Đề thi thử tuyển sinh lần i năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh lần i năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tuyển sinh lần i năm học 2013 - 2014 môn ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD ĐT TRỰC NINH
TRƯỜNG THCS TRỰC PHƯƠNG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LẦN I
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 120’(Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
 Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Phần được gạch chân trong câu sau là thành phần gì?	
 “ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
 A. Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần tình thái 
	C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần phụ chú.
Câu 2: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
	A. So sánh	 B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ
Câu 3:Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào?
	A.1980. B.1981. C.1982. D.1983.
Câu 4: Điều gì không được nhắc đến trong khổ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ?
	A. Giọt sương. B. Bão táp. C.Hàng tre. D.Mặt trời.
Câu 5: Trong các văn bản sau văn bản nào đề cập đến vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
	A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Bàn về đọc sách.
	C. Tiếng nói của văn nghệ. D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 6: Câu thơ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ?
	A. Vẻ đẹp của nụ cười	C. Vẻ đẹp của giọng nói
 B. Vẻ đẹp của đôi mắt 	 D. Vẻ đẹp của mái tóc
Câu 7:Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng mấy phép liên kết?
“ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi, mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.”
	A. Một. B. Hai. C. Ba.	 D. Bốn.
Câu 8: Khi viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về vấn đề gì?
	A. Sự kiện, chủ đề, nhân vật hay nghệ thuật của tác phẩm.
	B. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
	C. Những nhân vật trong tác phẩm.
	D. Những sự việc trong tác phẩm.
Phần II: Tự luận( 8,0 điểm)
Câu 1( 2 điểm)
a. Cho đoạn văn sau: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.”
Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn trên ? Đó là thành phần biệt lập nào? Cho biết tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn văn?
 b. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? của ai?
b) Cho biết nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ của 2 hình ảnh “Sấm” và “Hàng cây đứng tuổi”trong khổ thơ trên?
Câu 4: (2 điểm)
            Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
            Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
 Câu 3 (4điểm): 
Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9- Tập I).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LẦN I
NĂM HỌC 2013- 2014
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
 Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm 
C âu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
D
A
B
C
A
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a, - “Chắc” - Thành phần biệt lập tình thái (0,25 đi ểm)
 - Tác dụng: Khẳng định một cách tương đối chắc chắn suy nghĩ của ông Ba về những cảm xúc của người bạn (ông Sáu) trong những giây phút đầu gặp lại đứa con gái sau tám năm xa cách. (0,25 điểm)
 - “ hình như” - Thành phần biệt lập tình thái (0,25 điểm)
 - Tác dụng: Thể hiện sự dự đoán của người kể chuyện về những suy nghĩ của ông Sáu trong những giây phút đầu gặp lại đứa con gái (0,25 điểm)
b, - Đoạn thơ trích trong bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. (0,25 đi ểm)
 - “Sấm” là một hiện tượng tự nhiên thường thấy trước mỗi cơn giông gió, trước mỗi trận mưa, “Hàng cây đứng tuổi” là những hàng cây cổ thụ sống lâu năm. (0,25 đi ểm)
 - Nghĩa ẩn dụ, “sấm” là những vang động của ngoại cảnh, của cuộc đời, “Hàng cây đứng tuổi” là những con người đã từng trải nghiệm nhiều sóng gió, thử thách của cuộc đời. (0,5 đi ểm)
 Câu 2: ( 2 điểm)
Học sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
-          Văn bản là một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).
-          Nội dung : suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay.
-          Hành văn : rõ ràng, chính xác, sinh động, mạch lạc và chặt chẽ.
Sau đây là một số gợi ý về nội dung :
            + Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.
 + Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
            + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.
            + Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập.
            + Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.
            + Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.
Câu 3: ( 4 điểm)
 HS đảm bảo các yêu cầu sau:
A, Về kĩ năng: 
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một khía cạnh của tác phẩm.
- Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
B, Về kiến thức:
1, Mở bài: ( 0,25 đ )
 Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, giới thiệu nhân vật anh thanh niên: Con người có tình yêu công việc, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nhiệt tình, cởi mở, chân thành và khiêm tốn. 
2, Thân bài: ( 3,0 đ )
a, Anh thanh niên rất yêu công việc mình làm và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.( 1,0 đ )
 - Anh sống một mình và làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm chỉ có cây cỏ và sương mù lạnh lẽo. 
 - Anh rất “thèm người” nhưng anh đã chiến thắng chính mình để hoàn thanhf tốt công việc của mình: “gian khổ nhất là lúc 1 giờ sáng.”
 - Anh tâm sự với ông hoạ sĩ: “công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”
 - Yêu công việc nên anh luôn say mê tìm tòi, nghiên cứu sách chuyên môn. Anh đã gửi bác lái xe mua hộ rất nhiều sách
 - Yêu công việc nên anh luôn tìm thấy niềm vui trong công việc. Anh rất vui khi mình đã phát hiện ra đám mây khô, góp phần vào chiến thắng của quân ta trên cầu Hàm Rồng
b, Sống một mình nhưng anh luôn biết thu xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, gọn gàng: “ một căn nhà ba gian sạch sẽ..”, anh còn trồng rất nhiều hoa, nuôi rất nhiều gà để tự phục vụ cho cuộc sống của mình nơi núi cao hẻo lánh. ( 0,25 đ )
c, Nhiệt tình, cởi mở, mến khách, ân cần, chu đáo. ( 0,5 đ )
 - Sống một mình trên núi cao nên anh luôn thèm người, luôn mong muốn được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người: anh đã hạ cây chắn ngang đường để được nói chuyện với khách đi xe
 - Anh đã rất vui và nhiệt tình đón tiếp khách đến thăm nhà, say sưa kể về công việc của mình, anh gửi biếu bác lái xe gói củ tam thất khi biết vợ bác mới ốm dậy, anh tặng hoa cho cô gái mới quen, tặng ông hoạ sĩ làn trứng gà tươi
d, Anh thanh niên ấy còn rất khiêm tốn ( 0, 5 đ )
 - Anh từ chối việc ông hoạ sĩ muốn vẽ mình và giới thiệu cho ông những người khác đáng vẽ hơn
 - Anh luôn cảm thấy những đóng góp của mình là nhỏ bé, luôn gắn mình trong tập thể: “ Huống chi việc của cháu gắn lièn với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia” 
e, Đánh giá: ( 0,75 đ )
 - Cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động
 - Nhân vật anh thanh niên là nhân vật tiêu biểu cho những con người đang làm việc và cống hiến thầm lặng nơi núi cao Sa Pa, ở khắp mọi miền đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Nhân vật anh thanh niên đã góp phần vào thành công của chủ đề truyện.
3. Kết bài: (0,25 đ )
 Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học , liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docT PHUONG.doc