CHUYÊN ĐỀ: LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC – XÁC ĐỊNH CHẤT I/ LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC DỰA TRÊN KHỐI LƯỢNG, % NGUYÊN TỐ Oxit của kim loại R ở mức hóa trị thấp chứa 22,54% oxi; ở mức hóa trị cao chứa 50,45% oxi về khối lượng. Xác định kim loại R và công thức hóa học của hai oxit trên. a/ Một oxit của kim loại M có %M = 63,218. Tìm công thức oxit? b/ Một quặng sắt có chứa 46,67% Fe, còn lại là S. - Tìm công thức quặng? - Từ quặng trên hãy điều chế 2 khí có tính khử? c/ Oxit đồng có công thức CuxOy và có mCu : mO = 4 : 1. Tìm công thức oxit? d/ Oxit của kim loại M. Tìm công thức của oxit trong 2 trường hợp sau: + mM : mO = 9 : 8 + %M : %O = 7 : 3 a/ Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A? b/ Một oxit của phi kim (X) có tỉ khối hơi của (X) so với hiđro bằng 22. Tìm công thức (X)? Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R. a/ Cho 4 nguyên tố: O, Al, Na, S. Viết công thức phân tử của các hợp chất chứa 2 hoặc 3 trong 4 nguyên tố trên. b/ Nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150. Xác định X. c/ A là một oxit kim loại chứa 70% kim loại. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5 % (d = 1,2 g/ml) để hòa tan vừa đủ 8 gam A. (Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2008-2009) Nguyên tố R phản ứng với lưu huỳnh tạo thành hợp chất RaSb. Trong một phân tử RaSb có 5 nguyên tử và có phân tử khối là 150. Xác định nguyên tố R. (HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013) Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150 đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất AlaXb. Hợp chất với oxi của nguyên tố X có dạng XaOb gồm 7 nguyên tử trong phân tử. Đồng thời tỉ lệ khối lượng giữa X và oxi là 1 : 1,29. Xác định X và công thức oxit. Nguyên tố X có thể tạo thành với Fe hợp chất dạng FeaXb, phân tử này gồm 4 nguyên tử có khối lượng mol là 162,5 gam. Hỏi nguyên tố X là gì? Kim loại X tạo ra 2 muối XBr2 và XSO4. Nếu số mol XSO4 gấp 3 lần số mol XBr2 thì lượng XSO4 bằng 104,85 gam, còn lượng XBr2 chỉ bằng 44,55 gam. Hỏi X là nguyên tố nào? A là oxit của nitơ có phân tử khối là 92 có tỉ lệ số nguyên tử N và O là 1 : 2. B là một oxit khác của nitơ. Ở đktc 1 lít khí B nặng bằng 1 lít khí CO2 . Tìm công thức phân tử của A và B ? Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45% ; 15% và 40%. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Hãy xác định oxit NxOy. Nguyên tố R tạo thành hợp chất RH4, trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố R’ tạo thành hợp chất R’O2 trong đó oxi chiếm 69,57% khối lượng. a) Hỏi R và R’ là các nguyên tố gì? b) Hỏi 1 lít khí R’O2 nặng hơn 1 lít khí RH4 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). c) Nếu ở đktc, V1 lít RH4 nặng bằng V2 lít R’O2 thì tỉ lệ V1/V2 bằng bao nhiêu lần? Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40,0 gam Y. Một nguyên tố ở nhóm A của bảng tuần hoàn tạo ra được hai hợp chất clorua và hai hợp chất oxit. Khi hóa trị của nguyên tố trong hợp chất clorua và trong hợp chất oxit như nhau thì tỉ số phần trăm về khối lượng của clo trong hai hợp chất clorua là 1: 1,099 và tỉ số phần trăm về khối lượng của oxi trong hai hợp chất oxit là 1: 1,291. a/ Xác định nguyên tố đó. b/ Viết công thức phân tử của hai hợp chất clorua và hai hợp chất oxit. (Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2014-2015) Cho M là kim loại tạo ra hai muối MClx, MCly và tạo ra 2 oxit MO0,5x, M2Oy có thành phần về khối lượng của Clo trong 2 muối có tỉ lệ 1 : 1,173 và của oxi trong 2 oxit có tỉ lệ 1 : 1,352. a/ Xác định tên kim loại M và công thức hóa học các muối, các oxit của kim loại M. b/ Viết các phương trình phản ứng khi cho M tác dụng lần lượt với MCly; H2SO4 đặc, nóng. (Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012) Một loại thủy tinh có thành phần như sau: Natri (9,623%); Canxi (8,368%); còn lại là Silic và Oxi (theo khối lượng). Xác định công thức hóa học của thủy tinh. (Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2015-2016) Một khoáng chất chứa 31,3% silic, 53,6% oxi, còn lại là nhôm và beri. Xác định công thức phân tử của khoáng chất dưới dạng hỗn hợp oxit. Biết beri có hóa trị II, nhôm hóa trị III, silic hóa trị IV. (HSG huyện Long Thành năm học 2014-2015) II/ LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC DỰA TRÊN PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Hòa tan x gam một kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch, trong đó nồng độ của muối M tạo thành là 12,05% (theo khối lượng). Tính x và xác định kim loại M? (HSG TP. Biên Hòa năm học 2006-2007) Cho 1 gam muối sắt clorua (chưa biết hoá trị của sắt) tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 2,65 gam AgCl. Xác định công thức của muối sắt clrua. (HSG huyện Long Thành năm học 2011-2012) Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch B chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Xác định hai kim loại đã dùng. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017) Hoà tan hoàn toàn 4 gam FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10% (D = 1,05g/ml). Xác định công thức FexOy. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012) Hoà tan hết 4,0 gam oxit kim loại M cần vừa đủ 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit H2SO4 0,25 M và HCl 1,0 M. Tìm CTPT của oxit kim loại M trên ? Cho 2,08 gam MxOy tan hoàn toàn vào 100 gam dung dịch H2SO4 4,9%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y có nồng độ axit là 1,056%. Xác định công thức hóa học của oxit (MxOy) đó. Cho 2,4 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0,1 mol khí H2. a/ Xác định kim loại M. b/ Viết các phương trình phản ứng điều chế MCl2, M(NO3)2 từ đơn chất và hợp chất của M. (Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009) Cho một lượng oxit của kim loại M tác dụng với một lượng dư H2 trong điều kiện nung nóng thu được 16,8 gam kim loại M và 7,2 gam nước. Hoà tan lượng kim loại trên trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lit H2 (đktc). Lập công thức của oxit kim loại. (Đề thi TS 10 chuyên Hà Nam 2011-2012) Để hòa tan 7,8 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl, sau phản ứng thấy có 2,688 lít khí H2 thoát ra (đktc). Mặt khác để hòa tan 3,2 gam oxit kim loại Y cần dùng V/2 ml dung dịch HCl ở trên. Tìm X và Y. (Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015) Hòa tan 22,7g hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và oxit của nó tan hết vào nước thu được dung dịch B, trung hòa hết 1/5 dung dịch B bằng 50 ml dung dịch axit sunfuric 1M (vừa đủ). Hãy xác định A? (Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015) Hoà tan hết 4 gam một kim loại M vào 96,2 gam nước thu được dung dịch bazơ có nồng độ 7,4% và V lít khí (đktc). Xác định kim loại M. (Đề thi TS 10 chuyên Phú Yên 2011-2012) Để hòa tan hoàn toàn 16 gam FexOy cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 32,5 gam muối. Tìm nồng độ mol/lit của dung dich HCl đã dùng. (Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019) Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại R hóa trị n bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Kim loại R đó là Hòa tan hoàn toàn 11,96 gam một kim loại kiềm trong 73 gam dung dịch HCl 20%. Cô cạn dụng dịch sau phản ứng thu được 28,2 gam chất rắn. Xác định tên kim loại kiềm (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ngãi 2012-2013) Hoà tan 4 gam hỗn hợp Fe và một kim loại hoá trị 2 vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị 2 cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Tìm kim loại hoá trị 2 . (Đề thi TS 10 chuyên Phú Yên 2011-2012) Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại sau phản ứng còn lại 4g chất rắn. Tìm công thức phân tử của muối nitrat. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2010-2011) Clo hóa hoàn toàn 1,96 gam kim loại A thu được 5,6875 gam muối clorua. a/ Xác định kim loại A? b/ X là hỗn hợp gồm kim loại A và một oxit của nó. Để hòa tan vừa đủ 4,6 gam X cần dùng 80 ml dung dịch HCl 2M, còn nếu cho luồng khí H2 dư đi qua 4,6 gam X thì sau phản ứng thu được 3,64 gam chất rắn Y. Tìm công thức của oxit kim loại đã dùng? (HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010) Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột gồm CuO và một oxit của kim loại có hóa trị II khác cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Biết tỉ lệ mol của hai oxit là 1 : 2. a/ Xác định công thức của oxit còn lại? b/ Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu? c/ Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên? (HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010) [NXL] Hòa tan hoàn toàn 64,2 gam hỗn hợp bột gồm ZnO và một oxit của kim loại có hóa trị III cần 275 ml dung dịch H2SO4 4M. Biết tỉ lệ mol của hai oxit là 2 : 3. a/ Xác định công thức của oxit còn lại? b/ Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu? c/ Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 10% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên? a/ Oxi hóa a gam một kim loại X, thu được 1,3475a gam oxit tương ứng. Xác định kim loại X? b/ Hòa tan 4,6 gam X ở trên vào 200 gam dung dịch HCl 2,92%. + Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc )? + Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch sau phản ứng? (HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014) Hòa tan hết 4,68 gam hỗn hợp hai muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (đktc). a/ Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch X. b/ Tìm các kim loại A, B. Biết rằng tỉ lệ và tỉ lệ khối lượng mol . c/ Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97 gam kết tủa. (HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011) Cân 49,5 g hỗn hợp hai muối RHCO3 và R2CO3. Hòa tan hỗn hợp này cần vừa đủ 250ml dung dịch HCl 2,6M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8.96 lít CO2 (đktc). a/ Xác định tên kim loại đem dùng. b/ Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. (HSG huyện Long Thành năm học 2011-2012) Đốt cháy hoàn toàn 48g một muối sunfua của kim loại R trong lượng O2 vừa đủ (toàn bộ lưu huỳnh có trong muối sunfua cháy hết), thì thu được khí A, chất rắn B. Dẫn khí A hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch NaOH có nồng độ 0,9M, được dung dịch, mà đem cô cạn thì được 108,8 gam chất rắn. a/ Hãy tìm công thức muối sunfua nói ở trên ? b/ Xác định công thức chất rắn B ? Biết rằng khi cho lượng chất rắn B tạo ra ở trên vào một bình chứa 2 lít dung dịch HCl có nồng độ (mol/l), thì phản ứng vừa đủ (HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014) Một hợp chất được tạo thành bởi kim loại hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan 41,6 gam hợp chất này vào nước rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 28,7 gam kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì được 19,7 gam kết tủa khác. Xác định công thức của hợp chất đã cho. (HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013) Hoà tan hoàn toàn 17,2 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và oxit của nó vào nước ta thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thì thu được 22,4 gam hiđroxit kim loại khan. Xác định tên của kim loại. Biết thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp gần bằng nhau. (HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012) Hoà tan a gam hỗn hợp kim loại R (hoá trị II) vào dung dịch HCl được dung dịch X. Để trung hoà vừa hết X cần dùng 64 gam NaOH 12,5%. Phản ứng tạo dung dịch Y chứa 4,68% khối lượng NaCl và 13,3% khối lượng RCl2. Cho tiếp lượng dư NaOH vào Y lọc kết tủa tạo thành, đem nung đến khối lượng không đổi được 14 gam chất rắn. Xác định tên của kim loại R. (Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014) Cho 6,94 gam hỗn hợp FexOy, Al2O3 và Al hoà tan trong 100ml dung dịch H2SO4 1,8M; sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Biết lượng axit đã lấy dư 20% sơ với lượng cần thiết để phản ứng. Xác định công thức phân tử của oxit sắt. (Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015) Hòa tan hoàn toàn 8,7 gam một hỗn hợp gồm kali và một kim loại M (thuộc nhóm IIA) trong dung dịch HCl dư, thì thu được 5,6 dm3 H2 (đktc). Nếu hòa tan hoàn toàn 9 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít (đktc).Hãy xác định kim loại M. (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012) Hoà tan hết 3,2 gam oxit M2On trong lượng vừa đủ dd H2SO4 10%, thu được dd muối có nồng độ 12,903%. Sau phản ứng đem cô bớt dd và làm lạnh thu được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định công thức của tinh thể muối đó. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012) Cho x gam một muối halogenua của một kim loại kiềm tác dụng với 200ml dd H2SO4 đặc, nóng vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B (mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dd Pb(NO3)2 (dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại, làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 139,2 gam muối duy nhất. a/ Tính nồng độ mol/lit của dd H2SO4 ban đầu. b/ Xác định công thức phân tử của muối halogenua. c/ Tính x. (Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012) Biết A là oxit của một kim loại, khử hoàn toàn 0,16 gam A cần 67,2ml khí H2 (đktc). Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại vừa thu được cho phản ứng với dd HCl dư thì thu được 44,8ml khí H2 (đktc). Xác định công thức của A. (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014) Hoà tan hết 3,82 gam hỗn hợp gồm muối sunfat của kim loại M hoá trị I và muối sunfat của kim loại R hoá trị II vào nước thu được dung dịch A. Cho 500 ml dung dịch BaCl2 0,1M vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đem cô cạn thì thu được m gam muối khan. a/ Tính m. b/ Xác định kim loại M và R. c/ Tính phần trăm khối lượng muối sunfat của hai kim loại trong hỗn hợp đầu. Biết rằng nguyên tử khối của kim loại R lớn hơn nguyên tử khối của M là 1 đvC. (Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011) Hòa tan hoàn toàn 13,45g hỗn hợp 2 muối hidro cacbonat và cacbonat trung của 1 kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M. a/ Tìm công thức 2 muối. b/ Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. (Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012) Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại M vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch B bằng 6,028%. Xác định kim loại M. Biết rằng hóa trị kim loại M có giá trị từ 1 g 3. (Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2011-2012) Hoàn tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại M chưa biết trong dung dịch HCl vừa đủ thu được 0,672 lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Mặt khác, để hoà tan hoàn toàn 1,9gam kim loại M thì dung không hết 200ml dung dịch HCl 0,5M. a/ Xác định kim loại M, biết M thuộc nhóm II của bảng tuần hoàn. b/ Tính nồng độ phẩn trăm các muối trong dung dịch B, biết rằng người ta đã dung HCl 10%. (Đề thi TS 10 chuyên Bình Phước năm học 2008-2009) Đốt cháy hoàn toàn 15,68 gam kim loại M trong bình đựng khí clo dư thu được 45,5 gam muối clorua. a/ Xác định tên kim loại M. b/ Để hoà tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và một oxit của kim loại M cần dùng vừa hết 160ml dung dịch HCl 2M, còn nếu dẫn luồng H2 dư đi qua 9,2 gam hỗn hợp X nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,28 gam chất rắn. Tìm công thức của oxit kim loại trong hỗn hợp X. (Đề thi TS 10 chuyên Hà Nội 2014-2015) Hoà tan hoàn toàn 8,56 gam một muối clorua vào nước thu được 200 ml dung dịch Y. Lấy 25 ml dung dịch Y đem tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 gam muối kết tủa trắng. a/ Tìm công thức hoá học của muối clorua đã dùng (muối X). b/ Từ muối X, viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ: (Đề thi TS 10 chuyên Hà Nội 2014-2015) Người ta làm thí nghiệm để xác định CTHH của chất rắn A, khan, bằng cách cho m gam A vào dung dịch HCl 10%, khuấy đều, được dung dịch B. Không thấy tạo kết tủa hoặc chất khí trong quá trình trên. Xác định được nồng độ HCl trong B là 6,1%. Cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ vào B để trung hoà hoàn toàn axit, được dung dịch C. Cô cạn C, chỉ có nước thoát ra, còn phần rắn, làm khô, thu được duy nhất muối NaCl khan có khối lượng 16,03 gam. Em hãy xác định CTHH của A và hãy tìm số gam A đã dùng trong thí nghiệm trên (tìm m). (Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010) Cho một lượng kim loại A tác dụng hết với brom, thu được 88,8 gam muối B. Hòa tan B trong nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thấy tạo thành 32,1 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại A trên tác dụng hết với khí oxi, thu được một oxit duy nhất có khối lượng 24 gam. a/ Xác định kim loại A. b/ Xác định công thức của oxit kim loại A tạo thành. (Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016) Hòa tan hoàn toàn 0,297 gam hỗn hợp Natri và một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào nước. Ta được dung dịch X và 56 ml khí Y (đktc). Xác định kim loại thuộc nhóm IIA và khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011) Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa. Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó. Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Khử hoàn toàn 4,06g một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy tạo thành 7g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit kim loại. Hỗn hợp X gồm A2SO4 và BSO4 có khối lượng là 3,82 gam, biết khối lượng nguyên tử của B hơn khối lượng nguyên tử của A là 1 đvC. Cho hỗn hợp X vào dung dịch BaCl2 vừa đủ, thu được 6,99 gam kết tủa và một dung dịch Y. a/ Cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan.? b/ Xác định các kim loại A và B. Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với 100 g dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung dịch X2. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3. a/ Xác định tên kim loại R và công thức hóa học RCln. b/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X2 Cho 5,19 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B đều có hóa trị II vào lượng dư dung dịch H2SO4 9,6% thu được dung dịch X, kết tủa Z và 1,568 lit khí Y (ở đktc). Tách kết tủa Z ra làm sạch, sau đó cho vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 2,16 gam. Biết nguyên tử khối của A và B liên hệ với nhau theo phương trình: 2MA + MB = 194. Xác định kim loại A, B và dung dịch X.
Tài liệu đính kèm: