Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt
Tiết : 74
Kiểm tra tiếng việt
I- Mục tiêu :
1. Kiến thức 
Đánh gía nhận thức của học sinh về kiến thức phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng, thuật ngữ, trau dồi vốn từ, cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích tác dụng của việc sử dụng kiến thức tiếng Việt trong văn bản.
3. Thái độ :
ý thức và thái độ khi làm bài.
II- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
III- Ma trận hai chiều 
 Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phương châm hội thoại
1
 0,25
1
3
2
3,25
Sự phát triển của từ vựng
1
0,25
1
3
2
3,25
Thuật ngữ
1
0,5
1
0,5
Trau dồi vốn từ
1
0,25
1
0,25
Tổng kết từ vựng
1
1
1
1
2
2
Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
3
0,75
3
0,75
Tổng
6
1,5
2
1,5
3
7
11
10
Đề bài :
A- Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm)
 Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng ( Từ câu 1-> 6 mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1. Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
 A. Ăn ốc nói mò C. Nói nhăng nói cuội
 B. Ăn không nói có D. Lúng búng như ngậm hột thị
2.Để làm tăng vốn từ cần:
 A. Quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh.
 B. Nghe, học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 C. Đọc sách, báo, các tác phẩm văn học mẫu mực, ghi chép từ ngữ mới.
 D. Cả ba phương án trên đều đúng
3.Muốn dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật ta có :
 A: 1 cách 	 C: 2 cách
 B: 3 cách	 D: 4 cách
4. Cách dẫn trực tiếp là : 
	A- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép.
	B- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc đơn.
	C- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong giữa hai dấu gạch ngang.
	D- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó sau dấu hai chấm.
5. Cách dẫn gián tiếp là :
	A- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép.
	B- Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc nhân vật
	C- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và có sự điều chỉnh cho thích hợp.
	D- Nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và thay đổi các dấu câu.
6. Câu thơ nào có từ “ngọn” được dùng với nghĩa gốc?
	A- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
	B- Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)
	C- Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. (Bằng Việt)
	D- Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. (Chính Hữu).
Câu 7 : (1 điểm) Nối khái niệm với nội dung khái niệm 
A- Thành ngữ
1- Là tập hợp của tất cả những từ có nét chung về nghĩa
B- Từ đồng nghĩa
2- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
C- Từ trái nghĩa
3- Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.
D- Từ đồng âm
4- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
5- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
Câu 8 : (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
Đặc điểm của thuật ngữ : Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một ................................... Thuật ngữ không có tính...............
B- tự luận (7 điểm) :
Câu 1 : (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“áo anh rách vai	
Quần tôi có vài mảnh vá	
Miệng cười buốt giá
Chân không giầy	
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Chính Hữu - Đồng chí)
Trong các từ “vai, miệng, chân, tay, đầu” ở đoạn thơ từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ ? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?
Câu 2 : (3 điểm)
Cần vận dụng các phương châm hội thoại như thế nào cho phù hợp ? Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?
Câu 3 : (1 điểm) Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau :
Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
đáp án, biểu điểm :
Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm)
	Câu: ( 1-> 6) mỗi ý đúng 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
 D
D
C
A
D
A
 	Câu 7: ( 1 điểm)
	Nối A - 2	C – 5 
	Nối B – 4	D – 3
	Câu 8 : (0,5 điểm) Điền: Khái niệm ..... biểu cảm
Tự luận :
	Câu 1 : (3 điểm)
	- Nghĩa gốc : chân, miệng, tay
	- Nghĩa chuyển : 	Đầu -> ẩn dụ
	Vai -> hoán dụ
Câu 2: ( 3Điểm) Việc vận dụng các phơng châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp (Nói với ai? nói khi nào? Nói ở đâu ? Nói để làm gì ?)
 * Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác
 quan trọng hơn.
 - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý 
 nào đó.
Câu 3 : (1 điểm)
	- Thành lập -> thiết lập
	- Cảm xúc -> cảm kích hoặc xúc động.
	4- Củng cố :
- GV: thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
	5- Hướng dẫn về nhà : 
- Ôn tập giờ sau kiểm tra truyện, thơ hiện đại
	 	 Tiết : 75 
	Kiểm tra thơ, truyện hiện đại	 
I- Mục tiêu :
1. Kiến thức 
Đánh gía nhận thức của học sinh về nội dung và nghệ thuật tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã học : Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, ánh trăng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Làng ...
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết và phân tích nội dung nghệ thuật tác phẩm, tình huống, cốt truyện ...
3. Thái độ :
Năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình cảm cá nhân.
III- tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : (1phút) 
2. Kiểm tra : 
ma trận hai chiều 
 Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thơ hiện đại
7
 1,75
1
 1
8
2,75
Truyện hiện đại
1
0,25
1
 7
2
 7,25
Tổng
8
2
1
 1
1
 7
10
 10
Đề bài :
A- Trắc nghiệm khách quan : (3 điểm)
Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng( Từ Câu 1 đến câu 8)( 2 điểm)
1) Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là :
	A- Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai.
	B- Nói về tình cảm sâu nặng thiêng liêng của người cháu với người bà.
	C- Nói về tình yêu thương của bà giành cho cháu.
	D- Nói về tình nhớ thương của người con giành cho cha mẹ nơi xa.
2) Hai câu thơ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” :
	“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa ...” đã sử dụng biện pháp tu từ :
	A- So sánh 	C- So sánh và ẩn dụ
	B- Hoán dụ 	D- Phóng đại và tượng trưng
3, Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong thời kì : 
 A. Kháng chiến chống Pháp
 B. Kháng chiến chống Mĩ
 C. Trước cách mạng tháng tám
 D. Sau cách mạng tháng tám
4) Chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là :
	A- Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
	B- Tình đồng chí gắn bó giữa hai anh bộ đội.
	C- Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
	D- Vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
5) Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống ở trong bài thơ :
	A- Đồng chí (Chính Hữu) 	 C- Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
	B- ánh trăng (Nguyễn Duy) 	 D- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)
6) Hình ảnh được sáng tạo độc đáo nhất trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là :
	A- Người chiến sĩ lái xe	 C- Những chiếc xe không kính
	B- Bếp Hoàng Cầm	 D- Đầu súng trăng treo.
7, Truyện ngắn Làng của Kim Lân đợc sáng tác năm:
 A.1948
 B. 1984
 C. 1956
 D. 1965
8, Hình ảnh " đầu súng trăng treo " trong bài thơ đồng chí có ý nghĩa:
 A. Tả thực
 B. Biểu tượng 
 C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng
 D. Vừa biểu tượng, vừa ước lệ
9 : (1 điểm) Nối tác giả với tác phẩm
Tác giả
Nối
Tác phẩm
A- Đồng chí	
 1- Huy Cận
B- Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính
2- Bằng Việt
C- Bếp lửa	
3- Chính Hữu
D- Đoàn thuyền đánh cá	
4- Nguyễn Duy
5. Phạm Tiến Duật
B- tự luận (7 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Đáp án, biểu điểm : 
Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Câu (1 -> 8 )( 2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
C
A
B
C
A
C
Câu 9 : (1 điểm)	Nối A – 3	Nối B – 5
	Nối C – 2 	Nối D - 1
Tự luận : ( 7 điểm)
Mở bài : (1 điểm)
	- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu đời sống của người nông dân, nông thôn.
	- Nhân vật chính của Làng là một nông dân có tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến cao.
Thân bài : (5 điểm)
* Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng chợ Dầu nơi chôn rau cắt rốn của ông
- Ông hay khoe về làng mình : nội dung khoe có sự thay đổi trong nhận thức.
- Kháng chiến chống Pháp nổ ra ông phải đi tản cư, luôn day dứt nhớ về làng.
- Ông tự hào về làng, tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.
* Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, theo cách mạng :
- Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông đau đớn nhục nhã “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
- Nghe tin cải chính, ông vui sướng tự hào nên dù nhà bị đốt ông không buồn, xem đó là bằng chứng về trung thành của ông với cách mạng.
* Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lý, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.
- Miêu tả nội tâm tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm , ngôn ngữ, thái độ cử chỉ, suy nghĩ hành động.
Kết luận : (1 điểm)
	Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kháng chiến chống Pháp yêu nước, yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tính mạng và tài sản vì cách mạng và kháng chiến.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_t7374.doc