CHUYÊN ĐỀ: CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM A/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bài toán 1. Khí CO2 (SO2 ) tác dụng với dung dịch NaOH (KOH) Phản ứng xảy ra: CO2 + NaOH g NaHCO3 CO2 + 2NaOH g Na2CO3 + H2O Thang sản phẩm: Tỉ lệ T < 1 T = 1 1 < T < 2 T = 2 T > 2 Sản phẩm NaHCO3 và CO2 dư NaHCO3 NaHCO3 và Na2CO3 Na2CO3 Na2CO3 và NaOH dư Bài toán 2. Khí CO2 (SO2) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (Ba(OH)2) Thang sản phẩm: Tỉ lệ T < 1 T = 1 1 < T < 2 T = 2 T > 2 Sản phẩm CaCO3 và Ca(OH)2 dư CaCO3 CaCO3 và Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 và CO2 dư Về mặt lý thuyết: CO2 + Ca(OH)2 g CaCO3↓ + H2O (1) Nếu CO2 dư thì CO2 + CaCO3 + H2O g Ca(HCO3)2 (3) Trong tính toán: CO2 + Ca(OH)2 g CaCO3↓ + H2O (1) 2CO2 + Ca(OH)2 g Ca(HCO3)2 (2) Đồ thị dạng: Bài toán 3**. Khí CO2 sục vào dung dịch hỗn hợp NaOH + Ca(OH)2 Phản ứng xảy ra: CO2 + OH- g HCO3- CO2 + 2OH- g CO32- + H2O Thang sản phẩm: Tỉ lệ T < 1 T = 1 1 < T < 2 T = 2 T > 2 Sản phẩm HCO3- và CO2 dư HCO3- HCO3- và CO32- CO32- CO32- và OH- dư Công thức kiểm tra Đồ thị dạng: B. BÀI TẬP Ví dụ tổng hợp 1. Cho a mol CO2 sục vào dd chứa b mol NaOH thu được dd A. a) Biện luận xác định thành phần các chất có trong A theo mối liên hệ giữa a và b. b) Áp dụng: (Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng). i/ Sục 2,24 (l) CO2 (đkc) vào 500 ml dd NaOH 0,2M 2i/ Sục 2,24 (l) CO2 (đkc) vào 750 ml dd NaOH 0,2M 3i/ Sục 2,24 (l) CO2 (đkc) vào 1500 ml dd NaOH 0,2M Ví dụ tổng hợp 2. Cho a mol CO2 sục vào dd chứa b mol Ca(OH)2 thu được dd A. a) Biện luận xác định thành phần các chất có trong A theo mối liên hệ giữa a và b. b) Áp dụng: (Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng). i/ Sục 0,224 (l) CO2 (đkc) vào 2 (l) dd Ca(OH)2 0,01M 2i/ Sục 560 cm3 CO2 (đkc) vào 2 (l) dd Ca(OH)2 0,01M 3i*/ Hấp thụ hoàn toàn x (l) CO2 (đkc) vào 2 (l) dd Ca(OH)2 0,01M thì thu được 1 gam kết tủa. Tìm x. C. LUYỆN TẬP [ĐH B-07] Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là? Sục a mol CO2 vào dung dịch chứa 1,5 mol KOH thu được dung dịch có chứa 0,5 mol K2CO3. Tính a mol CO2. (HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014) Sục x mol SO2 vào dung dịch chứa 2 mol NaOH thu được dung dịch có chứa 0,75 mol Na2SO3. Tính x mol SO2. [CĐ-2012] Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan. Hấp thụ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 0,5 lít hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và KOH 0,2M. Cô cạn dd sau Pư thu được khối lượng muối khan là Tính thể tích khí CO2 ở đktc cần cho vào 100 ml dung dịch KOH 2M để thu được 2 muối. Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với nồng độ mol muối hidrocacbonat bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hòa? (HSG huyện Long Thành năm học 2011-2012) a/ Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với nồng độ mol muối hiđro cacbonat bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hòa? b/ Nếu thêm một lượng vừa đủ dung dịch CaCl2 1M thì sẽ được bao nhiêu gam kết tủa? Tính thể tích dung dịch CaCl2 phải dùng. (HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014) Hòa tan hoàn toàn 0,32 gam một kim loại hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, lượng khí SO2 sinh ra hấp thụ hết bởi 45 ml dung dịch NaOH 0,2M cho dung dịch chứa 0,608 gam muối. Xác định kim loại hóa trị II nói trên. (HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016) Nung 13,4 gam muối cacbonnat của kim loại M hoá trị II, thu được 6,8 gam một chất rắn và khí A. Cho A hấp thụ hết vào 75ml dd NaOH 1M được dung dịch B. Tính khối lượng muối trong dd B. (Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014) Để hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2 (đktc) thì cần Vml dung dịch NaOH 0,5M, thu được hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 với tỉ lệ mol 7:3. Tính V. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2009-2010) Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +9,612.10C. Oxit Y của nguyên tố X chứa 42,857% khối lượng X. Cho luồng khí Y dư qua bình đựng một lượng hỗn hợp rắn gồm đã được đun nóng ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm 2,4 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z vào 500ml dung dịch a (mol/lit), phản ứng xong thu được 14,8 gam muối. Xác định X, Y và a? (Cho biết mỗi đơn vị điện tích hạt nhân có giá trị +1,602.10C ) (Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014) Cho 9,4 gam K2O tan vào nước. Tính thể tích khí SO2 (đktc) cần sục vào dung dịch trên để tạo ra: Muối trung hòa; Muối axit; Hỗn hợp hai muối có tỉ lệ mol muối trung hòa : muối axit là 2 : 1. Hòa tan 7,83 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm A, B (nguyên tử khối của A nhỏ hơn nguyên tử khối của B) thuộc 2 chu kì kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, thu được 2,8 lít khí H2 bay ra (điều kiện tiêu chuẩn). a/ Xác định kim loại A, B. b/ Cho 16,8 lit khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng hoàn toàn vào 600ml dung dịch AOH 2M thu được dung dịch X. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch X. [CĐ-2010] Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi như thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là? Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 9 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính nồng độ mol các chất sinh ra trong dung dịch. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Cho 112 ml lít khí CO2 (đktc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dd Ca(OH)2 ta được 0,1g kết tủa. Nồng độ mol/l của dd nước vôi là: [ĐHA-2007] Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là? Cho V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn, hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dd Ba(OH)2 0,015M ta thấy có 1,97g BaCO3¯. Thể tích V có giá trị nào trong các giá trị sau (lit) Một bình chứa 15 lít dd Ba(OH)2 0,01M. Sục vào dd đó V lít khí CO2 (đktc) ta thu được 19,7g kết tủa trắng thì giá trị của V là: Thổi V lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M thu được 32,55 gam kết tủa. Tính V. Cho 10 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm N2 và CO2 lội qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì được 1 gam kết tủa. Tính phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. Cho 15,68 lít hh khí (N2, CO2) qua 1 lít dd Ca(OH)2 0,02M, thu được 1 g kết tủa. Biết CO2 bị hấp thụ hoàn toàn. Xđịnh % CO2 về thể tích trong hh: Trong một bình kín dd 15 lít, chứa đầy dd Ca(OH)2 0,01M. Sục vào bình một số mol CO2 có giá trị biến thiên 0,12mol £ nCO2 £ 0,26mol muối thì khối lượng m gam chất rắn thu được sẽ có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất là: Thổi CO2 vào dd chứa 0,02 mol Ba(OH)2, thu m gam kết tủa. Biết số Giá trị của m A. B. C. D. (Đề thi thử Đại học lần 2 năm học 2013 – 2014) Hấp thụ hoàn toàn V (lít) (đktc) khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của V là: 0,336 ≤ V ≤ 1,568 thì m có giá trị trong khoảng nào? (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. KQ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là (Đề thi TS 10 chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai năm học 2016-2017) Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Tính C% của chất tan trong dung dịch sau pư? Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị tối thiểu của V. (Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015) Cho 22,95 gam BaO tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. 1/ Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch A , thu được 23,64 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2 (đktc) đã phản ứng. 2/ Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 trong dung dịch HCl, toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch A. Hỏi có thu được kết tủa không ? Tại sao ? (Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2013-2014) Đốt cháy hoàn toàn V (lít) metan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thấy tạo thành 15,76 gam kết tủa. a/ Tính thể tích V. b/ Khối lượng dung dịch trong bình tăng hay giảm bao nhiêu gam? Cho a mol CO2 pư với b mol Ca(OH)2. Để có kết tủa thì điều kiện giữa a và b như thế nào ? Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 150ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được a gam kết tủa. Tính giá trị của a. (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014) Đốt cháy hoàn toàn V (lít) khí metan (đktc). Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014) [ĐH B-2011] Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH 1,4M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Tính giá trị của V? (Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012) Hoà tan 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và MCO3 có số mol bằng nhau trong dd H2SO4 loãng dư, khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,15M thu được 18,1 gam hỗn hợp muối khan. Xác định M. (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2010-2011) Nung hoàn toàn 15g một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II không đổi. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy thu được 9,85 gam kết tủa. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat ? Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. ĐS: 2 trường hơp cho cả bài toán Nhiệt phân hoàn toàn 21 gam muối cacbonat kim loại hóa trị 2 thu được chất rắn A và khí B. Toàn bộ khí B dẫn vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 17,1% thu được 29,55 gam kết tủa. a/ Tính khối lượng chất rắn A và xác định công thức hóa học của muối cacbonat. b/ Cho 4,2 gam muối cacbonat của kim loại hóa trị 2 ở trên vào 50 ml dung dịch HCl 3M (D = 1,15 g/ml). Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng. (HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014) Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy dư tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. a/ Viết các phương trình hóa học xảy ra. b/ Tìm công thức phân tử FexOy (HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013) Cho V lít CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dd X. Ðun kỹ dd X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là? Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dd Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này thì khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là? Sục V lít CO2 (đktc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dd NaOH dư vào nước lọc thu thêm 1,97 gam kết tủa nữa. Giá trị V là: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đkc) vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 19,7 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi thêm vào dung dịch còn lại một lương H2SO4 dư lại được thêm 23,3 gam kết tủa. Tính V (HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010) Cho a mol CO2 hấp thụ hết trong dd chứa b mol NaOH được dd A. + Nếu cho BaCl2 dư vào dd A, được m (g) kết tủa. + Nếu cho Ba(OH)2 dư vào dd A, được m’(g) kết tủa. (m ¹ m’). Tỉ số b/a có giá trị là: Đốt cháy hoàn toàn a gam S rồi cho sản phẩm sục qua 200 ml dung dịch NaOH bM thu được dung dịch X. Chia X làm hai phần bằng nhau. + Phần 1 cho tác dụng với dd CaCl2 dư thấy xuất hiện c gam kết tủa. + Phần 2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện d gam kết tủa. Biết d > c. Tìm biểu thức quan hệ giữa a và b. (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012) Cho từ từ a mol CO2 vào dd chứa b mol NaOH. (a < b < 2a) ta thu được dd X. Cô cạn dd X thu được m (g) muối khan = ? Cho từ từ a mol CO2 vào dd chứa b mol Ca(OH)2. (b < a < 2b) ta thu được kết tủa. a/ Tính khối lượng kết tủa theo a, b? b/ Tính khối lượng muối tạo ra theo a, b? Tính khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dd chứa 0,63g NaHCO3 với dd chứa 1,71g Ba(OH)2. Tính khối lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dd chứa 1,26g NaHCO3 với dd chứa 1,48g Ca(OH)2. Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đktc) vào 300ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính khối lượng kết tủa thu được. [ĐH A-09] Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là [ĐH A-08] Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là [ĐH B-2012] Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là [ĐH A-2011] Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Kết thúc phản ứng thu được 23,64 gam kết tủa. Hãy tính V. (Đề thi TS 10 chuyên Phú Thọ 2004-2005) Cho 28 gam hỗn hợp X (CO2 và SO2) có = 1,75 qua 500 ml dd hỗn hợp NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị m là? Hoà tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp gồm MgCO3, K2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch H2SO4 1M vừa đủ, thu được dung dịch A và chất khí B. Cho toàn bộ B lội thật chậm qua 100ml dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,6M và KOH 0,8M, thu được dung dịch C chứa một chất tan. Cô cạn từ từ dung dịch C thu được 6,6 gam chất D. Hãy tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng và xác định công thức của D? (HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016) Cho m1 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3. Trong đó, khối lượng K2CO3 bằng 2,604 lần khối lượng Na2CO3. Hòa tan hỗn hợp trên trong 61,8 gam nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với HCl dư, khí tạo thành được hấp thụ bởi 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thì được m2 gam kết tủa. Lọc kết tủa, dung dịch được trung hòa bởi 50ml dung dịch NaOH 2M. a/ Tính giá trị của m1 và m2. b/ Tính C% của hai muối có trong dung dịch A. (HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2015-2016) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dd Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dd Y và 32,55g kết tủa. Cho dd NaOH vào dd Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Viết các PTHH xảy ra và tính m. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014) Sục từ từ a mol khí CO2 vào 800 ml dd X gồm KOH 0,5M và Ca(OH)2 0,2M. Tìm giá trị của a để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012) Đốt cháy hoàn toàn m gam một mẫu cacbon chứa 4% tạp chất trơ bằng oxi thu được 11,2 lít hỗn hợp A gồm 2 khí (ở đktc). Sục từ từ A vào 200ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M và NaOH 0,5M, sau phản ứng thu được 29,55 gam kết tủa. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tính m và thể tích khí oxi (ở đktc) đã dùng. (Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012) Hòa tan hoàn toàn 3,36 gam canxi oxit vào nước thu được dung dịch A. Hấp thụ hết V lít khí cacbon đioxit (đktc) vào dung dịch A, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 1,2 gam kết tủa. Tính giá trị của V. (Đề thi HSG tỉnh Hưng Yên năm 2017-2018) Cho hơi nước qua cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm CO, CO2 và H2. Tỉ khối của X so với H2 là 7,8. Tính số mol mỗi khí trong X. (HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018) Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan 43,8 gam X vào nước dư, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch Y, trong đó có chứa 41,04 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính m ? (HSG TP.HCM năm 2017-2018) Hỗn hợp X gồm K, K2O, Ca, CaO. Hoà tan 16,06 gam hỗn hợp X vào nước thu được 2,464 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và có 6 gam kết tủa tạo thành. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Z là A. 31,40 B. 32,48 . C. 34,21 D. 33,28 Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, NaOH. Cho 10,88 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được 0,896 lít H2 (đktc) và dung dịch muối 14,810%. Cho 13,6 gam hỗn hợp X vào nước dư thu được Y. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được 33,46 gam chất tan. Giá trị của V là A. 8,512. B. 8,288 C. 7,840 D. 7,616 [A-2013] Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,64 B. 15,76. C. 21,92 D. 39,40 Một hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hết 25,65 gam hỗn hợp X vào nước thu được 2,8 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 14 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 16,8 lít CO2(đktc) vào dung dịch Y tính khối lượng kết tủa thu được. (Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012) Hấp thụ x gam CO2 vào 280gam dung dịch KOH 11,2% thu được dung dịch X chứa 2 muối với tổng nồng độ phần trăm là 0,86x%. Thêm 0,5x gam KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị của m là A. 54,28 B. 51,84 C. 53,43. D. 52,14 Cho m1 gam K vào m2 gam dung dịch HCl 12% thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Hấp thụ 0,75V lít CO2 (đktc) vào dung dịch X thu được dung dịch chứa m1+19,44 gam chất tan. Giá trị của m2 là A. 109,5 B. 91,25 C. 73,00 . D. 76,65 Hỗn hợp X gồm CO2, SO2, N2 trong đó nitơ chiếm 25% thể tích. Hấp thụ 8,96 lít hỗn hợp X (đktc)vào 250ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch chứa 36,2 gam chất tan. 20,14 gam hỗn hợp X có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch KMnO41M? A. 56,3 . B. 62,1 C. 60,4 D. 58,4 [Vĩnh Phúc LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013] Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là: A. 6,72 B. 8,96 C. 11,2. D. 13,44 [THPT chuyên ĐH Vinh-lần 2-2014] Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch X chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1M để sau khi hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (ở đktc) thì thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 0,84 gam so với khối lượng dung dịch X (biết hơi nước bay hơi không đáng kể)? A. 80 ml. B. 60 ml. C. 50 ml.. D. 100 ml. [THPT chuyên ĐH Vinh-lần 1-2014] Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,1 và 0,075. B. 0,05 và 0,1.. C. 0,075 và 0,1. D. 0,1 và 0,05. Cho 3,36 lít khí CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH xM và Na2CO3 0,4 M thu được dung dịch X chứa 19,98 hỗn hợp muối. Giá trị của x là: A. 0,7 M B. 0,75 M C. 0,5 M. D. 0,6 M Hấp thụ 4,032 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH x mol/l và Na2CO31,5x mol/l thu được dung dịch X chứa 54,6 gam chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 82,74. B. 78,80 C. 70,92 D. 90,62 [THPT chuyên-ĐHVinh-lần 1- 2014] Hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và N2, tỉ khối của X so với H2 là 19. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch Y chứa NaOH 2M và Na2CO3 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,2.. B. 9,5. C. 13,3. D. 30,4. Hấp thụ hết 4.48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 1 lượng vừa đủ x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch A. Lấy 100ml dung dịch A cho từ từ vào 300ml dung dịch HCl 0.5M thu được 2.688 lít khí (đktc). Mặt khác 100ml dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 39.4 g kết tủa. Giá trị của x là A. 0.1. B. 0.25 C. 0.15 D. 0.2 Khi sục đến dư CO2 vào dung dịch có chứa x mol KOH và y mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau: a/ Tính giá trị của x, y? b/ Tính thể tích khí CO2 (đktc) cần thêm vào hỗn hợp để lượng kết tủa sau phản ứng là lớn nhất? (TS 10 chuyên Lào Cai 17-18) Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94 gam kết tủa. Tính giá trị của a. (HSG Vĩnh Phúc 17-18) Một hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hết 25,65 gam hỗn hợp X vào nước thu được 2,8 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 14 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 16,8 lít CO2(đktc) vào dung dịch Y tính khối lượng kết tủa thu được. (HSG Vĩnh Phúc 11-12) Dung dịch A chứa a mol Ca(OH)2. Hòa tan hết m gam NaOH vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Sau đó dẫn CO2 từ từ đến dư vào dung dịch B, ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị như hình vẽ bên. Xác định giá trị của a và m. (HSG Phú Yên 16-17) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dd Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dd Y và 32,55g kết tủa. Cho dd NaOH vào dd Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Viết các PTHH xảy ra và tính m. (HSG Phú Thọ 13-14) Sục từ từ a mol khí CO2 vào 800 ml dd X gồm KOH 0,5M và Ca(OH)2 0,2M. Tìm giá trị của a để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất. (HSG Phú Thọ 11-12) Dẫn từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x (mol/l) để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa thu được (mkt) vào giá trị của V. Dựa vào đồ thị, hãy tìm giá trị của x và y. (HSG Nam Định 14-15) Cho m gam hỗn hợp kim loại Ba, Na (được trộn theo tỉ lệ số mol 1:1) và nước thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho CO2 hấp thụ từ từ vào dung dịch X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa theo số mol CO2 được hấp thụ. (HSG Hải Phòng 17-18) Đốt cháy hoàn toàn V lít etilen (ở đktc), cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thấy tạo thành 8 gam kết tủa . a/ Tính V. b/ Sau thí nghiệm khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng hay giảm bao nhiêu gam? (HSG Điện Biên 11-12) Sục khí CO2 vào dung dịch có m gam Ba(OH)2 thu được kết tủa. Lượng kết tủa biến đổi theo lượng CO2 được biểu diễn theo đồ thị dưới đây. Tính m và khối lượng kết tủa tại điểm Kt. (HSG Bình Phước 17-18) Dẫn luồng khí CO qua ống sứ có chứa m gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư được p gam kết tủa. Viết các phương trình hóa học của phản ứng và thiết lập biểu thức liên hệ giữa n, m, p. (HSG Bắc Ninh 11-12) Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị của x là : A. 0,64. B. 0,58. C. 0,68. D. 0,62. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị của V bằng bao nhiêu để thu được kết tủa cực đại ? A. B. C. D. Sục khí CO2 vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau: Giá trị của V là : A. 300. B. 250. C. 400. D. 150. (Đề thi THPT Quốc Gia, năm 2016) Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Na và y mol Ba vào nước dư, thu được V lít H2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dd X. Khi cho CO2 hấp thụ từ từ đến dư vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ x : y là A. 2 : 1. B. 1 : 3. C. 1 : 1. . D. 1 : 2. Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là A. 0,12 mol. B. 0,11 mol. C. 0,13 mol. D. 0,10 mol.. Hấp thụ hết 1,6V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị của V là A. 7,84. B. 5,60. C. 6,72. D. 8,40. [Đề minh họa Bộ 2017-THPTQG] Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau: Tỉ lệ a : b tương ứng là A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 5 : 4. D. 4 : 3. (Chuyên ĐH Vinh_Lần 2_2015) Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau: Giá trị của x, y, z lần lượt là A. 0,60; 0,40 và 1,50. B. 0,30; 0,60 và 1,40. C. 0,30; 0,30 và 1,20. D. 0,20; 0,60 và 1,25. Cho V(lít) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1,0M. Tính V để kết tủa thu được là cực đại? A. 2,24 lít ≤ V ≤ 8,96 lít. B. 2,24 lít ≤ V ≤ 5,6 lít. C. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít. D. 2,24 lít ≤ V≤ 6,72 lít. Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là: A. 4 : 5. B. 5 : 4. C. 2 : 3. D. 4 : 3. Sục CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và KOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá trị của x là A. 0,45. B. 0,42. C. 0,48. D. 0,60. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H2O thu được dung dịch (A). Sục từ từ khí CO2 vào (A). Qua quá trình khảo sát, người ta lập được đồ thị về sự biến thiên của kết tủa theo số mol CO2 như sau: Giá trị của x là A. 0,040. B. 0,025. C. 0,020. D. 0,050. (Chuyên ĐH Vinh lần 4_2015) Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tổng (a + b) có giá trị là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,4. Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau : Giá trị của x là : A. 3,25. B. 2,5. B. 3,0. D. 2,75.
Tài liệu đính kèm: