Thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa
ĐỀ THI THỬ (Ngày 22/5/2016)
Thời gian : 90 phút
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; 
Mn = 55; Zn = 65; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Mg, Al	B. Cu, Al, MgO	C. Cu, Al2O3 , MgO	D. Cu, Al2O3, Mg
Câu 2: Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 notron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X ?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa: Triolein X Y Z. Tên của Z là
A. axit linoleic	B. axit oleic	C. axit panmitic	D. axit stearic 
Câu 4: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với:
A. Nước	B. Nước muối.	C. Cồn.	D. Giấm. 
Câu 5: Cho 2 anken tác dụng H2O xúc tác dung dịch H2SO4 loãng chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. eten và but-2-en . B. eten và but-1-en . C. propen và but-2-en .	D. 2-metylpropen và but-1-en
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Ca, Cr, Fe, Be, Ba. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm là
A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Câu 7: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH3.	B. NH4Cl. 	C. HCl.	D. H2O.
Câu 8: Cho phương trình : Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
Tổng các hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất tham gia phản ứng là
A. 26	B. 12	C. 10	D. 14
Câu 9: Tên gọi nào sai
A. metyl propionat : C2H5COOCH3	B. vinyl axetat : CH2=CH-COOCH3.
C. etyl axetat : CH3COOCH2CH3	D. phenyl fomat : HCOOC6H5.
Câu 10: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. NH4H2PO4 và KNO3. 	B. (NH4)2HPO4 và KNO3.	
C. (NH4)3PO4 và KNO3.	D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
Câu 11: Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh của lực bazơ là
A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 B. C6H5NH2 < (C2H5)2NH < C2H5NH2 < NH3
C. (C2H5)2NH < C2H5NH2 < C6H5NH2 < NH3 D. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH
Câu 12: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là 	
A. 3. 	 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1. 
Câu 13: Mưa axit chủ yếu là do những chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xủ lí triệt để. Đó là những chất nào sau đây ?
A. H2S,  Cl2	B. NH3, HCl	C. SO2, NO2. 	D. CO2, SO2
Câu 14: Cho dãy các chất: NaHCO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl3, Al2(SO4)3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
 Câu 15: Cation M3+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6. Khi cho dung dịch MCl3 vào các ống nghiệm đựng lượng dư các dung dịch: Na2CO3, NaOH, NH3, Na2SO4. Số ống nghiệm sau phản ứng có kết tủa hiđroxit là	A. 3	B. 1	C. 4	D. 2 
Câu 16: Một este E mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân E trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên? 
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 17: Cho dãy các chất: CH4; C2H2; C2H4; C2H5OH; CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH (phenol); C6H6 (benzen); CH3CHO, cumen, styren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
Câu 18: Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách có hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm: 
A. Giấm ăn. 	B. Kiềm. 	C. Dung dịch HCl . 	 D. Nước.
Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá sắt vào dung dịch HCl có thêm vài giọt CuSO4. (2) Cho lá sắt vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho lá thép vào dung dịch CuSO4. 	(4) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl.	 Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 20: Cho dãy các chất: Fe2O3, FeS, Fe(OH)2, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư không tạo khí SO2 là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 21: Anilin có công thức hóa học là:
	A. CH3COOH.	B. CH3OH.	C. C6H5NH2.	D. C6H5OH.
Câu 22: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 23: Hòa tàn 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dd HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dd A. Cho dd A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là
A. 11,2g	B. 12,4g	C. 15,2g	D. 10,9g
Câu 24: Khi cho hổn hợp bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y ?
A. BaCl2, HCl, Cl2. B. NaOH, Na2SO4,Cl2. C. KI, NH3, NH4Cl. D. Br2, NaNO3, KMnO4. 
Câu 25: Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây ?
A. Aminoaxit và este của aminoaxit.	B. Aminoaxit và muối amoni.
C. Aminoaxit.	D. Muối amoni 
Câu 26: Để thu được poli(vinylancol): [-CH2-CH(OH)-]n người ta tiến hành :
A. Trùng hợp ancol acrylic.	B. Thủy phân poli(vinylaxetat) trong môi trường kiềm
C. Trùng hợp ancol vinylic.	D. Trùng ngưng glyxin
Câu 27: Cho các chất: Al, Fe3O4, NaHCO3, Fe(NO3)2, Cr2O3, Cr(OH)3. Số chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng?	
A. 4	B. 3.	C. 2	D. 5
Câu 28: Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là
A. dd Brom.	B. dd KMnO4. 	C. dd AgNO3/NH3.	D. dd HCl.
Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: 
	A. 4,925.	B. 14,775.	C. 19,7.	D. 9,85.
Câu 30: Nhúng một lá kim loại Cu trong 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá đồng tăng thêm 
	A. 15,2 gam.	B. 4,4 gam.	C. 10,8 gam.	D. 21,6 gam.
Câu 32: Cho các dãy chuyển hóa: 	Glyxin X; 	Glyxin Y
Các chất X và Y: 
đều là ClH3NCH2COONa.	 
B. lần lượt là ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
C. lần lượt là ClH3NCH2COONa và ClH3NCH2COONa.	
D. lần lượt là ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
Câu 33: Hỗn hợp X gồm etylen và propylen với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3:2. Hiđrat hoá hoàn toàn một thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với ancol bậc hai là 28:15. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol iso-propylic trong hỗn hợp Y là :
A. 38,88%	B. 43,88%	C. 44,88%	D. 34,88%
Câu 34: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 8,0.	B. 16,0.	C. 32,0.	D. 3,2.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 8,975 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 32,975 gam muối khan. Vậy giá trị của V là
A. 4,48.	B. 6,72.	C. 11,2.	D. 5,6.
Câu 36: Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (xt, t0) được 8,4 gam hổn hợp anđehit, ancol dư và nước Lượng anđehit sinh ra cho phản ứng tráng gương thu được lượng bạc tối đa là
A. 64,8 	B. 32,4	C. 43,2	D. 54
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là
A. anđehit no, mạch hở, hai chức.	B. anđehit fomic.
C. anđehit axetic.	D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH.	B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH	D. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
Câu 39: Cho hổn hợp khí oxi và ozon Sau một thời gian ozon bị phân hủy hết thu được một chất khí duy nhất có thể tích tăng 2%. Phẩn trăm của ozon trong hổn hợp khí ban đầu là
A. 5%	B. 4% 	C. 8%	D. 2%
Câu 40: Quy tắc macopnhicop áp dụng cho trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng Brom vào anken đối xứng	B. Phản ứng cộng Brom vào anken bất đối xứng
C. Phản ứng cộng HBr vào anken đối xứng	D. Phản ứng cộng HBr vào anken bất đối xứng 
Câu 41: Hoà tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 1,49 lít	B. 1,12 lít.	C. 0,672 lít.	D. 1,344 lít.
Câu 42: Khi thủy phân một este E trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y . Biết từ X có thể chuyển trực tiếp thành Y bằng một phản ứng. Vậy E không thể là
A. etyl axetat.	B. metyl axetat.	C. vinyl axetat.	D. metyl propionat
Câu 43: Trong số các chất : Metyl axetat, Tristearin, Glucozơ, Fructozơ, Mantozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ, Anilin, Alanin, Protein. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
A. 8.	B. 10.	C. 9.	D. 7. 
Câu 44: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π ?
A. Vinyl axetilen.	B. Buta-1,3-đien.	C. Penta-1,3- đien.	D. Stiren.
Câu 45: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 14,85 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít? 
A. 14,390 lít	B. 2,398 lít	C. 7,195 lít	D. 1,439 lít
Câu 46: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X là	
A. 0,075M	B. 0,100M	C. 0.150M	D. 0.050M
Câu 47: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử.
A. 4,71 gam.	B. 23,70 gam.	C. 18,96 gam.	D. 20,14 gam.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng. 
A. 0,4 mol 	B. 1,4 mol	C. 1,9 mol	D. 1,5 mol
Câu 49: Cho 2,25 gam axit cacboxylic A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch KOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là	
A. CH2(COOH)2	B. HCOOH	C. CH3COOH	D. (COOH)2.	
Câu 50: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 10%, thế tích rượu 40o thu được là:
	A. 3194,4 ml.	B. 2785,0 ml.	C. 2875,0 ml.	D. 2300,0 ml.

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_tot_nghiep_THPT_mon_hoa.doc