Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 Năm học 2015 - 2016 
 MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề
 (Đề thi gồm 7 câu phần đọc hiểu, 2 câu phần làm văn; 2 trang)
I. Phần đọc hiểu
Câu 1. Những thông tin nào sau đây giới thiệu về nhà văn Nam Cao
A. Bút danh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 tại làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. 
B. Trước năm 1945, ông dạy tư và viết văn; sau Cách mạng Tháng tám, ông làm phóng viên mặt trận. 
C. Ông là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, viết kịch, làm đạo diễn sân khấu kịch nói. 
D. Đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông: Người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức tiểu tư sản nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào dấu ().
Sáu câu câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” đã vẽ ra một bức tranh mùa hè
Câu 3. Chỉ ra cách ngắt nhịp và cách gieo vần của khổ thơ sau:
 Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa bụi bay
Câu 4. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?
A. Tự sự. B. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. 
C. Miêu tả + Biểu cảm + Nghị luận. D. Biểu cảm + Nghị luận. 
Câu 5. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bến quê”?
Câu 6. Cho đoạn văn sau:
“Bấc có cài tài biểu lộ tình yêu thương gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc – tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn da thịt một lúc lâu. Và cũng như Bấc hiểu cái tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cía cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve.”
Em hãy lí giải vì sao Bấc lại có những biểu hiện như vậy đối với Thoóc – tơn?
Câu 7. Từ văn bản “Con chó Bấc” và hiểu biết của mình, em hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. (viết ½ trang giấy thi).
II. Phần tạo lập văn bản (7,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
 Xe không kính rồi xe không đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
 (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) 
Câu 2 (4,0 điểm):
 Mỗi nhân vật trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Ngữ văn 9, Tập 1) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một ấn tượng khó quên về tình người trong những năm tháng chiến tranh.
 Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nói trên.
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
MÃ KÍ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
  Năm học 2015 - 2016 
 MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 7 trang)
I. Phần đọc hiểu: 3,0 điểm.
Câu 1: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A; B; D.
Mức độ chưa đạt: HS chọn một hoặc hai đáp án trên.
Mức đọ không đạt: HS chọn đáp án khác.
Câu 2: 
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
- Mức độ tối đa : HS trả lời được:
- Cụm từ “náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu”.
0,25
- Về cho điểm:
+ Mức tối đa: đạt được các yêu cầu trên, được 0,25 điểm
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
Câu 3: 
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
- Mức độ tối đa : HS trả lời được:
- Ngắt nhịp 2/3; gieo vần chân – vần giãn cách.
0,25
- Về cho điểm:
+ Mức tối đa: đạt được các yêu cầu trên, được 0,25 điểm
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
Câu 4: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án B.
Mức độ không đạt: không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác.
Câu 5: 
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
- Mức độ tối đa : HS trả lời được:
- Gợi hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình.
- Là hình ảnh biểu tượng cho bến bình yên, bến tình thương, bến hạnh phúc.; đó còn là bến đỗ của cuộc đời mỗi người – chính là gia đình.
0,5
- Về cho điểm:
+ Mức tối đa: đạt được các yêu cầu trên, được 0,5 điểm
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
Câu 6: 
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
- Mức độ tối đa : HS trả lời được:
- Bấc biểu lộ tình yêu thương đối Thoóc – tơn rất đặc biệt (gần giống như sự tôn thờ) bởi nó đã từng trải qua rất nhiều chủ, nhưng chỉ có Thoóc – tơn mới là một ông chủ lí tưởng của nó, đối xử với nó bằng tình yêu thương thực sự. Tình yêu của “đồng loại”. 
0,5
- Về cho điểm:
+ Mức tối đa: đạt được các yêu cầu trên, được 0,5 điểm
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
Câu 7: 
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
- Mức độ tối đa : HS trả lời được:
- Giải thích: tình yêu thương là tình cảm cao đẹp của con người. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bạn bè Tình yêu thương luôn chân thành và trong sáng, là tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính Không chỉ có tình yêu thương đồng loại, con người còn có tình yêu thương đối với thiên, loài vật
- Biểu hiện tình yêu thương đối với con người. 
 đối với thế giới xung quanh.
- Ý nghĩa:
+ Giúp cho cuộc sống ấm áp hơn, giúp con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Nếu không có tình yêu thương tâm hồn con người trở lên cằn cỗi, khô héo, cuộc sống con người sẽ chẳng khác nào địa ngục -> cuộc sống không có ý nghĩa.
- Hoạt động của bản thân: Hãy biết dành tình yêu thương cho mọi người, biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, loài vât,
1,0
- Về cho điểm:
+ Mức tối đa: đạt được các yêu cầu trên, được 1,0 điểm.
+ Tùy theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp.
II. Phần tạo lập văn bản (7,0 điểm).
Câu
Tiêu chí
Đáp án
Điểm
1
A. Hình thức.
- Bố cục rõ ràng 3 phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
- Lập luận chặt chẽ.
0,25
0,25
- Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng không sai chính tả.
B. Nội dung.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; nêu nội dung khái quát của tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí khổ thơ và nêu nội dung: Đây là khổ cuối của bài thơ. Khổ thơ đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn – vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam với lí tưởng sống cao đẹp và tình yêu tổ quốc nồng nàn.
- Hai câu thơ đầu của khổ thơ với phép liệt kê tăng cấp, phép điệp ngữ đã làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe “không kính”; “không đèn”; “không mui xe”; “thùng xe xước vỡ” -> nhấn mạnh sự trần trụi đến bụi bặm, biến dạng đến méo mó của những chiếc xe do bom đạn của quân thù và do đường trường gây ra -> làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh và những mất mát mà chiến tranh đem đến.
0,25
0,25
0,35
0,35
0,5
0,25
0,25
0,3
- Khổ thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập: giữa bao nhiêu cái “không” có về vật chất; có một cái “có” duy nhất về mặt tinh thần nhưng có tính chất quyết định – “Trái tim” người cầm lái.
- Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe với lửa nhiệt và yêu thương rực cháy. Hình ảnh trái tim đã làm ngời sáng vẻ đẹp người lính lái xe với tình yêu tổ quốc và lí tưởng sống cao đẹp: Chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước -> hình ảnh trái tim là nhãn tự của bài thơ.
- Liên hệ thời đại Hồ Chí Minh.
- Khổ thơ hướng người đọc đến một chân lí của thời đại: sức mạnh quyết định chiến thắng là ở con người với tình yêu tổ quốc và lí tưởng sống cao đẹp.
- Khẳng định: Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Tổng
3,0
2
A. Hình thức.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
0,25
0,25
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
- Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng không sai chính tả. 
B. Nội dung.
- Xác định đúng vấn đề: trình bày được cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu – một nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.
- Giới thiệu được hoàn cảnh của bé Thu (thực chất là việc giới thiệu đôi nét cốt truyện và tình huống để làm nổi bật tình cảm và tính cách của cô bé): Chiến tranh đã làm bé Thu phải xa cha từ nhỏ. Nhiều năm xa cách, ngày cha về thăm nhà, bé Thu không thể nhận cha ngay vì gương mặt cha đã bị thương tích làm thay đổi. Khi em hiểu ra và nhận cha lại là lúc cha phải lên đường trở lại chiến trường. Ai ngờ, đó là lần cha em ra đi mãi mãi. Bé Thu trở thành chiến sĩ giao liên đi tiếp con đường cha em đã chọn. Tình thương cha và tính cách đầy ấn tượng của nhân vật bé Thu được khắc họa sinh động trong hoàn cảnh cảm động và éo le đó.
- Ấn tượng về một tấm lòng yêu thương cha mãnh liệt
Trình bày cảm nhận về tình thương yêu cha của bé Thu qua phân tích các chi tiết về hành động, lời nói, thái độ, tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong hai hoàn cảnh:
+ Khi người cha từ chiến trường về thăm nhà: Tình thương yêu cha của Thu được thể hiện một cách hết sức bất thường – đó là dứt khoát chối bỏ người cha hiện tại mà em cho là không phải cha mình để dành trọn vẹn tình yêu thương cho người cha mà em hằng mong nhớ.
*Học sinh cần chọn và phân tích các chi tiết: hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ nói trống không, kiên quyết không gọi ba, đặc biệt là không chịu nhờ vả khi dồn vào thế bí (lúc nồi cơm sôi to), dứt khoát không nhận sự chăm sóc (hất đi cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho trong bữa cơm) bỏ sang ngoại đêm trước ngày ông Sáu lên đường,
+ Khi người cha chuẩn bị lên đường: một tình yêu thương cha mãnh liệt được bộc lộ, gây xúc động khác thường.
*Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã thay đổi. Khi được ngoại giảng giải, nó trằn trọc thở dài suốt đêm như hối hận, dằn vặt vì thấy có lỗi; trở về nhà, lẳng lặng đứng quan sát và chờ đợi cha; phút chót cất tiếng gọi ba “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người”; “chạy thót lên, và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”; “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”; “Hai tay nó xiết chặt lấy cổnó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó”
Có thể nói trong giây phút nhận ra cha, mọi cảm xúc dồn nén trong bé vỡ òa làm xúc động lòng người về một tình phụ tử sâu sắc.
Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu – một em bé mới chỉ tám tuổi. Ấn tượng mà nhân vật để lại sâu sắc là vì thế.
- Ấn tượng về một nhân vật đầy cá tính
Đó là một nhân vật trẻ em có (đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể có thể cho là ương nghạnh, bướng bỉnh, khó bảo) nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn
- Thành công nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật bé Thu
Có thể kể đến cách tạo tình huống bất ngờ; sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em; cách chọn chi tiết nghệ thuật “đắt” (như chi tiết bé Thu không gọi ba, chi tiết bé Thu loay hoay chắt nước cơm, hất cái trứng cá ba gắp cho, chi tiết chiếc lược mà Thu xin ba trước lúc ba đi). Nhờ những thành công nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người – tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách, thương đau; để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời kháng chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến.
Tổng
4,0
 PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT – MÔN NGỮ VĂN
MÃ ĐỀ THI (DO SỞ GD&ĐT GHI):.
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 9 TRANG

Tài liệu đính kèm:

  • docV10.doc