Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Việt Đức

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 môn: Hóa học - Trường THPT Việt Đức
 Trường THPT Việt Đức ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 LẦN 4
Giáo viên: Phạm Duy Khánh Môn: Hóa học
Số ĐT: 0905 446 810 Thời gian: 90 phút 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các chất sau?
A. CH2(NH2)COOH.	B. CH3CH2OH.	C. CH3CH2NH2.	D. CH3COOCH3.
Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaOH.	B. H2O.	C. HCl.	D. NaCl.
Câu 3: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thì tạo thành hợp chất mới là
A. amin.	B. este.	C. lipit.	D. amino axit.
Câu 4: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. C2H5NH2.	B. H2NCH2COOH.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOONH4.
Câu 5: Cho 0,1 mol anđehit fomic tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 32,4.	B. 27,0.	C. 21,6.	D. 43,2.
Câu 6: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 7: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3 2KNO2 + O2.	B. CaCO3 CaO + CO2.
C. Cu(OH)2 CuO + H2O.	D. NaHCO3 NaOH + CO2.
Câu 8: Cho dãy chuyển hóa sau: Cr CrCl3 KCrO2. Các chất X, Y lần lượt là
A. HCl, KOH.	B. Cl2, KCl.	C. Cl2, KOH.	D. HCl, NaOH
Câu 9: Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Chất X là chất nào sau đây?
A. FeS.	B. PbS.	C. Na2S.	D. CuS.
Câu 10: Cho các kim loại: Ba, Na, K, Be. Số kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 11: Quặng boxit có thành phần chính là
A. Al(OH)3.	B. Fe2O3.	C. FeCO3.	D. Al2O3.
Câu 12: Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ozon là do
A. sự tăng nồng độ khí CO2.	B. mưa axit.
C. hợp chất CFC (freon).	D. quá trình sản xuất gang thép.
Câu 13: Nhận xét nào không đúng về nước cứng?
A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42- và Cl-.
B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.
C. Nước cứng tạo cặn đáy ấm đun nước, nồi hơi.
D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.
Câu 14: Cho từng chất rắn: FeCl3, FeO, FeS, Fe(OH)3, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 7.
Câu 15: Công thức cấu tạo thu gọn của metyl axetat là
A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. CH3COOC2H3.
Câu 16: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y là:
A. Fe, CuO, Mg.	B. FeO, CuO, Mg.	C. FeO, Cu, Mg.	D. Fe, Cu, MgO.
Câu 17: Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện thì dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?
A. Ca.	B. Fe.	C. Na.	D. Ag.
Câu 18: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol metylic.	B. etylen glicol.	C. ancol etylic.	D. glixerol.
Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
 (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; 
 (b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; 
 (c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; 
 (d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 20: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3.	B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. C6H5CH=CH2.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 21: Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2. Khối lượng của Fe trong 6,05 gam X là
A. 1,12 gam.	B. 2,80 gam.	C. 4,75 gam.	D. 5,60 gam.
Câu 22: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 3.
Câu 23: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: A. Cu, Pb, Ag.	B. Cu, Fe, Al.	C. Fe, Mg, Al.	D. Fe, Al, Cr.
Câu 24: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 11.	B. 12.	C. 13.	D. 14.
Câu 25: Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là: A. CH5N.	B. C2H5N.	C. C2H7N.	D. C3H9N
Câu 26: Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín, thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong, hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than. Nếu trong phòng kín khi ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa cho không khí lưu thông. Chất nào sau đây là thủ phạm chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than:
A. SO2	B. CO2	C. CH4	D. CO
Câu 27: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,2 M cần 10 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,4	B. 0,2	C. 0,3	D. 0,1
Câu 28: Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh  Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là?
A. C8H8O2	B. C9H16O2	C. C9H14O2	D. C8H14O3
Câu 29: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: 
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,144 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,096 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là :
A. mol/(l.s)	B. mol/(l.s)	C. mol/(l.s)	D. mol/(l.s)
Câu 30: Chất nào sau đây được sử dụng bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. Na2CO3	B. (NH4)2CO3	C. NaHCO3	D. NH4HCO3
Câu 31: Phát biểu nào sau đẩy là đúng ?
Tính chất lý học của kim loại do electron gây ra gồm: tính dẻo, ánh kim, độ dẫn điện, tính cứng.
Trong nhóm IA tính kim loại tăng dần từ Cs đến Li.
Ở điều kiện thường tất cả kim loại là chất rắn.
Crom là kim loại cứng nhất, Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Câu 32: Dung dịch A chứa Al2(SO4)3 aM và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch A thi thu được 7,8 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 1,16V lít dung dịch NaOH 1M vào 200 nl dung dịch A cũng thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,3.	B. 0,5.	C. 0,1.	D. 0,6.
Câu 33: Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít rượu etylic 200 và V m3 khí CO2 ở điều kiện chuẩn. Cho khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 2,8 và 0,39.	B. 28 và 0,39.	C. 2,7 và 0,41.	D. 2,7 và 0,39.
Câu 34: Cho các nhận xét sau
Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng % khối lượng của kali.
Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
Phân urê có hàm lượng N là khoảng 46%.
Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicat của magie và canxi.
Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2SO4 và KNO3. Số nhận xét sai là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 35: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt chứa
A. AlCl3, AgNO3, KHSO4.	B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
C. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.	D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
 Hình vẽ trên là sơ đồ điều chế và thu khí E (không màu, độc). Công thức của E và D lần lượt là:
A. CO2 và KOH.	B. SO2 và NaOH.
C. NH3 và H2SO4.	D. SO2 và HCl.
Câu 36: 
Câu 37: Hòa tan hết 4,35 gam hỗn hợp gồm Al và hai kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp vào nước dư thu được dung dịch X và 3,92 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì thu được 3,9 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trong hỗn hợp ban đầu là
A. Na, K.	B. Rb, Cs.	C. K, Rb.	D. Li, Na.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít O2 (đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Phần trăm số mol của este có phân tử khối nhỏ hơn trong X là
A. 37,5%.	B. 33,53%.	C. 25%.	D. 62,5%.
Câu 39: Cho các phản ứng sau:
(a) 	(b) Si + dung dịch KOH ®
(c) 	(d) O3 + Ag ®
(e) 	(f) 
Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 3.	 B. 6. C. 5.	D. 4.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm anđehit Y và ankin Z (Z nhiều hơn Y 1 nguyên tử cacbon). Biết 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) có khối lượng là 5,36 gam. Nếu 0,1 mol hỗn hợp X thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư. Giá trị của V là
A. 0,24.	B. 0,32.	C. 0,36.	D. 0,48.
Câu 41: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:
A. C4H10, C3H6 ; 5,8 gam.	B. C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.
C. C4H10, C3H6 ; 12,8 gam.	D. C3H8, C2H4 ; 11,6 gam.	
Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
TN 1 : Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2. 
TN 2 : Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2. 
TN 3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc. Công thức 2 rượu là
A. C2H5OH và C3H6(OH)2.	B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.
 C. CH3OH và C3H5(OH)3.	D. C3H6 (OH)2 và C3H5(OH)3.
Câu 43: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
A. 490,6	B. 560,1	C. 470,1	D. 520,2
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 26,72 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,76 mol Ba(OH)2 , thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 26,72 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 19,04 gam	B. 28,88 gam	C. 18,68 gam	D. 13,32 gam
Câu 45: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit rắn trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 6,29	B. 6,48	C. 6,96	D. 5,04
Câu 46: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3) bằng dòng điện một chiều có cường độ 1,34A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 10,375 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho bột nhôm dư vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 47: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,64	B. 13,32.	C. 7,76.	D. 8,88.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,1.	B. 28,5.	C. 41,8.	D. 20,6.
Câu 49: Cho m gam hỗn hợp X gồm , , , tác dụng với dung dịch dư thu được dung dịch Y trong đó khối lượng của là 31,75 gam và 8,064 lít (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch loãng dư thu được dung dịch Z và khí (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan? 
	A. 242,3 gam	B. 268,4 gam	C. 189,6 gam	D. 254,9 gam
Câu 50: Hỗn hợp X gồm các amino axit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2) có tỉ lệ mol nO : nN = 2 : 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,00.	B. 33,00.	C. 20,00.	D. 35,00.
	Thí sinh không được dùng bảng tuần hoàn
----------- HẾT ----------
Câu 49: Cho khí CO dư đi qua 24 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được m gam chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn từ từ toàn bộ khí Z vào 0,2 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M, thu được 29,55 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 16.	B. 22.	C. 21.	D. 17.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_thpt_QUOC_GIA_2016.doc