Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 38

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi Hóa học lớp 9 - Đề 38
PHÒNG GD&ĐT BÙ ĐĂNG ĐỀ THI HS GIỎI HÓA 9 
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH ( NĂM HỌC 2015 – 2016 )	 
 ( Thời gian làm bài 150 phút )
Câu 1. (3,5điểm)
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
 Câu2: (3 điểm)
Từ các chất Na2O, CaO, H2O, CuSO4, FeCl3 . Viết các phương trình hóa học điều chế các hiđroxit tương ứng.
Có 5 gói bột trắng là KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ được dùng thêm nước, khí cacbon đioxit và các dụng cụ cần thiết. Hãy nhận biết từng chất bột trắng nói trên.
Câu 3 (4 điểm):
 Cho 10,4g Hỗn hợp bột Mg và Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 2M, sau phản ứng thu được 19,2g chất rắn B và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc, rửa và nung kết tủa mới thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24g hỗn hơp 3 oxit. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4 (3,5đ) :
1. Muối A có công thức XY2, tổng số hạt cơ bản trong A là 140, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Cũng trong phân tử này thì số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X cũng là 44 hạt. Xác định công thức phân tử của A.
2. Nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ riêng biệt sau: KCl; NH4NO3 ; Ca(H2PO4)2
Câu 5 (3,5 điểm): 
Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II không đổi. Hòa tan hết 13,4 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch và 4,928 lít (đktc) khí H2 bay ra. Mặt khác khi cho 13,4 gam hỗn hợp X hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch và 6,048 lít (đktc) khí SO2 bay ra.
	Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong 13,4 gam hỗn hợp X.
Câu 6 (2,5 điểm): 
Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
	Cu CuCl2 Cu(OH)2	 CuO	 Cu FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3 Al2O3 Al
 Hưỡng Dẫn Chấm
1
(3,5đ)
Dùng thuốc thử Ba(OH)2 cho đến dư: Nhận được 7 chất. 
* Giai đoạn 1: nhận được 5 chất 
- Chỉ có khí mùi khai NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 2NH3 + BaCl2 + 2H2O
- Có khí mùi khai + trắng (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 2NH3 + BaSO4 + 2H2O
- Chỉ có trắng Na2SO4
2Na2SO4 + Ba(OH)2 2NaOH + BaSO4
- Dung dịch có màu hồng phenolphtalein
- Có , sau đó tan Zn(NO3)2 
Zn(NO3)2 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + Zn(OH)2
Zn(OH)2 + Ba(OH)2 Ba[Zn(OH)4] (hoặc BaZnO2 + H2O)
* Giai đoạn 2, còn dd HCl và NaCl: Lấy một ít dd (Ba(OH)2 + pp) cho vào 2 ống nghiệm. Cho từ từ từng giọt ddịch HCl/NaCl vào hai ống nghiệm:
- ống nghiệm mất màu hồng sau một thời gian ddHCl
- ống nghiệm vẫn giữ được màu hồng dd NaCl
2
1.
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
CuSO4 + Ca(OH)2 → Cu(OH)2↓ + CaSO4
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓+ 3NaCl
2FeCl3 + 3Ca(OH)2 → 2Fe(OH)3↓+ 3CaCl2
1,5 điểm
2.
- Lấy mẫu thử
- Hòa tan lần lượt các mẫu thử vào nước: Hai mẫu không tan là BaCO3 và BaSO4, ba mẫu tan là KNO3, K2CO3 và K2SO4.
- Sục khí CO2 vào 2 ống nghiệm chứa 2 mẫu không tan: Mẫu tan là BaCO3 mẫu không tan là BaSO4:
 BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
- Lấy dung dịch Ba(HCO3)2 thu được cho vào 3 mẫu muối kali tan: Dung dịch không tạo kết tủa trắng là KNO3:
 K2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 ↓ + 2KHCO3
 K2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 ↓ + 2KHCO3
- Sục khí CO2 vào 2 ống nghiệm có kết tủa trên: kết tủa nào tan ra thì muối ban đầu là K2CO3. Muối kia là K2SO4.
1,5 điểm
3
 Vì thu được hỗn hợp 3 oxit => Trong dung dịch C phải có 3 muối => Mg , Fe hết, CuSO4 dư
 Gọi x,y là số mol của Mg, Fe trong 10,4g hỗn hợp
=> 24x + 56y = 10,4 (*)
nCuSO4 = 0,2.2 = 0,4 mol
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Mol: x x x x
 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mol: y y y y
64x + 64y = 19,2 (**)
C + NaOH, nung kết tủa tu được
 MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4
Mol: x x
 FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Mol: x x
 CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Mol: 0,4- (x+y) 0,4- (x+y) 
 Mg(OH)2 → MgO + H2O
Mol: x x
 2Fe(OH)2 + O2 → Fe2O3 + 2H2O
Mol: x 0,5 x 
 Cu(OH)2 → CuO + H2O
Mol: 0,4- (x+y) 0,4- (x+y) 
=> 40x + 80y + 80.(0,4 – (x+y)) = 24g (***)
Từ (*), (**), (***) ta được x= 0,2; y = 0,1
Vậy mMg = 0,2.24 = 4,8g
 MFe = 0,1 .56 = 5,6g
 4 điểm
 4
Ý 1: 
Gọi px ; nx là số proton và nơtron của X
 Py ; ny là số proton và nơtron của Y
Theo bài ra ta có hệ pt
 ( 2Px+ nx ) + 2( 2py + ny) = 140
 (2px+ 4py ) – (nx + 2ny) = 44
 4py – 2Px = 44
Giải ra được : px = 12 (Mg) Py = 17 (Cl)
Vậy CTPT cuat A là MgCl2
Ý 2:
- Trích mỗi chát thành nhiều mẫu thử và đánh số
- Hòa tan mỗi chất vào nước để được các dung dịch tương ứng
- Cho lần lượt mỗi dung dịch trên vào dung dịch nước vôi trong
+ Nếu thấy có khí bay lên là NH4NO3
NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + NH3 ↑ + H2O
+ Nếu có kết tủa là Ca(H2PO4)2
Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓+ H2O
+ Nếu không có hiện tượng gì là KCl
Câu 5 (3,5 điểm): Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II không đổi. Hòa tan hết 13,4 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,928 lít khí và dung dịch A. Mặt khác khi cho 13,4 gam hỗn hợp X hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được dung dịch và chỉ cho 6,048 lít khí SO2 bay ra.
	Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong 13,4 gam hỗn hợp X.
3
(3,5đ)
Gọi x là số mol Fe và y là số mol M trong 13,4 g hỗn hợp X. Các phương trình phản ứng:
Fe + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2 (1)
x x
M + H2SO4 (loãng) M(SO4) + H2 (2)
y 
2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (3)
x 1,5x
M + 2H2SO4 (đặc, nóng) M(SO4) + SO2 + 2H2O (4)
y y 
1,0
Từ (1) và (2): = x + y = = 0,22 x + y = 0,22 (5)
Từ (3) và (4): = 1,5x + = = 0,27 3x + 2y = 0,54 (6)
0,75
Từ (5), (6) suy ra x = 0,1 và y = 0,12
0,5
Khi đó, từ 56x + My = 13,4 và x = 0,1 suy ra My = 13,4 – 5,6 = 7,8
 = = 32,5 M = 65 M là Zn
0,75
Trong hỗn hợp X có: mFe = 56. 0,1 = 5,6 (g); mZn = 65.0,12 = 7,8 (g)
0,5
1. Cu + Cl2 CuCl2
 3,5 điểm
2. CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl
3. Cu(OH)2 CuO + H2O
4. CuO + H2 Cu + H2O
 6
5. Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2
6. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
7. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
8. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
9. Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe
10. 2Al2O3 4Al + 3O2

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ BM.doc