Đề thi Luyện thi vào thph môn ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Luyện thi vào thph môn ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Luyện thi vào thph môn ngữ văn 9
LUYỆN THI VÀO THPH MÔN NGỮ VĂN 9
PHẦN I (7 điểm): 
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“ Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết tên bài thơ và tên tác giả.
Câu 2 (1 điểm): Bài thơ trên được sáng tác trong giai đoạn nào của đất nước? Hãy kể tên 2 bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cùng được sáng tác trong giai đoạn này.
Câu 3 (0,5 điểm): Cụm từ “ chẳng mấy ai nhỏ bé” trong câu thơ: “ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mang hàm ý gì?
Câu 4 (2 điểm): Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn trích thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình và liên hệ bản thân bằng một văn bản ngắn khoảng một mặt giấy thi.
Câu 5. (3điểm)Cảm nhận của em về đoạn trích bằng đoạn văn T-P-H khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng phép thế, câu có thành phần phụ chú.
Phần II (3đ)
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
 ( Nguyễn Dữ- Chuyện người con gái Nam Xương)
a- Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai? (0,5đ)
b- Nhân vật nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời nói? (1,5đ)
b- Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5đ)
c- Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ “ kẻ bạc mệnh này” và “ thiếp” cho nhau không? Vì sao?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
PHẦN I:
Câu 1:- Tên bài thơ : Nói với con – đạt 0,25 điểm.
Tên tác giả: Y Phương – đạt 0,25 điểm.
Câu 2: 1đ- Giai đoạn sáng tác của BT: Hòa bình thống nhất đất nước – đạt 0,25 điểm.
- Kể tên các bài thơ sáng tác cùng giai đoạn : kể đúng 1 tên bài thơ đạt 0,25 điểm; kể sai tên 1 bài thơ trừ 0,25 điểm (Ví dụ : Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Ánh trăng). (khuyến khích 0,25 ghi tên tác giả hoặc năm sáng tác)
Câu 3:Cụm từ “Chẳng mấy ai nhỏ bé” mang hàm ý kđịnh tâm hồn, tính cách của người đồng mình với những phẩm chất, khát vọng, hoài bão lớn lao, đẹp đẽ ..0,5đ.
Câu
Phần
Yêu cầu
Điểm
4
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Giải thích từ ngữ gia đình, vai trò gia đình
- Phân tích, đánh giá ý nghĩa quan trọng của gia đình. Đưa ra dẫn chứng 
- Phê phán những kẻ không biết coi trọng gia đình
Liên hệ bản thân. Rút ra bài học.
Khẳng định vai trò của gia đình.
0.5
0.25
0,5
0,5
0.25
5
Mở đoạn
Thân đoạn
Kết đoạn
Giới thiệu các ý sau đây:
- Tác giả Y Phương, Bài thơ Nói với con
- Vị trí đoạn thơ, nội dung chính của đoạn
(Cần phân tích các ý cơ bản sau đây)
 1. Niềm tin, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc :
- Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
àÂm điệu thơ nhẹ nhàng tha thiết như lời tâm tình...
à Cách gọi thân mật, gần gũi “người đồng mình” thể hiện sự gắn bó thiêng liêng giữa mỗi con người đối với quê hương, dân tộc mình.
- Hai câu thơ đối ý nhau :
Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
à Hình ảnh cụ thể “thô sơ da thịt” diễn tả sự giản dị, bình thường trong các nhu cầu vật chất. Người cha gián tiếp nhắn nhủ con hãy sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của quê hương, dân tộc.
 à Giọng thơ khẳng định thể hiện niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong phú, rộng lớn của dân tộc : “người đồng mình” không ai cam chịu số phận hẩm hiu, không ai muốn tự bó mình trong cuộc đời nhỏ hẹp tầm thường, mà ngược lại mỗi người đều có ước mơ, hoài bão sống cuộc đời rộng lớn, ai cũng mang trong tim khát vọng vươn lên trong cuộc sống...
- Cơ cở của sự khẳng định trên chính là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc : 
 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
à Cách nói bằng hình ảnh thật mộc mạc, cụ thể “tự đục đá kê cao quê hương” mà ý thơ sâu sắc. “Người đồng mình” cần cù, chịu thương chịu khó, luôn sống gắn bó với quê hương, luôn ý thức đóng góp công sức của bản thân để “kê cao quê hương”, luôn ước muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ngày càng phát triển.
 “Còn quê hương thì làm phong tục”. 
àQuê hương càng phát triển cao càng đem đến cho mỗi người những thay đổi lớn lao, kì diệu, cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần ... 
 2. Lời nhắn nhủ ân tình:	
à Nhịp thơ chậm rãi hơn, giọng thơ tha thiết hơn
à Điệp ngữ “thô sơ da thịtKhông bao giờ nhỏ bé”, ý thơ được lặp lại một lần nữa. Lời nhắn nhủ của người cha càng trở nên thiết tha: Khi “lên đường”, khi bắt đầu bước vào hành trình cuộc đời, con hãy luôn sống đúng với phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc. Phải biết trân trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc và tự tin vững bước vào đời. Luôn ngẩng cao đầu, dũng cảm vượt qua mọi chông gai thử thách trên đường đời. Qua đoạn thơ, mượn lời người cha, nhà thơ cũng muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết ơn quê hương, dân tộc về những bài học làm người sâu sắc. 
- Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng: “Nghe con”. Câu thơ thật chắc gọn như một mệnh lệnh. Hãy luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt cuộc đời mỗi người. Lời thơ còn gián tiếp thể hiện niềm tin tưởng, sự kì vọng của người cha đối với bước đường tương lai của đứa con yêu quý. Thế hệ tiếp nối sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của thế hệ cha anh đi trước
- Khái quát về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa đoạn thơ.
- Cảm nghĩ riêng của bản thân (về tình cha con, về sự gắn bó giữa con người và quê hương, về lẽ sống). 
0.5
0,75
0,75
0.5
YCTV
Thành phần phụ chú, phép thế 
0,5
PHẦN II:
 a- Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương. (0,5điểm)
 b- (1,5 điểm)Các câu trong đoạn văn liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối (từ nhược bằng ở câu 3).
- Lời của Vũ Nương với thần sông trước khi tự vẫn do bị chồng nghi ngờ thất tiết, không thể minh oan.
- Nội dung: + Cho mình là kẻ bạc mệnh, thất vọng đến tột cùng.
	 + Lời than như 1 lời nguyền xin thần sông chứng dám cho sự chung thủy son sắt của nàng. 
 c- Không nên đổi vị trí hai từ vì: xưng là “ kẻ bạc phận này”,Vũ Nương đặt mình trong việc “ duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ” nên thể hiện tâm sự xót xa, đau đớn. Còn “ thiếp” đi với “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng” thì gợi được sự trang trọng, đằm thắm. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DE.doc