Đề cương ôn tập học kì II Hóa học 10

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1113Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II Hóa học 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (2014 – 2015)
HÓA HỌC 10 
Câu 1. Bằng phương trình phản ứng, hãy chứng minh:
	a. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự: F2, Cl2, Br2, I2.
	b. Axit clohiđric HCl là một axit mạnh; có tính oxi hóa; tính khử.
	c. H2S có tính khử mạnh.
	d. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; là một oxit axit.
	e. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh; có tính axit mạnh.
Câu 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) trong các trường hợp sau:
	a. Cl2 tác dụng với: khí H2S, dd H2S, Al, Fe, Cu, dd NaOH, dd KI, H2, Ca(OH)2
	b. H2SO4 loãng tác dụng với: Al, Fe, Ag, Cu, NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, 
	CuO, Fe2O3, BaCl2, NaHCO3, BaCO3, NaCl, FeCO3, S, FeS, NaBr. NaI.
	c. H2SO4 đặc tác dụng với: Al, Fe, Ag, Cu, NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, 
	CuO, Fe2O3, BaCl2, NaHCO3, BaCO3, NaCl, FeCO3, S, FeS, NaBr, NaI.
	( Ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có )
Câu 3. Nhận biết các hóa chất sau chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn:
	a. Dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI.
	b. Dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2.
	c. Dung dịch: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4.
	d. Bột: Na2S, Na2SO3, Na2SO4, CaCO3, BaSO4.
	e. Khí: O2, SO2, H2S, Cl2.
	g. Khí: O2, O3.
Câu 4. Viết phương trình phản ứng điều chế các chất sau trong phòng thí nghiệm, 
	trong công nghiệp ( ghi rõ điều kiện phản ứng ): Cl2, HCl, SO2, O2, H2SO4.
Câu 5. Cho 27,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 
	2M thấy thoát ra 15,68 lít H2 (đktc). Xác định:
	a. Thành phần % khối lượng các kim loại trong X.
	b. Thể tích dd HCl 2M đã dùng, biết rằng lượng axit được lấy dư 20% so với 
	lượng cần cho phản ứng.
	c. Thể tích khí clo (đktc) tối thiểu cần dùng để tác dụng hết với 27,8 gam X nói 
	trên.
Câu 6. Cho 25,3 gam hỗn hợp Y gồm Al, Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 400 ml dung
	 dịch HCl 2,75M thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối và V lít khí ở 
	đktc. Tính V, m.
Câu 7. Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy
	 thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Tính:
	a. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
	b. Thể tích khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc ) thu được khi 6,8 gam X
	tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 8. Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp X gồm 19,6 gam Fe và 9,6 gam S trong bình 
	kín không có không khí thu được hỗn hợp rắn Y. Xác định:
	a. Thành phần % khối lượng các chất trong Y.
	b. Thể tích khí thu được ở đktc khi cho Y tác dụng với lượng dư dd HCl
	c. Thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được khi cho Y tác 
	dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư
	( Hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong bài tập trên)
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí 
	A có tỉ khối đối với hiđro là 20.
	a. Xác định % thể tích các khí trong A.
	b. Dẫn hỗn hợp A vào bình chứa dd Ca(OH)2 dư được 6 gam kết tủa. Tính V, m
Câu 10. Hỗn hợp khí A gồm O2 và Cl2. A phản ứng vừa đủ với hỗn hợp B gồm 4,80 
	gam Mg và 8,10 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của 
	hai kim loại. Xác định % khối lượng, % thể tích các khí trong A.
Câu 11. Để 11,2 gam sắt ngoài không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp X 
	gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu 
	được 4,48 lít SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc )
	a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	b. Tính m.
Câu 12. Tính khối lượng muối thu được khi cho 11,2 lít SO2 (đktc) tác dụng với:
	a. 500 ml dung dịch NaOH 1M.
	b. 350 ml dung dịch NaOH 2M.
	c. 400 g dung dịch NaOH 10%.
-------------HẾT------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_TAP.doc