Tiết 75: Kiểm tra (bài số 2) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 75: Kiểm tra (bài số 2) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75: Kiểm tra (bài số 2) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 75: KIỂM TRA (BÀI SỐ 2) 
LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
A. MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ Thấp
Cấp độ Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Thơ
Các bài thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.
Nhớ thời gian ra đời, đặc điểm nhân vật, hình ảnhthơ,thể loại.
Thuộc một số khổ thơ.
Ý nghĩa cuả các hình ảnh trong thơ,biện pháp nghệ thuật.
Ý nghĩa của hình ảnh trong bài thơ
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2(C4,5)
1,0
10%
1(C7)
1,0
10%
2(C1,2)
1,0
10%
1(C8)
2,0
20%
6
5,0
50%
2. Truyện
Truyện Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945.
Nhớ tình huống truyện trong tác phẩm đã học,kết thúc truyện.
.
Ý nghĩa nội dung tác phẩm và rút ra bài học cho bản thân
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2(C3,6)
1,0
10%
1(C9)
4,0
40%
3
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
3,0
30%
2
1,0
10%
1
2,0
20%
1
4,0
40%
9
10,0
100%
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 75: KIỂM TRA (BÀI SỐ 2) 
LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Họ và tên HS: ......
Lớp: ..
Điểm:
Lời phê:
Đề: (Đề kiểm tra 02 trang)
I. Trắc nghiệm: (3đ): *Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: “Bài thơ tiểu đội xe không kính” viết về những người bộ đội lái xe, tác giả đã chọn chi tiết nào để lập nên tứ thơ?
A. Khẩu súng.	B. Bom đạn.	C. Xe không kính.	D. Gian khổ.
Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” có liên quan đến đạo lý truyền thống tốt đẹp nào của dân tôc ta?
A. Uống nước nhớ nguồn.	B. Tôn sư trọng đạo.	 C. Lá lành đùm lá rách.	D. Nước chảy đá mòn.
Câu 3: Tình huống cơ bản của truyện ngắn” Lặng lẽ SaPa” là gì?
A. Anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng gặp cô kĩ sư trẻ.
B. Anh thanh niên trò chuyện với bác lái xe trên suốt chặng đường về với SaPa.
C. Cuộc gặp gỡ của người thanh niên với bác lái xe cùng hai hành khách là ông họa sĩ và cô kĩ sư.
D. Ông họa sĩ phác họa hình ảnh của anh thanh niên ở trạm khí tượng.
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (đầu súng, đầu sông, đầu rừng, đầu núi):
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
trăng treo.
Câu 5: Học sinh điền (Đ, S) vào ô trống cho thích hợp:
Giá trị nội dung của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được tạo nên từ những chi tiết nào?
STT
Nội dung
Đáp án
Đúng
Sai
1
Truyện thể hiện cảm động tình cha con sâu đậm và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
2
Truyện kể về cuộc chiến tranh của nhân dân ta.
3
Truyện gợi cho người đọc những suy nghĩ về những đau thương, mất mát của bao gia đình trong chiến tranh, đồng thời làm nổi bật sự hi sinh cao cả của những người lính vì sự thống nhất của đất nước.
4
Truyện khắc họa nổi bật tâm lý nhân vật bé Thu, thể hiện sự tương phản giữa cái mạnh mẽ và ngây thơ trong nhân vật đó.
Câu 6:Hãy nối những dữ kiện ở cột A tương ứng với những dữ kiện ở cột B cho thích hợp:
Tác phẩm (A)
Năm sáng tác (B)
Đáp án
1
Bếp lửa
a
1969
1 .
2
Ánh trăng
b
1978
2 .
3
Đoàn thuyền đánh cá
c
1948
3 .
4
Đồng chí
d
1958
4 .
e
1963
II. Phần tự luận: (7 điểm):
Câu 7: (1đ) Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Câu 8: (2đ): Hình ảnh bếp lửa trong bải thơ “Bếp lửa” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 9: (4đ) Trình bày những nét đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy tư của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Qua đó em học hỏi được ở anh thanh niên điều gì?
Bài làm:
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 75: KIỂM TRA (BÀI SỐ 2) 
LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chọn C
0,5
Câu 2: Chọn A
0,5
Câu 3: Chọn C
0,5
Câu 4: Chọn A
0,5
Câu 5: 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
Câu 6: 1-e, 2-b, 3-d, 4-c (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
II. TỰ LUẬN:
Câu 7: HS chép đúng toàn bộ khổ thơ:
 Xe không có kính rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe,thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25đ.
1,0
Câu 8: Bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, khơi dậy những kí ức. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà và ngược lại khi nói về bà là tác giả liên tưởng đến bếp lửa. Hai hình ảnh này hòa quyện vào nhau và mang hai ý nghĩa:
+Ý nghĩa tả thực: tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.Hình ảnh bà bên bếp lửa luôn in đậm trong tâm khảm người cháu đã đi xa.
+Ý nghĩa tượng trưng: Lửa của tình yêu thương, của niềm tin đã nhóm trong lòng người cháu những cảm xúc ngọt ngào. Hình ảnh bếp lửa trong quá khứ, hiện tại đan cài nhau; suy tư và cảm xúc của nhà thơ bay bổng dạt dào, hướng về gia đình và quê hương khi sống ở phương xa.
0,5
0,75
0,75
Câu 9: Nét đẹp trong cách sống của tuổi trẻ: 
+ Ý thức trách nhiệm và niềm say mê trong công việc dù còn nhiều vất vả.
+ Điều kiện sống và làm việc thật đặc biệt.
+ Có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và công việc, về những người khác và mối quan hệ giữa mình với mọi người.
+ Tìm thấy nguồn vui khác từ việc đọc sách.
+ Tổ chức cuộc sống thật ngăn nắp và chủ động
+ Sự cởi mở chân thành với mọi người.
*HS tự liên hệ bản thân : mình đã học tập được gì qua nhân vật này.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
------- HẾT -------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 75 HUE.doc