Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 17: Phi kim và thực hành thí nghiệm

doc 29 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 525Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 17: Phi kim và thực hành thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 17: Phi kim và thực hành thí nghiệm
CHUYÊN ĐỀ: PHI KIM VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
I/ NHÓM BÀI TẬP LIÊN QUAN TỈ KHỐI, HỖN HỢP
Có hỗn hợp gồm nitơ oxit và đinitơ oxit, có tỉ khối đối với hiđro là 16,75. Hãy tính thành phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là:
Một hỗn hợp X gồm CO2 và một oxit của nitơ có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Hãy xác định công thức oxit của nitơ và % thể tích các khí trong hỗn hợp X.
Hỗn hợp khí A chứa Cl2 và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Tính % thể tích, % khối lượng của mỗi khí trong A, tỉ khối hỗn hợp A so với H2 và khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp khí A ở đktc.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
Gọi d là tỉ khối hơi của hh khí X (CO2, NH3) so với khí O2. Tìm khoảng biến thiên giá trị của d.
Gọi d là tỉ khối hơi của hh khí X (NO2, NO) so với khí O2. Tìm khoảng biến thiên giá trị của d.
Một hỗn hợp có thể tồn tại hoặc không tồn tại ở những điều kiện khác nhau. Hãy cho biết các cặp chất khí sau đây có thể tồn tại điều kiện nào ?
a) H2 và O2;	b) O2 và Cl2;	 c) H2 và Cl2; 	d) SO2 và O2	 
e) N2 và O2; 	g) HBr và Cl2 ; 	h) CO2 và HCl;	i) NH3 và Cl2
[ĐH-07] Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
[HSG Vĩnh Tường] Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1: 4, Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.
[NXL] Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 2: 5, Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,463% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.
[NXL] Một hỗn hợp khí A gồm O2, CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1: 5, Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới (B) thu được tăng 1,42% so với hỗn hợp trước phản ứng. Mặt khác, dẫn toàn bộ B qua dung dịch nước vôi trong dư thì tạo ra 50 gam kết tủa trắng. Tính % thể tích của từng khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí.
Chất rắn A bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ cao theo phương trình phản ứng: 2A g B + 2D + 4E
 Các sản phẩm tạo thành đều ở thể khí và hỗn hợp khí có khối lượng mol trung bình là 22,86 g/mol. Tính khối lượng mol của chất A.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2007-2008)
Một hỗn hợp, gồm hai khí sau đây (được đánh số từ 1 đến 10) có thể tồn tại được hay không?
a/ Hãy cho biết điều kiện tồn tại của từng hỗn hợp khí đó?
b/ Nếu hỗn hợp khí không tồn tại? Hãy chỉ rõ điều kiện và giải thích nguyên nhân (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013)
Hiện tượng mưa axit đã gây nên những tác hại nghiêm trọng đối với đời sống con người. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hoạt động của núi lửa, cháy rừng, khí thải công nghiệp và khí thải động cơ (ôtô, xe máy) trong đó có chứa các chất khí là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Mưa axit sẽ phá hủy các công trình xây dựng, lâu đài mang tính lịch sử chủ yếu làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (thành phần chính là CaCO3). Hãy cho biết các chất khí trên là gì và viết phương trình phản ứng giải thích sự hình thành mưa axit và tác hại của nó đến những công trình có giá trị lịch sử đó.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2015-2016)
II/ NHÓM BÀI TẬP LIÊN QUAN KHÍ CLO
Nước clo vừa mới điều chế làm mất màu giấy quỳ tím, nhưng nước clo đã để lâu ngoài ánh sáng làm cho quỳ tím hóa đỏ. Tại sao?
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
1/ Nêu nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm (ghi điều kiện) để minh họa. 
2/ Hãy giải thích tại sao khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, để thu khí clo người ta dẫn khí clo qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) để dựng đứng, miệng bình có bông tẩm NaOH.
(Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014)
Có các chất: KMnO4, MnO2, HCl. Nếu khối lượng các chất bằng nhau, chọn chất nào có thể điều chế được nhiều khí Cl2 hơn?
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Thuận 2013-2014)
Cho 31,6 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng thu được một lượng khí X. Dẫn toàn bộ khí X vào 1 lít dung dịch KOH 2M trong điều kiện thích hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch Y (giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018)
Cho 52,2 gam mangan đioxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc dư thu được một lượng khí A. Dẫn khí A vào 500ml dung dịch NaOH 3M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch B
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2014-2015)
 [ĐH A-2003] Cho kali pemanganat tác dụng với axit clohiđric đặc thu được một chất khí màu vàng lục. Dẫn khí thu được vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường và vào dung dịch KOH đã được đun nóng tới 100oC. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Người ta cho các chất MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 tác dụng với HCl để điều chế khí Clo theo các PT phản ứng sau:
MnO2 + HCl ® MnCl2 + H2O + Cl2
KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + H2O+ Cl2.
K2Cr2O7 + HCl ® K2O + Cr2O3 + H2O + Cl2
a/ Hãy cân bằng các phương trình phản ứng trên.
b/ Nếu muốn điều chế 1 lượng khí Clo nhất định thì chất nào trong 3 chất trên tiết kiệm được HCl nhất.
c/ Nếu các chất trên có cùng số mol tác dụng với HCl thì chất nào tạo được nhiều Clo nhất.
d/ Nếu các chất trên có cùng khối lượng tác dụng với HCl thì chất nào tạo được nhiều Clo nhất.
Cho 6,4 gam đồng tác dụng với một lượng khí clo thu được 12,08 gam chất rắn X. Cho X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 sẽ thu được bao nhiêu gam kết tủa?
III/ NHÓM BÀI TẬP LIÊN QUAN S, SO2, H2SO4
Đun nóng 6 lít SO2 với 4 lít khí O2 xúc tác V2O5 sau khi phản ứng một thời gian thu được hỗn hợp khí (B) có thể tích là 9 lít, biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất.
a/ Tính % (theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp (B).	
b/ Tính hiệu suất phản ứng.
[NXL] Trong 1 bình kín dung tích không đổi chứa SO2, O2 và SO3 (biết ). Nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp khí có thể tích giảm 5%. Xác định % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu.
Hỗn hợp khí A gồm a mol SO2 và 5a mol không khí. Nung nóng hỗn hợp A với V2O5 xúc tác thu được hỗn hợp khí B. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với B bằng 0,93. Hãy tính hiệu suất phản ứng giữa SO2 và O2. Cho không khí có chứa 80% N2 và 20% O2 theo thể tích.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
Cho hỗn hợp X gồm O2 và SO2 có tỉ khối đối với H2 là 28. Lấy 4,48 lít (đktc) đun nóng với xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 33,51 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3 từ X.
 (HSG Tỉnh Bình Phước năm 2017-2018)
Nung hỗn hợp X gồm a (mol) FeS và b (mol) FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Tính tỉ lệ a/b.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp X gồm SO2 và O2 ở 150oC, 10 atm (có mặt V2O5), tỉ khối của X so với H2 là 28. Nung bình ở nhiệt độ 400oC trong một thời gian, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp Y, áp suất trong bình là P (atm). Tính P và tỉ khối của Y so với H2, biết hiệu suất của phản ứng là h.
(Đề TS 10 chuyên Bắc Ninh năm học 2016-2017)
a) Trong công nghiệp, H2SO4 được sản xuất theo sơ đồ:
Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ trên.
b) Cho một hỗn hợp X gồm SO2 và O2 theo tỷ lệ mol 1:1 đi qua V2O5 nung nóng xúc tác, thu được hỗn hợp Y có khối lượng 19,2 gam. Hòa tan hỗn hợp Y trong nước sau đó thêm Ba(NO3)2 dư thu được kết tủa có khối lượng 37,28 gam. Tính hiệu suất phản ứng giữa SO2 và O2.
c) Trong phòng thí nghiệm có dung dịch H2SO4 10M, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Trình bày cách pha chế để có 100ml dung dịch H2SO4 1M.
d) Nêu tác dụng của phân lân supephotphat kép đối với cây trồng và tính hàm lượng P2O5 trong một loại phân supephotphat kép có chứa 80% Ca(H2PO4)2, biết tạp chất trong phân không có P.
 (HSG TP. Đà Nẵng năm 2016-2017)
Hãy nêu cách pha loãng dung dịch H2SO4 đậm đặc. Giải thích rõ ràng ý nghĩa của từng thao tác khi thực hiện thí nghiệm này
(Đề TS 10 chuyên Bình Dương năm học 2018-2019)
Axit sunfuric là một trong những hóa chất có nhiều ứng dụng quan trọng đối với nền kinh tế như sản xuất phân bón, phẩm nhuộm, chế biến dầu mỏ, luyện kim.... Hàng năm, thế giới sản xuất gần 200 triệu tấn axit sunfuric. Ở Việt Nam, axit sunfuric được sản xuất tại nhà máy supephotphat Lâm Thao từ quặng pirit (FeS2) bằng phương pháp tiếp xúc. Hãy trình bày các công đoạn sản xuất đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
Trong công nghiệp, khí SO2 được dùng để sản xuất axit sunfuric, chất tẩy trắng, chống nấm mốc cho lương thực; nhưng trong không khí có chứa nhiều khí SO2 sẽ gây hại cho sức khỏe con người (gây viêm phổi, mắt, da). Theo qui chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định nếu lượng SO2 vượt quá 0,35mg/m3 thì coi như không khí bị nhiễm SO2.
a/ Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thu được 8.10-3 ml SO2 (đktc) thì không khí đó có bị ô nhiễm SO2 hay không?
b/ Nếu không khí có chứa nhiều khí SO2 sẽ gây ra hiện tượng gì cho môi trường? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
(HSG Tỉnh Tiền Giang năm 2016-2017)
Hàm lượng cho phép của tạp chất lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu là 0,30% khối lượng. Người ta đốt cháy hoàn toàn 100 gam nhiên liệu này và dẫn sản phẩm cháy (giả thiết chỉ có CO2, SO2 và hơi nước) qua dung dịch KMnO4 5,0.10-3M trong H2SO4 thì thấy thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng vừa hết với lượng sản phẩm cháy trên là 625ml. Hãy tính toán xác định xem lượng nhiên liệu đó có được phép sử dụng không?
(Đề TS 10 chuyên Bình Dương năm học 2018-2019)
Cho hỗn hợp X (gồm Fe và FeCO3) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 với tỉ lệ số mol lần lượt là 2017 : 2018. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
 (Đề TS 10 chuyên Đăk Lăk năm học 2017-2018)
 Đốt cháy hoàn toàn 84 gam hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S bằng lượng oxi lấy dư ta được chất rắn A và 20,16 lít SO2 (đktc), chuyển toàn bộ SO2 thành SO3 rồi hấp thụ vào nước được dung dịch B. Cho toàn bộ A vào B khuấy kĩ cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi lọc, rửa phần không tan thu được chất rắn C. Tính số gam C. 
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2014-2015)
[ĐH A-2006] Khi nung hỗn hợp FeS2 và FeCO3 trong không khí, thu được một oxit sắt và khí B1, B2. Tỉ lệ khối lượng phân tử của B1 và B2 là 11:16. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và xác định hai khí B1, B2.
Đốt cháy hoàn toàn 12 gam một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B. Hòa tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy thách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%. 
1/ Xác định kim loại M và công thức hóa học muối tinh thể ngậm nước X.
2/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a/ Đun nóng khí B với Mg trong bình kín thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b/ Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
b/ Khí B là một trong những khí gây ra hiện tượng mưa axit. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học để làm sáng tỏ nhận định trên.
(Đề TS 10 chuyên Bình Dương năm học 2018-2019)
IV/ NHÓM BÀI TẬP NUNG KClO3, KMnO4
Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4. Hãy xác định kim loại R?
Lấy cùng một lượng chất KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí oxi hơn?
	a/ Viết phương trình phản ứng và giải thích.
	b/ Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng giá của KMnO4 là 30.000đ/kg và KClO3 là 96.000đ/kg.
Nhiệt phân hoàn toàn 43,85 gam hỗn hợp KMnO4 và KClO3 thu được V lít khí O2 (đktc). Cho toàn bộ lượng oxi trên tác dụng hết với cacbon nóng đỏ thì thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm hai khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro bằng 16.
a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
b. Tìm V và phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp ban đầu.
(HSG Tỉnh Nam Định năm 2014-2015)
Nung hỗn hợp R chứa a gam KClO3 và b gam KMnO4. Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn do KClO3 tạo ra bằng khối lượng các chất rắn do KMnO4 tạo ra. Viết các phương trình phản ứng và tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp R. 
(HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018)
Nhiệt phân hoàn toàn 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và m gam chất rắn Y gồm K2MO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 thu được cho tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,86 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm CO và CO2) có tỷ khối so với H2 bằng 16.
a/ Tính khối lượng của các chất trong X.
b/ Tính thể tích (ở đktc) của khí Cl2 thu được khi cho 8,77 gam X (ở trên) tác dụng hết với dung dịch axit HCl đặc, dư (có đun nóng).
(HSG Tỉnh Phú Yên năm học 2016-2017)
Hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Cho thêm 14,35 gam MnO2 vào 78,8 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 129,15 gam chất rắn. Lấy 1/3 lượng khí P ở trên rồi cho hấp thụ hết vào dung dịch chứa 1,0 mol FeSO4 vào 0,6 mol H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Q thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị của m.
(Đề TS 10 chuyên Thái Nguyên năm học 2018-2019)
Nung hỗn hợp X gồm KMnO4 và MnO2 đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn thu được chỉ bằng 93,45% so với ban đầu. Nếu cho 24,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl đặc dư (đun nóng) thì thu được tối đa V lít khí clo (đo ở đktc). Tính giá trị V
(Đề TS 10 chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2017-2018)
Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, đun nóng, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch Z gồm các chất tan MnCl2, KCl và HCl dư. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
(Đề TS 10 chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội năm học 2017-2018)
Nung m (gam) hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20%O2; 80% N2) theo tỷ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp D gồm 3 khí (trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho hỗn hợp E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra (đo đktc).
 (Đề TS 10 chuyên Hải Phòng năm học 2017-2018)
Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KMnO4 để điều chế oxi bằng phản ứng phân hủy. Viết phương trình hóa học của các phản ứng và tính thể tích khí oxi thu được (đktc) khi nhiệt phân hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất trên.
(Đề TS 10 chuyên Quảng Nam năm học 2017-2018)
Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân huỷ hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân huỷ 1 phần. Trong Y có 0,894 gam KCl, chiếm 7,1099% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích 1:4 trong 1 bình kín, thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,72 gam Cacbon rồi đốt cháy hết thu được hỗn hợp khí T gồm O2, N2, CO2. Trong đó CO2 chiếm 25% thể tích. Tính giá trị m.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015)
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau phản ứng thu được 21,65 gam chất rắn A (trong A nguyên tố kali chiếm 36,03% về khối lượng) và khí B. Tính thể tích khí B ở điều kiện tiêu chuẩn?
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016)
Nung không hoàn toàn 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 17,3 gam chất rắn A và khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào bình 1 đựng 4,96 gam photpho đun nóng, phản ứng xong dẫn khí còn lại vào bình 2 đựng 0,3 gam cacbon để đốt cháy hoàn toàn.
a) Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
b) Tính khối lượng của các chất trong mỗi bình sau phản ứng.
(Đề TS 10 chuyên Bình Định năm học 2017-2018)
Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành nhiệt phân KMnO4, sau phản ứng thu được bã rắn A.
a) Nêu cách tiến hành thí nghiệm thu lấy khí O2 trong quá trình nhiệt phân trên.
b) Dự đoán bã rắn A có những chất gì? Nếu đem A đun nóng với axit clohidric đặc dư sẽ tạo khí B. Xác định khí B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Đề TS 10 chuyên Bình Định năm học 2017-2018)
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí (ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A. Thành phần % khối lượng KCl có trong A là
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A, thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần khối lượng KCl có trong A. 
a/ Khối lượng kết tủa C là?
b/ Thành phần % khối lượng KCl có trong A là?
[ĐHA–12] Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là?
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2, KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và 17,472 lít khí (ở đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Biết trong hỗn hợp A số mol Ca(ClO2)2 bằng số mol Ca(ClO3)2 và lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A.
a/ Tính khối lượng KClO3 có trong hỗn hợp A
b/ Tính thành phần % các chất có trong hỗn hợp A.
(HSG huyện Long Thành năm học 2014-2015)
Hỗn hợp X có khối lượng 59,58 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 12,096 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl.Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 220ml dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 8,5lần lượng KCl trong X. Tính phần trăm khối lượng KClO3 trong X?
1. Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30s nếu không được cung cấp đủ oxi. Hiện nay, người ta có thể sử dụng bình khí thở oxi trong y học và đời sống để cung cấp oxi cho người không có khả năng tự hô hấp hoặc làm việc trong môi trường thiếu oxi không khí, có khói, khí độc, khí gas
a/ Theo đoạn thông tin trên người ta sử dụng bình khí thở oxi trong trường hợp nào?
b/ Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp và ngược lại?
2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho SO2 phản ứng với: dung dịch NaOH dư, khí H2S, dung dịch Br2, dung dịch KMnO4.
(HSG TP. Hồ Chí Minh năm 2014-2015)
V/ NHÓM BÀI TẬP LIÊN QUAN N, P, PHÂN BÓN HÓA HỌC
Hỗn hợp X gồm N2 và có H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là?
 [Dự bị ĐH-09] Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỷ lệ 1: 3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng.
Một oxit A của nitơ có chứa 30,43% N về khối lượng. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,586. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên A.
Mỗt hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của N là NO, NO2 và NxOy. Biết phần trăm thể tích của các oxit trong X là: %VNO = 45%, %VNO2 = 15%, %VNxOy = 40%, còn phần trăm theo khối lượng NO trong hỗn hợp là 23,6%. Xác định công thức NxOy.
Trên bao bì một loại phân bón NPK có kí hiệu bằng chữ số 10.10.20 (hay 10:10:20). Hãy:
	a/ Cho biết ý nghĩa của kí hiệu bằng số trên
	b/ Tính hàm lượng của nguyên tố K trong loại phân bón trên
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
Độ dinh dưỡng của phân đạm là % khối lượng N có trong lượng phân bón đó. Hãy tính độ dinh dưỡng của một loại phân đạm ure làm từ (NH2)2CO có lẫn 10% tạp chất trơ.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
Từ các nguyên liệu chính gồm: quặng apatit Ca5F(PO4)3, sắt pirit FeS2, không khí và nước. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế:
a) Superphotphat đơn.	
b) Superphotphat kép
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHKHTN Hà Nội 2008-2009)
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P (phốtpho) có trong thành phần của phân bón đó bằng công thức . Phân lân supephotphat kép chứa thành phần chính là canxi đihiđrophotphat (Ca(H2PO4)2) thực tế sản xuất được thường chỉ có độ dinh dưỡng 40%. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của canxi đihiđrophotphat trong loại phân bón này.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017)
Nêu 4 tên và viết công thức hóa học tương ứng của các chất là thành phần chính của phân đạm, lân hoặc kali được dùng phổ biến trong nông nghiệp. Ở mỗi loại, nguyên tố nào cung cấp dinh dưởng cho cây trồng?
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016)
Phân bón NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl và một lượng phụ gia không chứa các nguyên tố dinh dưỡng. Trên các bao bì phân NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 20.10.10 hoặc 15.11.12,... Kí hiệu này cho ta biết tỉ lệ khối lượng các thành phần N. P2O5. K2O trong mẫu phân bón được đóng gói. Từ những kí hiệu này, ta tính được tỉ lệ hàm lượng N, P, K. Thí dụ phân bón NPK 20.10.10 cho biết:
- Hàm lượng của nguyên tố N là 20%.
- Phần trăm khối lượng của P trong P2O5 là 44%, từ đó hàm lượng của nguyên tố P trong loại phân bón trên là %mP = 0,44×10% = 4,4%.
1/ Tìm hàm lượng nguyên tố K trong loại phân bón NPK 20.10.10.
2/ Tìm % khối lượng của các muối có trong loại phân bón NPK trên.
(HSG Tỉnh Nam Định năm 2014-2015)
Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp khi bón phân cho cây trồng, người nông dân không trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, phân đạm hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi trong Ca(OH)2 hay tro bếp (có hàm lượng K2CO3 cao).
(HSG Tỉnh Quảng Ngãi năm 2017-2018)
Cho một mẩu quặng apatit (chứa 77,5% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng với H2SO4 đặc (vừa đủ), làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được phân lân super photphat đơn. Tính hàm lượng P2O5 trong loại phân bón này.
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014)
Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm mấp mé đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
V/ NHÓM BÀI TẬP LIÊN QUAN CACBON, SILIC
Chỉ có bơm khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ, hai cốc thuỷ tinh chia độ. Hãy điều chế dung dịch Na2CO3 không có lẫn NaOH hoặc muối axit mà không dùng thêm một phương tiện hoặc một nguyên liệu nào khác.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
Hai cốc thủy tinh A, B đựng dung dịch HCl dư đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5,00 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các muối đã hòa tan hoàn toàn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Hãy xác định M.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Ninh năm học 2011-2012)
Trên đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4, cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3. Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a gam Al cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a ?
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
Cho 2 cốc có khối lượng bằng nhau A và B. Thêm vào mỗi cốc 50 g dung dịch H2SO4 19,6%, rồi đặt các cốc đó lên hai đĩa cân, thấy cân thăng bằng. Thêm 5 gam CaCO3 dạng bột vào cốc A , thêm 5 gam BaCO3 dạng bột vào cốc B. Hỏi sau khi các phản ứng trong A và B xảy ra hoàn toàn thì cân có thăng bằng không ? Giải thích.
 (HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2015-2016 và (HSG TX. Long Khánh năm học 2015-2016)
Trên hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc thuỷ tinh. Cho cào cốc thứ nhất 50 gam dung dịch HCl 36,5% và cốc thức hai 46,8 gam dung dịch NaOH 25%. Cho tiếp 8,7 gam MnO2 vào cốc thứ nhất, cân mất thăng bằng. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam Al vào cốc thứ hai để sau phản ứng hai đĩa cân giữ được vị trí thăng bằng? Giả sử khí tạo thành đều thoát ra khỏi các cốc, nước và axit bay hơi không đáng kể.
(Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc để hở trong không khí,mỗi cốc đều đựng 100g dung dịch HCl có nồng độ 3,65%.Thêm vào cốc thứ nhất 8,4g MgCO3 , thêm vào cốc thứ hai 8,4g NaHCO3.
a/ Sau khi pứ kết thúc,cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Nếu không thì lệch về bên nào? Giải thích.
b/ Nếu mỗi bên đĩa cân cũng lấy 100g dung dịch HCl nhưng nồng độ là 10% và cũng làm thí nghiệm như trên với khối lượng MgCO3 và NaHCO3 đều bằng 8,4g. Phản ứng kết thúc,cân còn giữ vị trí thăng bằng không? Giải thích.
(Đề thi TS 10 chuyên TPHCM 2008-2009)
Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm 16 gam. Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m.
(HSG Tỉnh Đăk Nông năm 2016-2017)
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 13,44 lít SO2 (đktc). Tính ph ần trăm theo thể tích các khí trong X.
(HSG Tỉnh Kon Tum năm 2017-2018)
Cho 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 vào 500ml dung dịch H2SO4, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 4,48 lít khí. Nung chất rắn Z đến khối lượng không đổi, thu được 11,2 lít khí và chất rắn T (các thể tích khí đo ở đktc, R là kim loại có hóa trị không đổi). Tìm R, biết trong hỗn hợp X số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.
(HSG tỉnh Quảng Bình năm 2017-2018)
Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dd H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dd Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
Hoà tan 75,9 gam hh hai muối MgCO3 và RCO3 và 200 ml dd H2SO4 loãng thấy có 2,24 lít (đkc) CO2 thoát ra dd A và chất rắn B. Cô cạn dd A ta thu được 8g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B1 và 8,96 lít CO2 (đktc). Trong hỗn hợp phản ứng đầu, số mol RCO3 = 1,5 lần số mol MgCO3. Hãy tính:
a/ Nồng độ mol/l của dd H2SO4 ?	
b/ Khối lượng B ?
c/ Khối lượng B1 ?	
d/ Xác định nguyên tố R? 	
Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp 2 muối ACO3 và BCO3 vào dung dịch axit HCl dư, thu được dung dịch D và khí E. Cô cạn dung dịch D thu được 31,7 gam hỗn hợp muối khan. Hãy tính thể tích khí E (đktc).
 (HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2015-2016 và HSG TX. Long Khánh năm học 2015-2016)
Cho một mẫu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm chứa 10 ml dung dịch HCl 1M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn, được kết quả như sau: 
Thời gian (giây)
0
30
60
90
120
150
180
210
Thể tích khí CO2 (cm3)
0
30
52
78
80
88
91
91
a/ Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian.
b/ Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây.
c/ Dựa vào đồ thị, kết quả đo ở thời điểm nào nghi ngờ là sai lầm khi đo.
d/ Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất.
e/ Em hãy giới thiệu biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
 [ĐH A-2006] Nhiệt phân một lượng CaCO3, sau một thời gian được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch KOH, thu được dung dịch D. Dung dịch D tác dụng được với dung dịch BaCl2 và với dung dịch NaOH. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư, được khí B và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E, được muối khan F. Điện phân muối F nóng chảy, được kim loại M. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long), động Phong Nha, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) và các hang động ở nhiều địa phương khác có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp. Thạch n

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc