Bài tập tách và tinh chế

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3186Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tách và tinh chế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tách và tinh chế
BÀI TẬP TÁCH VÀ TINH CHẾ
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Để tách và tinh chế các chất ta có thể:
1. Sử dụng các phương pháp vật lí.
* Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
* Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng. 
* Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp nhờ sự khác nhau về nhiệt độ sôi giữa chúng.
* Phương pháp đông đặc:Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách biệt nhau quá lớn.
* Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.
* Phương pháp sắc kí: Dùng để tách hay phân tích các hỗn hợp khí, chất lỏng hay chất tan. Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách cho hỗn hợp (di động) đi qua một chất khác (pha tĩnh), thường là chất lỏng hay chất rắn, sự tách phụ thuộc vào sự tranh dành các chất trong hỗn hợp giữa pha di động và pha tĩnh. Phép phân tích sắc kí cho phép phân tích một lượng chất rất nhỏ (khoảng vài phần triệu gam hoặc ít hơn) để nhận biết hoặc định lượng thành phần của hỗn hợp.
2. Sử dụng phương pháp hoá học
 * Sơ đồ tách:	
(Sơ đồ 2.2)
 * Phản ứng được chọn để tách phải thoả mãn 3 yêu cầu: 
	+) chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.
	+) sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp 
	+) từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu.
II. CÁC BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1. Để tách riêng Fe, Al, Cu ra khỏi hỗn hợp 3 kim loại trên có thể dùng các hoá chất nào.
	A. HCl và NaOH.	B. HCl và CO2.
	C. HCl, NaOH và CO2.	D. H2SO4 và BaOH)2.
Câu 2. Để tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp: CuO, MgO và ( lượng các kim loại không đổi sau khi tách ) người ta có thể dùng các hoá chất:
	A. HCl, NaOH.	B. NH3, HCl, CO2.
	C. H2SO4, NaOH, CO2..	D. HCl, NaOH, CO2.
Câu 3. Cho hỗn hợp SiO2, , CuO. Để tách các oxit ra khỏi nhau ở dạng nguyên chất ta có thể dùng các hoá chất.
	A. HCl, NaOH.	B. NH3, NaOH.
	C. HCl, NaOH và CO2.	D. Cả A, B và C.
Câu 4. Để tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp gồm Al, Zn, Ag người ta có thể dùng một hoá chất duy nhất nào sau đây( các thiết bị điều chế có đủ)?
	A. HCl.	B. H2SO4.	C. NH3.	D. Tất cả đều sai.
Câu 5. Có thể tách riêng Al khỏi hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng cách sử dụng (theo thứ tự):
A. HCl, NaOH, nhiệt phân	B. NaOH, CO2, nhiệt phân, điện phân.
C. NaOH, CO2, điện phân.	D. HCl, NaOH, nhiệt phân, điện phân.
Câu 6. Để loại bỏ Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO người ta dùng 
A. H2SO4 đặc nóng	B. H2SO4 loãng.	C. H2SO4 đặc nguội.	D. NaOH.
Câu 7. Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag và không làm thay đổi lượng Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dd A. AgNO3.	B. HCl.	C. H2SO4 đặc nguội.	D. FeCl3
Câu 8. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe với khối lượng Ag không đổi, có thể dùng chất nào sau đây?	A. dd AgNO3 dư.	B. dd CuCl2 dư.	C. dd muối sắt(III) dư.	D. dd muối Sắt(II) dư.
Câu 9. Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp bột Ag-Fe, người ta dùng dư hoá chất nào sau đây?
A. AgNO3.	B. FeCl3.	C. CuSO4.	D. HNO3 đặc nguội.
Câu 10. Để loại được H2SO4 có lẫn trong dd HNO3, ta dùng
A. dd Ba(NO3)2 vừa đủ.	B. dd Ba(OH)2. C. dd Ca(OH)2 vừa đủ.	D. dd AgNO3 vừa đủ.
Câu 11. Để làm sạch quặng boxit thường có lẫn Fe2O3, SiO2 dùng cho sản xuất Al người ta dùng chất nào trong số các chất sau đây là tốt nhất? 
A. dd NaOH đặc nóng và HCl.	B. dd NaOH loãng và CO2.
C. dd NaOH loãng và dd HCl.	D. dd NaOH đặc nóng và CO2. 
Câu 12. Chỉ dùng duy nhất một dd nào sau đây để tách lấy riêng Al ra khỏi hỗn hợp Al, Mg, Ca mà khối lượng Al không thay đổi (giả sử phản ứng của Mg, Ca với axit H2SO4 đặc, nguội không thay đổi đáng kể nồng độ và không sinh nhiệt)?
A. dd H2SO4 đặc nguội.	B. dd NaOH.C. dd H2SO4 loãng.	D. dd HCl.
Câu 13. Để tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp gồm Al, Zn, Ag người ta có thể dùng một hoá chất duy nhất nào sau đây( các thiết bị điều chế có đủ)?
	A. HCl.	B. H2SO4.	C. NH3.	D. Tất cả đều sai.
Câu 14. Có hỗn hợp 3 muối BaCl2, , . Để tách các muối ra khỏi nhau ở dạng nguyên chất ta có thể dùng các hoá chất.
	A. NH3, NaOH.	B. NaOH, CO2.
	C. NH3, CO2. 	D. NH3, NaOH, CO2, HCl.
Câu 15. Để thu được Al(OH)3 từ hỗn hợp bột Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, chỉ cần dùng duy nhất một dd là 
A. dd ammoniac.	B. không thể thực hiện được.
C. dd KOH.	D. dd H2SO4 đặc nguội.	
Câu 16. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà khối lượng Al2O3 không thay đổi, chỉ cần dùng một hoá chất là
A. dd NaOH.	B. dd NH4Cl.	C. dd NH3.	D. dd HCl.
Câu 17. CaCO3 bị lẫn một ít tạp chất là Fe2O3, Al2O3, SiO2. Dùng bộ chất nào dưới đây thu được CaCO3 tinh khiết nhất ?
A. NaOh, HCl, Na2CO3 ; 	 B. HCl, NaOH, (NH4)2, nhiệt độ ; 	C. CO2, H2O, nhiệt độ ; 	 D. H2SO4, CO2,NaOH  
Câu 18. Để tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp: CuO, MgO và ( lượng các kim loại không đổi sau khi tách ) người ta có thể dùng các hoá chất:
A. HCl, NaOH. B. NH3, HCl, CO2.C. H2SO4, NaOH, CO2..	D. HCl, NaOH, CO2.
Câu 19. X là muối NaCl bị lẫn tạp chất NaBr, Na2CO3 . Hãy chọn cách tốt nhất dưới đây để có NaCl tinh khiết
A. cho X vào dung dịch HCl dư và cô cạn dung dịch
B. cho X vào dung dịch HCl dư , sau đó sục khí Cl2 dư và cuối cùng cô cạn dung dịch
C. cho một lượng vừa đủ AgNO3 để kết tủa hết NaBr và Na2CO3 
D. hoà tan X vào nước, sục khí Cl2 dư, cuối cùng thêm một lượng CaCl2 dư để kết tủa Na2CO3
Câu 20. KCl bị lẫn tạp chất BaCl2. Cách nào dưới đây thu được KCl tinh khiết nhất và lượng không đổi.
A. cho tác dụng với H2SO4 dư, lọc bỏ kết tủa, sau đó cô cạn dung dịch; 
B. cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch Na2CO3 , lọc bỏ kết tủa, sau đó cô cạn dung dịch; 
C. cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KHCO3 , sau đó cô cạn; 
D. cho tác dụng với lượng dư dung dịch (NH4)2CO3 , lọc kết tủa, sau đó cô cạn, dung dịch và lấy chất rắn nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi. 
Câu 21. Để làm khô khí amoniac người ta dùng hoá chất là
A. vôi sống.	B. axit sunfuric đặc.	C. đồng sunfat khan.	D. P2O5.
Câu 22. Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng
A. Ca(OH)2.	B. CuSO4 khan. C. P2O5.	D. CaO.
Câu 23. Khi nitơ bị lẫn tạp chất là CO và H2 . Hãy chọn cách tốt nhất dưới đây để có nitơ khô và tinh khiết
A. trộn với lượng vừa đủ O2 rồi đốt cháy hoàn toàn CO và H2
B. trộn với lượng dư O2 , đốt cháy hoàn toàn CO và H2 , sau đó cho qua nước vôi trong, tiếp tục cho qua ống đựng photpho (to)
C. cho khí đi qua ống đựng CuO (dư) đốt nóng, khí đi ra khỏi ống cho qua ống đựng KOH rắn, dư, khí còn lại qua H2SO4 đặc
D. cho khí đi qua ống đựng CuO (dư) đốt nóng, khí đi ra khỏi ống cho qua nước vôi trong dư
Câu 24. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế CO2 bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi do đó CO2 thu được có lẫn cả hơi nước và HCl. Dùng cặp chất nào là tốt nhất để CO2 tinh khiết ?
A. AgNO3 và H2SO4 ;	 B. P2O5 và NaOH rắn ; 	 
 C. CuSO4 khan và NaOH ; 	 D. NaHCO3 nà H2SO4 đặc

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_tach_tinh_che.doc