... 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; 
S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108. 
Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
Câu 1. (1,75 điểm) 
1.1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 
A CO2
tinh bét
NaHCO3
glucoz¬
Na2CO3
r­îu etylic axit axetic
X
Y A
(1)
(2)
(6)
(3)
(7)
(4)
(8)
(5)
(9) (10)
Xác định A,X,Y (biết A là thành phần chính của khí thiên nhiên). Viết các phương trình hóa học thực 
hiện dãy chuyển hóa trên, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). 
1.2. Hỗn hợp rắn M gồm 3 oxit Fe2O3, Al2O3 và CuO. Trình bày cách tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn 
hợp rắn M ban đầu (không cần viết phương trình hóa học). 
Câu 2. (1,75 điểm) 
2.1. Cho bộ thiết bị điều chế khí X từ chất rắn và chất lỏng 
như hình vẽ bên. Khi X lần lượt là các khí sau: C2H2, SO2, 
Cl2. Hãy chọn từng cặp chất A,B phù hợp để thu được từng 
khí trên, nêu hiện tượng xảy ra với giấy quỳ tím, giải thích, 
viết phương trình hóa học. 
2.2. Có hỗn hợp khí Y gồm SO2 và C2H2. Để thu được 
C2H2 tinh khiết người ta có thể dùng lượng dư dung dịch 
chất nào trong số các chất sau: Br2, Na2SO3, NaOH, 
Na2CO3? Giải thích cụ thể từng trường hợp, viết phương 
trình hóa học xảy ra. 
Câu 3. (1,5 điểm) Cho 5 công thức phân tử sau: C4H8O2, C2H6O, C2H4O2, C2H4, C3H8O. Trong 5 công 
thức phân tử đã cho, biết A,B,D,E là công thức phân tử của 4 hợp chất hữu cơ, mạch hở (mỗi công thức 
phân tử chỉ ứng với một chất). Biết rằng: 
- Khi đốt cháy từng chất B,D,E thì thu được thể tích CO2 bằng thể tích H2O (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, 
áp suất). 
- Tác dụng được với NaOH có: D và E. 
- Tác dụng được với Na có: A và E. 
- Khi E tác dụng với A trong điều kiện thích hợp thu được D. 
a. Xác định công thức phân tử của A,B,D,E. Viết công thức cấu tạo của mỗi chất. 
b. Trình bày cách nhận biết 3 chất lỏng A,D và E ở trên được chứa trong các bình riêng biệt. Nêu hiện 
tượng thu được và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 
A 
B 
Khí X 
Quỳ tím 
H2O 
Fanpage Hóa Học Vui www.facebook.com/Mteam.H2V 
Câu 4. (1,5 điểm) Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở A,B (trong đó A có công thức phân tử là 
CnH2n+2, có tính chất tương tự metan, còn B có công thức phân tử CmH2m, có tính chất tương tự etilen). 
Cho 3,136 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng 1,4 gam và có 
2,016 lít khí (đktc) thoát ra. Đem đốt cháy hoàn toàn khí thoát ra ở trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy 
vào dung dịch nước vôi trong thu được 17 gam kết tủa, lọc lấy dung dịch sau phản ứng và đun nóng, thấy 
tạo thêm 5 gam kết tủa. 
 Xác định công thức phân tử và tính phần trăm theo thể tích của A và B trong hỗn hợp X ban đầu. 
Câu 5. (1,25 điểm) Cho hai chất X,Y đều chỉ chứa C,H,O. Khối lượng phân tử của Y lớn gấp 1,5 lần khối 
lượng phân tử của X. Biết phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong X bằng phần trăm khối lượng 
của nguyên tố đó tương ứng trong Y. Trong mỗi chất, cacbon đều chiếm 40% về khối lượng. Khi đốt 
cháy hoàn toàn 0,448 lít (đktc) hỗn hợp gồm X và Y cần dùng vừa đủ 0,05 mol O2. Biết rằng với cùng 
một lượng chất Y khi tác dụng với Na hay NaHCO3 đều thu được số mol khí bằng nhau. 
Câu 6. (2,25 điểm) 
6.1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 5,2 gam Zn và 4,48 gam Fe với lượng vừa đủ hỗn hợp khí X gồm 
Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua. Hòa tan Y bằng một lượng 
vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 
56,69 gam kết tủa. 
 Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính phần trăm theo thể tích khí O2 trong X. 
6.2. 
a. Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ 
Long), động Phong Nha, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) và các hang động ở nhiều địa phương khác có 
nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp. Thạch nhũ được hình thành qua quá trình 
biến đổi liên túc và lâu dài. 
Bằng kiến thức hóa học của mình, em hãy giải thích ngắn gọn sự hình thành thạch nhũ trong các hang 
động trên. 
b. Khi dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn 
trên đồ thị sau: 
 Dựa vào đồ thị trên, khi lượng CO2 đã dẫn vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa xuất hiện 
tương ứng là bao nhiêu gam? 
-----HẾT----- 
số mol CO2 
số mol CaCO3 
0 0,3 1,0 
a 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_TUYEN_SINH_LOP_10_CHUYEN_HOA_DONG_NAI_20162017.pdf