Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương IV

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2242Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương IV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương IV
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG IV
MÔN HÓA HỌC 10
--- o0o ---
Câu 1 : Phát biểu nào sau đây sai:
A/. Trong phản ứng oxi hóa khử, chất đóng vai trò là chất oxi hóa sẽ bị khử và ngược lại.
B/. Chất khử là chất có thể cho electron cho các chất khác.
C/. Khử một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó.	
D/. Tính chất hoá học cơ bản của phi kim là tính khử.
Câu 2 : Chỉ ra mệnh đề đúng:
A/. Có phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử.
B/. Trong một phản ứng oxi hoá – khử không thể tồn tại một chất vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá
C/. Sự khử và sự oxi hoá là 2 quá trình ngược nhau nhưng cùng tồn tại đồng thời trong một phản ứng oxi hoá – khử.
D/. Một chất có tính khử gặp một chất có tính oxi hoá nhất định phải xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 3 : Trong hóa học vô cơ , phản ứng hóa học nào có số oxi hóa của các nguyấn tố luôn không đổi ?
A/. Phản ứng hóa hợp.	B/. Phản ứng trao đổi.
C/. Phản ứng phân hủy.	D/. Phản ứng thế.
Câu 4 : Trong hóa học vô cơ, phản ứng hóa học nào luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?
A/. Phản ứng hóa hợp.	B/. Phản ứng trao đổi.
C/. Phản ứng phân hủy.	D/. Phản ứng thế.
Câu 5 : Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyấn tắc :
A/. Tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận.
B/. Tổng số electron do chất oxi hóa cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận.
C/. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.
D/. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất bị oxi hóa nhận.
Câu 6 : Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hóa học nào có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải phản ứng oxi hóa – khử ?
A/. Phản ứng hóa hợp và phản ứng trao đổi.
B/. Phản ứng trao đổi và phản ứng thế.
C/. Phản ứng thế và phản ứng phân hủy.
D/. Phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.
Câu 7 : Cho các phản ứng sau: 
2HCl + Ca → CaCl2 + H2 (1)  
FeCl2+ Zn → ZnCl2 + Fe (2)
CuCl2 + 2NaOH → NaCl + Cu(OH)2 (3)  	
Na + 1/2Cl2 → NaCl (4)
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O (5) 	
Các phản ứng có sự trao đổi electron là:
A/. 1, 2, 4. 	B/. 1, 2, 5.	 
C/. 1, 2,.	D/. Cả 5 phản ứng
Câu 8 : Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử là :
A/. Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
B/. AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3
C/. MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D/. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl ® 6FeCl3 + KCl + 3H2O
Câu 9 : Trong phản ứng :10FeSO4 + KMnO4 + 8H2SO4 ® 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
A/. FeSO4 là chất oxi hóa, KMnO4 là chất khử.
B/. FeSO4 là chất oxi hóa, H2SO4 là chất khử.
C/. FeSO4 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.
D/. FeSO4 là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa.
Câu 10 : Cho phản ứng : 2NO2+2NaOH®NaNO3+NaNO2+H2O. NO2 đóng vai trò là :
A/. chất oxi hóa.	B/. chất khử.
C/. A và B đều đúng.	D/. A và B đều sai.
Câu 11 : Trong phản ứng : 2KClO3 ® 2KCl + 3O2­. KClO3 là :
A/. chất oxi hóa.	B/. chất khử.
C/. A và B đều đúng.	D/. A và B đều sai.
Câu 12 : Phản ứng hóa học mà NO2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa là phản ứng nào sau đây ?
A/. 2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O.
B/. NO2 + SO2 ® NO + SO3.
C/. 2NO2 ® N2O4.
D/. 4NO2 + O2 + 2H2O ® 4HNO3.
Câu 13 : Phản ứng hóa học mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hóa và không đóng vai trò chất khử là :
A/. SO2 + 2H2S ® 3S + 2H2O.
B/. SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O.
C/. SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr.
D/. Không có phản ứng nào. 
Câu 14 : Cho sơ đồ phản ứng : S→FeS→ SO2→SO3→NaHSO3. Tổng số phản ứng oxi hoá khử là : 
A/. 2	B/. 1	C/. 4	D/. 3
Câu 15 : Cho các chất và ion sau: Cl– , Na, NH3, HCl, SO42–, O2–, Fe2+, SO3, SO2, NO, N2O, NO3– N2O5, Cl2. Các chất và ion chỉ thể hiện được tính khử trong các phản ứng oxi hóa khử là : 
A/. Na, O2–, HCl, NH3, Fe2+.	B/. Cl–, Na, O2–.
C/. Na, O2–, NH3, HCl.	D/. Cl–, Na, O2–, NH3, Fe2+.
Câu 16 : Cho các phản ứng sau:
(a) Na + H2O → NaOH + H2 	
(b) Na2O + H2O → NaOH
(c) 2NaCl + 2H2O →  2NaOH + Cl2 + H2	
(d) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 
(e) CuSO4 + H2O →  Cu + H2SO4 + ½ O2	
(f) 6KCl + 2KMnO4 + 4H2O → 3Cl2 + 2MnO2 + 8KOH
Trong các phản ứng nào, H2O đóng vai trò là một chất oxi hóa?
A/. (a),(c),(e).	B/. (a),(c).	
C/. (a),(c),(f).	D/. Tất cả đều sai.
Câu 17 : Xét các phản ứng sau: 
(1) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O	
(2) Fe2O3 + CO → Fe + CO2 
(3) Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O 	
(4) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S 	
(5) 4FeS + 7O2 → 2Fe2O3 + 4SO2 	 	
(6) 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
(7) 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O 	
Các phản ứng thuộc loại oxi hoá – khử là:
A/. 1, 2, 5, 7.	B/. 1, 2, 5.	
C/. 1, 2, 5, 7, 8.	D/. 1, 2 , 3 , 5, 6, 7.
Câu 18 : Cho các phản ứng sau: 
(a) HCl + Na → NaCl + H2	
(b) 16HCl + 2KMnO4 → 5Cl2 + 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O
(c) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O	 
(d) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
(e) HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2	
(f) HCl + Fe → FeCl2 + H2
Các phản ứng trong đó HCl đóng vai trò là một chất oxi hóa là:
A/. (a) , (e) , (f).	B/. (a) , (f).	
C/. (b) , (c) , (e).	D/. (a) , (b) , (c) , (d), (f).
Câu 19 : Phản ứng HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là :
A/. 2, 1, 1, 1, 1.	B/. 2, 1, 1, 1, 2.
C/. 4, 1, 1, 1, 2.	D/. 4, 1, 2, 1, 2.
Câu 20 : Phản ứng Cu + H2SO4 + NaNO3 ® CuSO4 + Na2SO4 + NO2 + H2O có hệ số cân bằng của các chất lần lượt là:
A/. 1, 1, 2, 1, 1, 2, 1.	B/. 2, 2, 1, 2, 1, 2, 2.
C/. 1, 2, 2, 1, 1, 2, 2.	D/. 1, 2, 2, 2, 2, 1, 1.
Câu 21 : Hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng FeS + HNO3 ® Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O lần lượt là : 
A/. 1 , 3 , 1 , 0 , 3 , 3.	B/. 2 , 6 , 1 , 0 , 6 , 3.
C/. 3 , 9, 1 , 1 , 9 , 4.	D/. 3 , 12 , 1 , 1 , 9 , 6.
Câu 22 : Cho phản ứng FeS + O2 (dư) → Fe2O3 + SO2.Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng trên là :
A/. 23.	B/. 19.	C/. 17.	D/. 25.
Câu 23 : Cho phương trình : K2SO3 + KMnO4 + KOH ® K2SO4 + K2MnO4 + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng lần lượt là:
A/. 5 , 2 , 2 , 5 , 2 , 1.	B/. 2 , 5 , 5 , 2 , 5 , 3.
C/. 1 , 2 , 2 , 1 , 2 , 1.	D/. 3 , 2 , 2 , 3 , 2 , 1.
Câu 24 : Hệ số cân bằng của phản ứng : FeS + HNO3 ®Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O lần lượt là:
A/. 1 , 12 , 1 , 1 , 6 , 6.	B/. 1, 9 , 1 , 1 , 3 ,2.	
C/. 1 , 6 , 1 , 1 , 3 , 2.	D/. 1 , 12 , 1 , 1 , 9 , 5.
Câu 25 : Trong các phản ứng sau , đâu là phản ứng oxi hóa–khử ?
A/. NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O. 
B/. H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O.
C/. CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2S. 
D/. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl.
Câu 26 : Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3+ H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng là:
A/. 8 , 6 , 8 , 3 , 3. 	B/. 8 , 30 , 8 , 3 ,9. 
C/. 2 , 12 , 2 , 2 , 3 , 6. 	D/. 8 , 30 , 8 , 3 , 15.
Câu 27 : Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử?
A/. CO2 + NaClO + H2O → HClO + NaHCO3. 
B/. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. 
C/. 4KClO3 → KCl + 3KClO4. 
D/. Cl2 + H2O → HCl + HClO.
Câu 28 : Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò chất oxi hoá ?
A/. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O.	
B/. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
C/. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
D/. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

Tài liệu đính kèm:

  • docTrắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương IV.doc