Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 19: Muối

docx 31 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 658Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 19: Muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu 36 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 và ôn thi vào Lớp 10 chuyên - Chuyên đề 19: Muối
CHỦ ĐỀ 19: MUỐI
I. Định nghĩa - phân loại – tính tan – màu sắc
1) Định nghĩa
Phân tử muối gồm nguyên tử kim loại hoặc nhóm amoni (NH4) liên kết với gốc axit.
Công thức tổng quát: MxAy
Với M là kim loại hoặc nhóm amoni và A là gốc axit; x và y là chỉ số của A và B.
2. Phân loại
- Dựa vào tính tan: Muối tan và muối không tan (tham khảo bảng tính tan)
- Dựa vào gốc axit: Muối trung hòa và muối axit
+ Muối trung hòa: gốc axit không còn H có thể thay thế bằng kim loại
Na2CO3, Na3PO4, Na2SO4, Na2SO3, Na2S, Na2HPO3 (H không thể thay thế bởi kim loại)
+ Muối axit: gốc axit còn H có thể thay thế bởi kim loại.
NaHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4, NaHSO4, NaHSO3, NaHS, NaH2PO3 
- Ngoài ra muối còn được phân thành muối khan và muối ngậm nước (MxAy.nH2O); muối đơn và muối kép chẳng hạn: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc KAl(SO4)2.12H2O (phèn chua)
CuSO4 khan
CuSO4.5H2O
KAl(SO4)2.12H2O (phèn chua)
3) Tính tan của muối
- Phần lớn muối clorua đều tan (trừ AgCl; PbCl2)
- Phần lớn muối sunfat đều tan trừ (BaSO4, CaSO4, PbSO4)
- Tất cả muối nitrat đều tan.
- Hầu hết muối cacbonat đều không tan (trừ muối cacbonat của natri, kali, amoni)Tất cả muối photphat đều không tan (trừ muối photphat của natri, kali, amoni)
- Hầu hết muối sunfua đều không tan (trừ muối sunfua của natri, kali, amoni)
- Tất cả muối của natri, kali, amoni đều tan.
4) Màu sắc 
KMnO4: tinh thể màu tím.
K2MnO4: lục thẫm
NaCl: Tinh thể không màu, nhưng muối ăn có màu trắng là do có lẫn MgCl2 MgSO4, CaCl2, CaSO4.
FeS: màu xám hoặc đen
- Dung dịch muối sắt (II): lục nhạt
- Dung dịch muối sắt (III): Vàng nâu
FeSO4.7H2O: Tinh thể xanh lục.
Fe(SCN)3: đỏ máu
- Dung dịch muối đồng (II): màu xanh
MnCl2 : dung dịch: xanh lục; tinh thể: đỏ nhạt. 
CrCl2 : lục sẫm.
K2Cr2O7: da cam.
K2CrO4: vàng cam
Ag3PO4: kết tủa vàng
AgCl: trắng.
Ag2CrO4: đỏ gạch
ZnSO4, ZnCl2, Zn(NO3)2: dung dịch không màu, tinh thể màu trắng
Al2(SO4)3, AlCl3, Al(NO3)3: dung dịch không màu, tinh thể màu trắng.
MgSO4, MgCl2, Mg(NO3)2: dung dịch không màu, tinh thể màu trắng
- Đen: CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgS
- Hồng: MnS
- Nâu: SnS
- Trắng: AgCl, BaSO4, CaSO4, PbSO4, ZnS
- Vàng: CdS, BaCrO4, PbCrO4
- Vàng nhạt: AgI 
- Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu cam
- Muối Ba khi cháy có màu lục vàng
- Muối của Li khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía
- Muối Na khi cháy có ngọn lửa màu vàng
- Muối K khi cháy có ngọn lửa màu tím
II) Tính chất hóa học của muối.
1) Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Muối có tính axit mạnh hơn làm quỳ tím hóa đỏ: NaHSO4, NH4Cl, AgNO3  
- Muối có tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh: Na2CO3, NaHCO3 
- Muối trung tính không làm đổi màu quỳ tím: NaCl, MgSO4, Ca(NO3)2 
2) Tác dụng với kim loại.
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
 (2)
 (3) (4)
 (5)
 Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm giần
* Kim loại nhóm (1):
+ Phản ứng với nước ở nhiệt độ thường kiềm R(OH)n + H2.
+ Khi cho kim loại nhóm (1) vào dung dịch muối thì kim loại nhóm (1) phản ứng với nước tạo kiềm, kiềm sinh ra có thể phản ứng với muối.
VD: Na + dung dịch MgCl2:
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2NaOH + MgCl2 2NaCl + Mg(OH)2
VD: Ca + dung dịch Al(NO3)3:
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
2Ca(OH)2 + 3Al(NO3)3 3Ca(NO3)2 + 2Al(OH)3
Ca(OH)2 + 2Al(OH)3 Ca(AlO2)2 + 4H2O
+ Chú ý: Kim loại Na, K, Ca, Ba, Li, Sr, Rb, Cs ... không phản ứng với muối.
* Kim loại nhóm (2):
+ Không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
+ Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối.
VD1: Cu + dung dịch AgNO3:
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
VD2: Ag + dung dịch CuCl2: 
Ag + CuCl2 Không xảy ra.
* Kim loại nhóm (3): Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng) muối + H2
Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2
 Với kim loại có nhiều hóa trị thì trong muối tạo thành, kim loại có hóa trị thấp.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
* Kim loại nhóm (4): Không phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng)
VD: Cho hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng:
Fe + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2
Cu và Ag không tan trong dung dịch H2SO4 loãng.
* Kim loại nhóm (5): Phản ứng với H2SO4 đặc muối sunfat + Sản phẩm khử + H2O
+ Với kim loại mạnh như (K Cr): Sản phẩm khử ngoài SO2 có thể có S, H2S.
+ Với kim loại yếu như (Cu, Hg, Ag): Sản phẩm khử chỉ có SO2.
+ Al, Fe, Cr không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.
+ Với kim loại có nhiều hóa trị thì trong muối tạo thành, kim loại có hóa trị cao.
* Al, Zn, Cr, Be tan được trong kiềm muối (-AlO2, =ZnO2, -CrO2, =BeO2) + H2
Dãy điện hóa áp dụng với một số kim loại:
a) 
* Mg, Al, Zn đứng trước cặp muối sắt (II)/Fe nên đẩy được Fe ra khỏi muối sắt (II).
* Mg, Al, Zn khi phản ứng với muối sắt (III) thì giai đoạn đầu tạo muối (Mg, Al, Zn) + muối sắt (II). Nếu Mg, Al, Zn dư thì phản ứng kế tiếp là lượng dư của Mg, Al, Zn phản ứng với muối sắt (II) muối (Mg, Al, Zn) + Fe
 Như vậy:
- Nếu Mg, Al, Zn dư thì khi phản ứng với muối sắt (III) muối (Mg, Al, Zn) + Fe
- Nếu muối sắt (III) dư thì chỉ tạo muối (Mg, Al, Zn) + muối sắt (II)
- Có trường hợp xảy ra 2 phản ứng theo thứ tự ở trên.
b) 
* Fe + muối sắt (III) muối sắt (II)
* Cu + muôi sắt (III) muối Cu (II) + muối sắt (II)
c) 
* Fe + muối Ag muối sắt (II) + Ag
Nếu muối Ag dư thì xảy ra phản ứng: muối sắt (II) + muối Ag muối sắt (III) + Ag
Thứ tự phản ứng
a) Nhiều kim loại + dung dịch chứa 1 muối:
VD: hỗn hợp (Fe, Zn, Al) phản ứng với dung dịch muối Cu (II): 
Vì nên thứ tự phản ứng như sau:
Al + muối Cu (II) muối Al + Cu
Nếu Al dư thì không có thêm phản ứng nào. Nếu muối Cu (II) dư thì phản ứng kế tiếp là: Zn + muối Cu (II) muối Zn + Cu
Nếu Zn dư thì phản ứng kết thúc. Nếu muối Cu (II) tiếp tục dư thì phản ứng kế tiếp là:
Fe + muối Cu (II) muối Fe + Cu
b) Một kim loại + dung dịch chứa nhiều muối tan:
VD: Cho Mg phản ứng với dung dịch chứa muối đồng (II) và muối Ag:
Vì nên thứ tự phản ứng:
Mg + muối Ag muối Mg + Ag
Nếu muối Ag dư thì phản ứng kết thúc. Nếu Mg dư thì xảy ra phản ứng kế tiếp là:
Mg + muối Cu (II) muối Mg + Cu
c) Hỗn hợp 2 kim loại + dung dịch chứa 2 muối:
VD: hỗn hợp (Mg, Zn) + dung dịch chứa muối sắt (II) và muối Ag
Vì nên thứ tự phản ứng là:
Mg + muối Ag muối Mg + Ag (1)
+ Nếu Mg dư thì: Mg + muối sắt (II) muối Mg + Fe
Nếu Mg tiếp tục dư thì phản ứng kết thúc. Nếu muối sắt (II) dư thì: 
Zn + muối sắt (II) muối Zn + Fe
+ Nếu sau phản ứng (1): muối Ag dư thì: 
 Zn + muối Ag muối Zn + Ag
- Nếu Zn tiếp tục dư thì: Zn + muối Cu (II) muối Zn + Cu
- Nếu muối Ag dư thì phản ứng kết thúc.
3) Tác dụng với axit:
Muối + axit Muối mới + axit mới
ĐK: Sản phẩm phải có kết tủa hoặc khí 
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S
Các muối: BaSO4, AgCl, CuS, PbS, HgS, Ag2S không tan trong axit.
4) Tác dụng với dung dịch bazơ:
Muối + bazơ muối mới + bazơ mới
ĐK: Sản phẩm phải có kết tủa hoặc khí hoặc chất điện li yếu
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl
2NH4NO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
NaHS + NaOH Na2S + H2O
5) Tác dụng với muối
Muối + Muối 2 muối mới
ĐK: Sản phẩm phải có kết tủa hoặc khí 
CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl
NaHSO4 + NaHCO3 Na2SO4 + CO2 + H2O
6) Bị phân hủy bởi nhiệt.
Các muối kém bền với nhiệt bị phân hủy khi nung nóng.
CaCO3 CaO + CO2
NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
2KClO3 2KCl + O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
NH4Cl NH3 + HCl
2M(NO3)n 2M(NO2)n + nO2 (M là Na, K, Ca, Ba)
4M(NO3)n 2M2On + 4nNO2 + nO2 (M là Mg đến Cu)
Chú ý: 4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
2M(NO3)n 2M + 2nNO2 + nO2 (M là Hg, Ag, Pt, Au)
NH4NO3 2H2O + N2O
7) Muối NaAlO2 hoặc KAlO2
NaAlO2 + CO2 + H2O NaHCO3 + Al(OH)3
NaAlO2 + HCl + H2O NaCl + Al(OH)3
NaAlO2 + NaHSO4 + H2O Na2SO4 + Al(OH)3
3NaAlO2 + AlCl3 + 6H2O 4Al(OH)3 + 3NaCl 
NaAlO2 + NH4Cl + H2O NaCl + Al(OH)3 + NH3
8) Muối NaHSO4 hoặc KHSO4
2NaHSO4 + Fe Na2SO4 + FeSO4 + H2
2NaHSO4 + CuO Na2SO4 + CuSO4 + H2O
2NaHSO4 + Cu(OH)2 Na2SO4 + CuSO4 + 2H2O
2NaHSO4 + FeS Na2SO4 + FeSO4 + H2S
NaHSO4 + BaCl2 BaSO4 + NaCl + HCl
2NaHSO4 + Na2ZnO2 2Na2SO4 + Zn(OH)2
9) Muối nhôm hoặc muối sắt (III)
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
AlCl3 + 4NaOH(dư) 3NaCl + NaAlO2 + 2H2O
10) Muối kẽm, đồng, bạc + dung dịch NH3
ZnCl2 + dung dịch NH3:
ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O Zn(OH)2 + 2NH4Cl
Zn(OH)2 + 4NH3 Zn(NH3)4(OH)2
AgNO3 + 2NH3 Ag(NH3)2NO3
III) BÀI TẬP VẬN DỤNG
Dạng 1 : Bài tập định tính về muối
Câu 1) Viết 12 phương trình phản ứng tạo thành NaCl ( không yêu cầu tách sản phẩm)
Lời giải
1. NaOH + HCl NaCl + H2O
2. FeCl2 + NaOH Fe(OH)2 + NaCl
3. NaClO + HCl NaCl + Cl2 + H2O
4. 2Na + 2HCl 2NaCl + H2
5. NaClO NaCl + O2
6. Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O
7. 2Na + Cl2 2NaCl
8. NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
9. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
10. BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
11. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O
12. NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2 + 2H2O
Câu 2) Nêu hiện tượng và viết các phương trình xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch AlCl3
Lời giải
Cho Na vào dung dịch AlCl3
- Hiện tượng: Đầu tiên có khí không màu thoát ra, sau đó có kết tủa keo trắng xuất hiện, nếu NaOH dư sẽ tạo kết tủa keo sau đó kết tủa tan dần.
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + H2O
Câu 3) Cho phản ứng tổng quát: A + B C + D + E
Hãy dẫn ra 2 phương trình phản ứng với khí E khác nhau phù hợp với phản ứng tổng quát trên.
Lời giải
BaCO3 + H2SO4 BaSO4 + H2O + CO2
(A) (B) (C) (D) (E)
BaSO3 + H2SO4 BaSO4 + H2O + SO2
 (A) (B) (C) (D) (E)
Câu 4) Tách hỗn hợp BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2 bằng phương pháp hóa học.
Lời giải
Các phương trình phản ứng:
BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2 
BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
MgCl2 + 2KOH Mg(OH)2 + 2KCl
Mg(OH)2 MgO + H2O
Câu 5) Hỗn hợp A gồm các dung dịch: NaCl, Ca(HCO3)2, CaCl2, MgSO4, Na2SO4. Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên?
Lời giải
Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch A, lọc bỏ kết tủa, dung dịch còn lại là: NaCl, MgCl2, CaCl2, Ca(HCO3)2, BaCl2.
BaCl2 + MgSO4 BaSO4 + MaCl2 
Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 
Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch còn lại. lọc bỏ kết tủa, dung dịch còn lại: NaCl, NaHCO3, Na2CO3.
MgCl2 + Na2CO3 2NaCl + MgCO3 
BaCl2 + Na2CO3 2NaCl + BaCO3 
CaCl2 + Na2CO3 2NaCl + CaCO3 
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 2NaHCO3 + CaCO3 
Cho HCl dư vào dung dịch còn lại, cô cạn dung dịch còn lại thu được NaCl tinh khiết.
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 
Câu 6) Cho hỗn hợp các chất rắn sau: Na2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3, NaBr. Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết.
Lời giải
Cho hỗn hợp vào dung dịch Na2CO3 dư, lọc kết tủa được dung dịch chứa: Na2CO3, NaCl, NaBr, NaHCO3.
CaCl2 + Na2CO3 2NaCl + CaCO3 
Cho khí HCl và Cl2 vào dung dịch rồi cô cạn thu được NaCl tinh khiết.
HCl + Na2CO3 NaCl + H2O + CO2 
HCl + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 
Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 
Câu 7) Một hỗn hợp gồm: đá vôi, vôi sống, thạch cao, muối ăn. Chỉ được phép dùng nhiệt độ lò nung và các hóa chất là nước, HCl và Na2CO3. Hãy tách riêng từng chất.
Lời giải
Hòa tan hỗn hợp vào nước được dung dịch Ca(OH)2, NaCl và phần không tan: CaSO4 , CaCO3.
CaO + H2O Ca(OH)2 
Cho Na2CO3 dư vào phần dung dịch:
Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH
Lọc tách kết tủa nung ở nhiệt độ cao thu được vôi sống:
CaCO3 CaO + CO2 
Cho HCl dư vào dung dịch, cô cạn dung dịch thu được muối ăn.
NaOH + HCl NaCl + H2O
Hòa tan phần chất rắn không ta vào dung dịch HCl dư. Lọc tác được CaSO4 không tan:
2HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2 
Cho Na2CO3 vừa đủ vào dung dịch thu được, lọc tách kết tủa thu được CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
Câu 8) Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, muối ăn, không khí, nước và các thiết bị và chất xúc tác cần thiết. viết phương trình phản ứng điều chế FeSO4, NaHSO4; NaHSO3.
Lời giải
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
2SO2 + O2 2SO3 
SO3 + H2O H2SO4 
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
SO3 + NaOH NaHSO4
SO2 + NaOH NaHSO3
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2 
Câu 9) Hóa chất T là một chất bột màu trắng. Có thể là một trong 4 chất sau : MgCl2, CaCO3, BaCl2, CaSO4. Trình bày cách kiểm tra để biết được đó là chất nào ?
Lời giải
Trích các mẫu thử để làm thí nghiệm.
Hòa tan mẫu thử vào nước :
+ nếu tan, mẫu thử là MgCl2, BaCl2 (nhóm A)
+ Nếu không tan : CaCO3, CaSO4 (Nhóm B)
Cho dung dịch MgSO4 vào nhóm A:
+ nếu tạo kết tủa là BaCl2:
BaCl2 + MgSO4 BaSO4 + MgCl2 
+ Không có hiện trượng gì là MgCl2.
Cho dung dịch HCl vào nhóm B:
+ Có khí thoát ra là CaCO3 :
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 
+ không có hiện tượng gì là CaSO4.
Câu 10) Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch không màu: Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, Ba(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Bằng phương pháp hóa học và không dùng thêm hóa chất nào khác hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên, biết rằng chúng có nồng độ đủ lớn để các kết tủa ít tan cũng có thể tạo thành (không cần viết PTHH).
Lời giải
Na2SO4
Na2CO3
BaCl2
Ba(NO3)2
AgNO3
MgCl2
Na2SO4 
Na2CO3
BaCl2
Ba(NO3)2
AgNO3
MgCl2
Nhóm I có 2 kết tủa: Ba(NO3)2, MgCl2.
Nhóm II có 3 kết tủa: Na2SO4, BaCl2.
Nhóm III có 4 kết tủa: Na2CO3, AgNO3.
Cho nhóm I vào nhóm II:
+ tạo kết tủa => Nhóm I là Ba(NO3)2, còn lại là MgCl2. Nhóm II là Na2SO4, còn lại là BaCl2.
Cho Ba(NO3)2 vào nhóm III :
+ nếu có kết tủa là Na2CO3, còn lại là AgNO3.
Câu 11) Có 5 lọ không nhãn, biết 4 lọ đựng trong các dung dịch sau có cùng nồng độ mol/lít : NaOH, NaCl, NaHSO4, BaCl2 và 1 lọ đựng nước. chỉ dùng thêm phenolphtalein hãy nêu cách nhận ra từng lọ.
Lời giải
Trích nẫu thử với thể tích bằng nhau.
Cho phenolphtalein vào các ẫu thử, mẫu xuất hiện màu hồng là NaOH, 4 mẫu còn lại đều trong suốt không màu.
Cho NaOH (có pha phenolphtalein) vào 4 mẫu còn lại.
+ mãu làm mất màu là NaHCO3, không có hiện tượng gì là 3 mẫu còn lại.
NaHSO4 + NaOH Na2SO4 + H2O
Cho NaHSO4 vào 3 mẫu thử còn lại, tạo kết tủa là BaCl2.
BaCl2 + NaHSO4 BaSO4 + NaCl + HCl
Cô cạn 2 dung dịch còn lại, nếu có cặn là NaCl, nếu không là H2O.
Câu 12) Có 5 bình mất nhãn đựng các dung dịch như sau: K2CO3 và Na2CO3, KHCO3 và Na2CO3, KHCO3 và Na2SO4, Na2SO4 và K2SO4. Trình bày phương pháp nhận biết 4 bình này mà chỉ dùng thêm dung dịch HCl và Ba(NO3)2.
Lời giải
Trích mỗi hỗn hợp 1 ít làm mẫu thử.
Cho HCl lần lượt vào các mẫu thử:
+ không có hiện tượng gì là Na2SO4 và K2SO4, còn lại đều có khí thoát ra.
K2CO3 + HCl KCl + H2O + CO2
KHCO3 + HCl KCl + H2O + CO2 
Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 
Cho Ba(NO3)2 vào 3 mẫu thử còn lại thì đều tạo kết tủa trắng:
Ba(NO3)2 + K2CO3 BaCO3 + 2KNO3 
Ba(NO3)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaNO3 
Ba(NO3)2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaNO3 
Lọc kết tủa, hòa tan vào HCl:
+ kết tủa tan hết là KHCO3 và Na2CO3.
+ Kết tủa tan một phần là K2CO3 và Na2SO4.
+ Kết tủa không tan là Na2SO4 và K2SO4.
Câu 13) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất tồn tại trong các lọ riêng biệt ở trạng thái riêng biệt mà không dùng thêm hóa chất nào khác.
a) NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.
b) NaOH, FeCl2, HCl, NaCl.
Lời giải
a) Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử: 
Đun nhẹ các mẫu thử trên:
+ vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa là Ba(HCO3)2 
Ba(HCO3)2 BaCO3 + H2O + CO2 
+ chỉ có bọt khí thoát ra là NaHCO3:
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 
+ còn lại là HCl, MgCl2, NaCl.
Cho NaHCO3 vào 3 mẫu thử còn lại :
+ có khí thoát ra là HCl, còn lại là MgCl2 và NaCl.
HCl + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 
Lấy sản phẩm nung của NaHCO2 cho vào 2 mẫu thử còn lại.
+ có kết tủa là MaCl2, còn lại là NaCl.
MgCl2 + Na2CO3 2NaCl + MgCO3 
b) Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử.
FeCl2 có màu lục nhạt, các lọ khác không có màu..
Cho FeCl2 vào các mẫu thử còn lại :
+ có kết tủa trắng xanh, rồi hóa nâu ngoài không hksi là NaOH.
2NaOH + FeCl2 2NaCl + Fe(OH)2 
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 
Cho NaOH vào 2 mẫu thử còn lại.
+ pha trộn sinh ra nhiệt là HCl, còn lại là NaCl.
HCl + NaOH NaCl + H2O
Câu 14) Cho 5 dung dịch bị mất nhãn: BaCl2, Ba(NO3)2, Ag2SO4, HCl, H2SO4. Có thể tự nhận biết các chất được không? Nêu cách tiến hành.
Lời giải
Có thể nhận biết được các dung dịch trên. Cách tiến hành:
Trích mỗi lọ một ít làm thuốc thử, cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với nhau:
+ Dung dịch tạo 2 kết tủa với các dung dịch khác là: BaCl2, Ba(NO3)2, H2SO4, (dung dịch A).
+ Dung dịch tạo 1 kết tủa là HCl.
+ Dung dịch tạo 3 kết tủa là Ag2SO4.
BaCl2 + Ag2SO4 BaSO4 + 2AgCl
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2HNO3 
Ba(NO3)2 + Ag2SO4 BaSO4 + 2AgNO3 
Ag2SO4 + 2HCl 2AgCl + H2SO4 
Cho Ag2SO4 tác dụng với các dung dịch (A).
+ có kết tủa là BaCl2 và Ba(NO3)2 (dung dịch B), không hiện tượng là H2SO4.
Cho H2SO4 vào dung dịch B, lọc kết tủa rồi cho Ag2SO4 vào dung dịch.
+ nếu có kết tủa là BaCl2, còn lại là Ba(NO3)2.
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
2HCl + Ag2SO4 2AgCl + H2SO4 
Câu 15) Cho 2 dung dịch FeCl2, FeCl3 (gần như không màu). Để nhận biết 2 dung dịch trên có thể dùng chất nào sau đây:
a) Dung dịch NaOH.
b) Nước Brom, Cu.
c) Hỗn hợp KMnO4, H2SO4.
Lời giải
Các chất đã cho đều nhận biết được 2 dung dịch muối:
Dd NaOH
Nước Brom
Cu
Dd KMnO4, H2SO4.
FeCl2
 trắng xanh, chuyển nâu đỏ trong không khí
Mất màu nâu đỏ
Cu không tan
Mất màu tím
FeCl3
 nâu đỏ
Không làm mất màu
Cu tan, dd có màu xanh
Không làm mất màu.
Phương trình hóa học :
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
6FeCl2 + 3 Br2 4FeCl3 + 2FeBr3 
2FeCl3 + Cu CuCl2 + 2FeCl2 
10FeCl2 + 2KMnO4 + 8H2SO4 6FeCl3 + 2Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + 2KCl + 8H2O.
Câu 16) Có 4 ống nghiệm mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là Clorua, sunfat, nitrat, cacbonat, của các kim loại Ba, Mg, K, Ag.
a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa những dung dịch muối nào?
b) Nêu phương pháp hóa học nhận biết 4 ông nghiệm đó.
Lời giải
a) Theo tính tan ta có:
Gốc CO3 tạo kết tủa với Ba, Mg, Ag => dung dịch K2CO3.
Ag tạo kết tủa SO4 và Cl => dung dịch AgNO3 
Ba tạo kết tủa với SO4 => dung dịch BaCl2 
Còn lại là MgSO4.
b) Dùng dung dịch HCl:
+ nhận ra AgNO3 có kết tủa trắng
AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 
+ Nhận ra K2CO3 có sủi bọt:
K2CO3 + 2HCl 2KCl + H2O + CO2 
Dùng Na2SO4 nhận ra BaCl2 có kết tủa trắng
BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
Dung dịch còn lại là MgSO4.
Câu 17) Hoàn thành các phương trình hóa học sau và xác định các chất kí hiệu đặt trong dấu ngoặc:
FeS2 + O2 (A)khí + (B)rắn
(A ) + O2 (C)
(C) + (D) axit (E)
(E) + Cu (F) + (A) + (D)
(A) + KOH (H) + (D)
(H) + BaCl2 (I) + (K)
(I) + (E) (L) + (A) + (D)
(A) + Cl2 + (D) (E) + (M)
Lời giải
(A ): SO2; (B): Fe2O3; (C): SO3; (D): H2O; (E): H2SO4; (F): CuSO4; (H): K2SO4; (I): BaSO4; (K): KCl; (L): BaSO4; (M): HCl
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
2H2SO4 + Cu CuSO4 + 2H2O + SO2 
SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O
K2SO3 + BaCl2 BaSO3 + 2KCl
BaSO3 +H2SO4 BaSO4 + H2O + SO2 
SO2 + Cl2 + H2O H2SO4 + 2HCl
Câu 18) Cho sơ đồ biến đổi sau:
 A1 A2 A3 
NaCl NaCl NaCl NaCl
 A4 A5 A6 
Lời giải 
 Na Na2O NaOH 
NaCl NaCl NaCl NaCl
 Cl2 HCl CuCl2 
PTHH:
2NaCl 2Na + Cl2 
4Na + O2 2Na2O
Cl2 + H2 2HCl
2HCl + CuO CuCl2 + H2O
2NaOH + CuCl2 2NaCl + Cu(OH)2 
2Na + Cl2 2NaCl
Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O
Câu 19) Viết các phản ứng để biểu diễn chuỗi biến hóa sau:
CaO Ca(OH)2 
CaCO3 	 CaCO3 
CaCl2 Ca(NO3)2 
Lời giải 
CaCO3 CaO + CO2 
CaCO3 + HCl CaCl2 + H2O + CO2 
CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
CaO + H2O Ca(OH)2 
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
CaCl2 + 2AgNO3 Ca(NO3)2 + 2AgCl
Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O
Ca(NO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaNO3
Dạng 2: Muối cacbonat + axit
Lí thuyết và phương pháp giải.
Muối cacbonat + axit → Muối + CO2 + nước
CaCO3 + HCl →  CaCl2 + CO2 + H2O
Na2CO3 + H2SO4  → Na2SO4 + CO2 + H2O
Chú ý:
- Khi đổ từ từ axit vào muối cacbonat tạo muối hidrocacnat trước, sau đó muối hidrocacbonat phản ứng tiếp với axit tạo CO2:
VD: Đồ từ từ dd HCl vào dung dịch NaHCO3 và Na2CO3:
Na2CO3     +     HCl    →   NaHCO3    +   NaCl  
NaHCO3    +    HCl dư       →  NaCl      +     H2O    +     CO2  
- Khi đổ từ từ muối vào axit => tạo ra CO2 luôn mà không tạo ra muối HCO3 như trên:
VD: Đổ từ từ hỗn hợp muối NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl. Xảy ra đồng thời cả hai quá trình:
Na2CO3     +     2HCl    →   2NaCl    +   CO2 + H2O 
NaHCO3    +    HCl     →  NaCl      +     H2O    +     CO2  
1) Hỗn hợp 2 muối tác dụng với 1 axit
Dữ kiện cho: Khối lượng muối cacbonat ban đầu hoặc khối lượng muối sau phản ứng. Số mol CO2 hay số mol axit phản ứng.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol. Đặt số mol của từng muối cacbonat lần lượt là x, y.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Tìm tỉ lệ số mol của các chất tham gia, các chất tạo thành theo số mol đã biết theo x, y.
Bước 4: Lập hệ phương trình theo x, y. Tìm x, y
Bước 5: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
VD: Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc). Tính thành phần % số mol mỗi muối trong hỗn hợp.
Lời giải
Ta có: (mol)
Gọi số mol của CaCO3, MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: x , y (mol)
CaCO3 + 2HCl →  CaCl2 + CO2 + H2O        (1)
x             2x                            x
MgCO3 + 2HCl →  MgCl2 + CO2 + H2O        (1)
y            2y                              y
Thep PTHH (1) và (2) ta có:
mhh  = 100x + 84y = 2,84 (g)
= x + y = 0,03 (mol)
Giải hệ phương trình x = 0,02 (mol); y = 0,01 (mol)
Trong hỗn hợp ban đầu:
 = 0,02.100 = 2 (g)
= 70,42%
= 100% - 70,42% = 29,58 %
2) Nhiều muối tác dụng với 1 axit
Dữ kiện cho: khối lượng muối cacbonat, khối lượng muối tạo thành.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Dựa vào PTHH ta thấy cứ :
Khi axit là HCl: Gốc CO3 chuyển thành 2 gốc Cl 
=> Cứ 60 gam CO3 chuyển thành 71 gam => khối lượng tăng 11 (g)
=>n muối cacbonat =  = 
Khi axit là H2SO4: gốc CO3 chuyển thành 1 gốc SO4 
=>  Cứ 60 gam CO3 chuyển thành 96 gam => khối lượng tăng 36 (g)
=>n muối cacbonat =  = 
Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
VD: Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra.
Lời giải
K2CO3 + H2SO4  → K2SO4 + CO2 + H2O
Na2CO3 + H2SO4  → Na2SO4 + CO2 + H2O
ZnCO3 + H2SO4  → ZnSO4 + CO2 + H2O
Từ 3 PTHH ta thấy: 1 Gốc CO3 chuyển thành 1 gốc SO4 
=>  Cứ 60 gam CO3 chuyển thành 96 gam => khối lượng tăng 36g
=>n muối cacbonat =  =  (mol)
 = 0,03.22,4 = 0,672 (lít)
3) Muối tác dụng hỗn hợp axit
Dữ kiện cho: Khối lượng muối cacbonat, hoặc khối lượng muối khan thu được sau phản ứng, hoặc thể tích khí CO2.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Gọi thể tích axit dùng là V (l) . Tính các số mol của các chất tham gia và tạo thành theo V.
Bước 4: Tìm V. Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
VD: Hoà tan Na2CO3 vừa đủ vào V (ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 7,84 lit khí B (đktc). Tính V (ml) hỗn hợp dung dịch axit đã dùng?
Lời giải
Giả sử phải dùng V (lít) dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 1,5M.
= V.CM = 0,5V   ;  = V.CM = 1,5V
= 7,84/22,4 = 0,35  (mol)
Na2CO3   +   2HCl   →  2NaCl   +   H2O +    CO2
0,25V         0,5V         0,5V                 0,25V   (mol)
Na2CO3 +   H2SO4   →   Na2SO4  +  H2O  +    CO2
1,5V            1,5V          1,5V                   1,5V   (mol)
= 0,25V + 1,5V  = 1,75V = 0,35 (mol)   (I)
=> V = 0,2 (l) = 200 (ml)
4) Đổ từ từ dung dịch axit vào muối cacbonat.
Dữ kiện cho: Số mol muối cacbonat, muối hidrocacbonat. Số mol axit.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Đặt số mol lần lượt vào từng phương trình. Xác định số mol axit dư sau p.ư (1)
Bước 4: Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
VD: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3  1,5M và NaHCO3  1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V?
Lời giải
= 1.0,2 = 0,2 (mol) ; = 0,1.1,5 = 0,15 (mol);  = 0,1.1 = 0,1 (mol)
          Na2CO3     +     HCl    →   NaHCO3    +   NaCl  
Có:        0,15                0,2
P/ư      0,15              0,15           0,15
=> HCl dư nên tính theo số mol Na2CO3 => dư = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)
Sau phản ứng :  = 0,15 + 0,1= 0,25 (mol)
          NaHCO3    +    HCl dư       →  NaCl      +     H2O  +   CO2  
Có:         0,25              0,05
P.ư         0,05            0,05                                                   0,05
NaHCO3 dư => Số mol tính theo HCl => = 0,05 (mol)
=> V = = 0,05.22,4 = 1,12 (l)
5) Đổ từ từ muối cacbonat vào dung dịch axit
Dữ kiện cho: Số mol muối cacbonat, muối hidrocacbonat. Số mol axit.
Phương pháp giải
Bước 1: Đổi dữ kiện của đề bài đã cho ra số mol.
Bước 2: Viết PTHH xảy ra.
Bước 3: Gọi số mol muối CO3 tham gia pư là x, HCO3 tham gia p.ư là y. Tìm số mol của axit theo x. y.
Bước 4: Tìm x, y. Tính toán theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
VD: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 100ml dung dịch X gồm K2CO3 1,5M và NaHCO3 1M vào 200ml dung dịch HCl 1M, sinh ra V lít khi (đktc). Giá trị của V?
= 0,2.1 = 0,2 (mol); = 1,5.0,1 = 0,15 (mol);  = 0,1.1 = 0,1 (mol)
Gọi số mol của NaHCO3 và K2CO3 phản ứng lần lượt là x, y (mol)
NaHCO3 + HCl  →  NaCl + CO2 + H2O
    x             x                    x
K2CO3 + 2HCl  →  2KCl + CO2 + H2O
    y           2y                   y
= x + 2y = 0,2 (mol)   (1)
Số mol phản ứng tỉ lệ với số mol ban đầu:
 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) => x = 0,05; y = 0,075
=>= x + y = 0,05 + 0,075 = 0,125 ( mol)
=> V=  = 0,125.22,4 = 2,8 (lít)
Dạng 3: Kim loại + Muối
Bài 1. Để phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48 gam, người ta ngâm vật đó vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật đó ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, rồi đem cân được 10 gam. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng bạc phủ lên trên bề mặt của vật.
Lời giải
Cách 1: Phương pháp đại số
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
a mol 2a mol
Theo đề: 
Vậy khối lượng Ag phủ lên = 0,01.2.108 = 2,16 (g)
Cách 2: Phương pháp tăng giảm khối lượng
Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
Theo phản ứng: 1 mol Cu 2 mol Ag: Khối lượng tăng = 2.108 – 64.1 = 152 (g)
Theo đề: Khối lượng tăng = 10 – 8,48 = 1,52 (g)
Bài 2. Một thanh kim loại M hoá trị II được nhúng vào 200 ml dung dịch FeSO4 xM thấy khối lượng tăng lên 3,2 gam. Nếu nhúng cùng thanh kim loại M đó vào 400 ml dung dịch CuSO4 xM thì khối lượng của thanh tăng lên 8,0 gam. Biết rằng các phản ứng nói trên đều hoàn toàn và sau phản ứng còn dư kim loại M. Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch và xác định kim loại M. 
Lời giải
M + FeSO4 MSO4 + Fe
0,2x 0,2x 0,2x mol
M + CuSO4 MSO4 + Cu
0,4x 0,4x 0,4x mol
Theo đề, ta có: 
Bài 3. Có 2 thanh kim loại M (có hoá trị II), mỗi thanh nặng 20 gam.
a) Thanh thứ nhất được nhúng vào 100ml dd AgNO3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô đem cân lại thấy thanh kim loại nặng 21,52 gam và nồng độ AgNO3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại M.
b) Thanh thứ 2 được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl3 20%. Sau 1 thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, dung dịch thu được có nồng độ % của MCl2 bằng nồng độ % của FeCl3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl3 ® MCl2 + FeCl2
Xác định khối lượng thanh kim loại khi được lấy ra khỏi dung dịch
Lời giải
a) Vì xem thể tích dung dịch không đổi 
M + 2AgNO3 M(NO3)2 + 2Ag
0,01 0,02 0,02 mol
Ta có: mtăng = mAg – mM (pư) = 0,02.108 – 0,01M = 21,52 – 20 = 1,52 
b) 
Gọi a là số mol Cu phản ứng.
Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2
a 2a a 2a mol
Vì nồng độ % của FeCl3 dư = nồng độ % của CuCl2 
mCu (dư) = 20 – 0,2.64 = 7,2 (g)
Bài 4. Một thanh kim loại M được nhúng trong 0,1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng 0,16 gam, nồng độ CuSO4 giảm còn bằng 0,3M (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Xác định kim loại M. Lấy 8,4 gam M nhúng vào 1,0 lít dung dịch B chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thanh M có tan hết hay không? Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng và nồng độ mol các muối có trong dung dịch sau phản ứng (giả sử thể tích dung dịch vẫn là 1,0 lít).
Lời giải
Gọi n là hóa trị của M.
2M + nCuSO4 M2(SO4)n + nCu
 0,02 0,02 mol
Theo đề: 
Cặp giá trị phù hợp là n = 2; M = 56 (Fe)
Thứ tự phản ứng:
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
0,1 0,2 0,1 0,2 mol
Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu
0,05 0,05 0,05 0,05 mol
Vì 
Bài 5. Cho 5,05 gam bột kim loại R (hóa trị không đổi) vào 200 gam dung dịch chứa đồng thời Cu(NO3)2 14,1% và AgNO3 12,75% đến khi phản ứng hoàn, lọc lấy chất rắn, sấy khô và cân được 26,8 gam. 
a) Xác định kim loại R.
b) Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Lời giải
R + nAgNO3 R(NO3)n + nAg
 0,15 mol
2R + nCu(NO3)2 R(NO3)n + nCu
 0,15 mol
Ta có: (+).MR = 5,05 – 1 = 4,05 MR = 9n
Cặp giá trị phù hợp là n = 3; MR = 27 (R: Al)
Bài 6. Cho 1,36 gam hỗn hợp Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 1,84 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được một hỗn hợp oxit nặng 1,2 gam. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
Lời giải
Vì Mg trước Fe và Fe trước Cu nên thứ tự phản ứng:
Mg + CuSO4 MgSO4 _+ Cu
x x x x mol
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
y y y y mol
MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4
FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 + Na2SO4
Mg(OH)2 MgO + H2O
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
Vì khối lượng oxit thu được < khối lượng 2 kim loại ban đầu Kim loại dư, CuSO4 hết.
Nếu Fe chưa phản ứng thì oxit là MgO mMg (pư)  = 24. =0 ,72 (g)
Mặt khác: mtăng = 64x – 24x = 1,84 – 1,26 40x = 0,48 x= 0,012 
 mMg (pư) = 24.0,012 = 0,288 (g) 0,72 (g) Mg hết, Fe đã phản ứng một phần
Gọi x là số mol Mg ban đầu, y là số mol Fe phản ứng
Bảo toàn nguyên tố Mg và Fe:
Mg MgO 2Fe Fe2O3
x x mol y 0,5y mol
Cách 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_36_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_9.docx