Phiếu học tập 1 - Chương I: Các loại hợp chất vô cơ

docx 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1247Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập 1 - Chương I: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu học tập 1 - Chương I: Các loại hợp chất vô cơ
PHIẾU HỌC TẬP 1
Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
*ÔN TẬP ĐẦU NĂM (2 tiết)
1. Tìm số mol 
a/ Dựa và khối lượng chất (m)
b/ Dựa vào thể tích chất khí (V: lít)
c/ Nồng độ mol (CM ): cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.
2. Nồng độ phần trăm C%: cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch.
mct: khối lượng chất tan (g)
mdd: khối lượng dung dịch (g)
Khi cho khối lượng riêng d(g/ml)
mdd = d.V
Khi trộn nhiều chất lại với nhau
mdd = (tổng m các chất pư) – mkhí – mkết tủa
3. Tỉ khối của chất khí
@Chú ý: Nếu B là không khí thì MB = 29
4. Định luật bảo toàn khối lượng.
“Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng chất sản phẩm bằng tổng khối lượng chất tham gia phản ứng”	S mchất tham gia = Smchất sản phẩm
G/s có phản ứng hóa học: A + B ® C + D
Ta có: mA + mB = mC + mD
5. Định luật Avogadro.
“Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất của những chất khí khác nhau có cùng số mol thì chứa những thể tích bằng nhau”
Vkhí A = Vkhí B Û nkhí A = nkhí B
BÀI TẬP ÔN TẬP
. Lập công thức của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau:
	a) Ca (II) và O.	b) N (III) và H	c) Fe (III) và Cl (I)
d) Fe (II) và S (II).	e) Ba (II) và Br (I).	f) Na (I) và O.
Lập công thức của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:	
a) K (I) và (SO4) (II)	b) Al (III) và nhóm (NO3) (I)	
c) Ca (II) và nhóm PO4 (III)	d) Na (I) và nhóm OH (I).
e) Zn (II) và nhóm OH (I).	f) Mg (II) và nhóm CO3 (II)
Hãy phân loại các loại hợp chất sau và gọi tên.
 Na2O, P2O5, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, Mg(NO3)2, Fe2O3, CuO, SO2, Fe2O3, SO3, Ca(OH)2, Ca(HCO3)2, NaHSO4, KH2PO4, CO2, ZnCl2, CaCO3.
Hòa tan hoàn toàn 16 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng sau:	Fe2O3 + HCl ® FeCl3 + H2O
a) Hoàn thành phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và nồng độ mol/lit của dung dịch HCl.
	ĐS: mFeCl3 = 32,5g ; CMHCl = 1,2M
Cho 8,0 gam đồng (II) tác dụng vừa đủ với dung dịch 200 gam dung dịch H2SO4 theo phương trình phản ứng sau:
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
a) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
b Tính nồng độ phần trăm dung dịch dung dịch H2SO4 phản ứng.
ĐS: mCuSO4 = 16g; C%ddH2SO4= 4,9%
Cho 1,12 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch Ca(OH)2 chỉ thu được muối CaCO3 (kết tủa) và nước.
a) Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2. ĐS: mCaCO3 = 5g ; CM Ca(OH)2 = 0,1M
Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH chỉ tạo thành muối Na2CO3 và nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng của muối Na2CO3 và dung dịch NaOH tham gia phản ứng.
ĐS: mNa2CO3 = 26,5g ; CM(NaOH) = 2,5M
Cho 6,5 gam kẽm tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch HCl.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc) và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl phản ứng.
ĐS: VH2 = 2,24 lít ; C%ddHCl = 14,6%
Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc) và khối lượng dung dịch H2SO4 đã phản ứng.
ĐS: VH2 = 6,72 lít ; mddH2SO4 = 147 gam
Cho 6,5 gam kẽm tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch HCl 1,5M.
a) Tính thể tích khí H2 sinh ra.
b) Tìm nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng. (giả sử thể tích dung dich thay đổi không đáng kể).	ĐS: b) VH2 = 2,24 lít ; c) CZnCl2 = 0,5M; CHCl dư = 0,5M.
Dùng khí H2 (đktc) khử hoàn toàn 16,0 đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
a) Tính thể tích khí H2 (đktc) để khử lượng đồng (II) oxit trên.
b) Tính khối lượng đồng sinh ra sau phản ứng.	ĐS: b) VH2 = 4,48 lít ; c) mCu = 12,8 g.
Cho 9,6 gam CuO tác dụng với dung dịch 200 ml H2SO4 1M theo phương trình phản ứng sau:
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
a) Cho biết chất nào dư sau phản ứng, tìm khối lượng dư.
b Tình khối lượng của muối tạo thành sau phản ứng.
ĐS: a) H2SO4 dư ; b) mCuSO4 = 19,2g
Hòa tan hoàn toàn 3,25 gam Zn dung dịch axit clohiđric (HCl).
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc và khối lượng muối tạo thành.
ĐS: a) VH2 = 1,12 lít ; mZnCl2 = 6,8 g
Dùng 8,96 lít khí H2(đktc) khủ 16 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.
b) Tính khối lượng kim loại sắt tạo thành sau phản ứng. 	ĐS: a) Fe2O3 dư; b) mFe = 11,2g.
CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 1: Tính chất hóa học của oxit (2 tiết)
A. OXIT BAZƠ
Oxit nào sau đây có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ?
A. CuO.	B. CaO.	C. Fe2O3.	D. MgO.
Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl thu được muối và nước ?
A. FeO.	B. SO3.	D. P2O5.	D. CO2.
Oxit bazơ nào sau đây tác dụng với H2SO4 thu được dung dịch màu xanh lam ?
A. Na2O.	B. CuO.	C. Fe2O3.	D. MgO.
Oxit bazơ nào sau đây tác dụng với HCl thu được dung dịch màu vàng nâu ?
A. Na2O.	B. CuO.	C. Fe2O3.	D. MgO.
Cho các oxit bazơ sau: Na2O, CuO, CaO, BaO, Fe2O3, K2O. Số oxit tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Dãy oxit nào sau đây đều là oxit bazơ ?
A. CuO, Fe2O3, Na2O.	B. K2O, Na2O, SO3.	C. Fe2O3, CO, ZnO.	D. MgO, CO2, Al2O3.
Để tách CuO ra khỏi hỗn hợp CuO và Na2O ta dùng lượng dư chất nào sau đây ?
A. dd HCl.	B. H2O.	C. dd CuCl2.	D. CO2.
Na2O và CaO không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Tác dụng với nước tạo thành bazơ tan được trong nước.
B. Tác dụng với dung dịch axit (HCl, HNO3, ) tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với oxit axit (CO2, SO2, ) tạo thành muối.
D. Phản ứng với oxit bazơ (CuO, FeO, ) tạo thành muối.
Cho các oxit: CaO, MgO, Na2O, Fe2O3. Viết phương trình hóa học (nếu có) khi cho tác dụng với:
a) Nước.	b) axit clohiđric.	c) cacbon đioxit.
Cho 12gam CuO tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl.
a) Viết phương trình hóa học.	b) Tính nồng độ mol dung dịch HCl.
c) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Hòa tan hết m gam Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 2M (vừa đủ) thu được 8 gam muối.
a) Viết phương trình hóa học.	b) Tính thể tích dung dịch H2SO4.
c) Tính giá trị m.
B. OXIT AXIT
Oxit nào sau đây có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch axit?
A. SiO2.	B. Na2O.	C. Fe2O3.	D. SO3.
Nhóm oxit nào sau đây có thể phản ứng với dung dịch axit ở nhiệt độ thường tạo thành muối và nước ?
A. CaO, SiO2.	B. CO2, Na2O.	C. K2O, Fe2O3.	D. P2O5, SO3.
Dãy oxit nào sau đây đều tác dụng được với nước ở điều kiện thường ?
A. Na2O, K2O, SO2.	B. Na2O, CuO, P2O5.	C. CaO, CO, N2O5.	D. K2O, CO2, FeO.
Khí O2 có lẫn CO2. Để thu được khí oxi tinh khiết ta dẫn hợp khí qua chất nào sau đây ?
A. dd HCl 	B. dd Na2SO4 C. dd BaCl2 	D. ddCa(OH)2
Có các phương trình hóa học sau:
1. CaO + H2O ® Ca(OH)2	2. SO3 + H2O ® H2SO4
3. CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O.	4. Na2O + 2HNO3 ® 2NaNO3 + H2O
5. CaO + CO2 ® CaCO3.	6. CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O
Nhóm phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của oxit bazơ
A. 1, 3, 4, 5.	B. 1, 3, 5, 6.	C. 1, 2, 4, 6.	D. 1, 2, 5, 6.
Để phân biệt 2 chất rắn màu trắng Na2O và P2O5 đựng trong 2 ống nghiệm không nhãn bằng phương pháp hóa học, có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho nước vào mỗi ống nghiệm, khuấy nhẹ. Cho tiếp mỗi ống nghệm một mẫu giấy quỳ tím.
B. Cho dung dịch NaCl loãng vào mỗi ống nghiệm, khuấy nhẹ.
C. Hòa tan hai chất vào nước rồi sục khí CO2 vào mỗi dung dịch.
D. Hòa tan hai chất vào nước rồi nhỏ vào mỗi dung dịch 3 – 4 giọt NaCl.
Có những chất sau: Na2O, Fe2O3, SO2. Chất nào có thể tác dụng được với: (Viết các PTHH)
a) Nước.	b) axit clohiđric.	c) Natri hiđroxit.
Có những chất sau: H2O, NaOH, Na2O, SO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau. Viết phương trình phản ứng.
Viết phương trình hóa học cho những phản ứng sau:
1. P2O5 + H2O ® . ..	2. N2O5 + H2O ® . ..	
3. SO2 + H2O ® . ..	4. SO3 + H2O ® . ..	
5. CO2 + H2O ® . ..	6. SO2 + Ca(OH)2 ®	. + ..	
7. SO3 + NaOH ®	. + ..	8. CO2 + Ba(OH)2 ® . + .. 	
9. P2O5 + KOH ® . + ..	10. SO2 + NaOH ® . + ..
Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng 300 ml với dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng chỉ tạo muối BaCO3 và nước.
a) Viết phương trình hóa học.	
b) Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol dung dịch Ba(OH)2 phản ứng.
Bài 2: Một số oxit quan trọng (2 tiết)
Cho phản ứng : Ba(OH)2 + Y ® BaSO4 + H2O . Vậy Y là chất nào sau đây:
A. SO3 	B. K2SO3	C. H2SO3 	D. SO2 
Cho phản ứng : 2NaOH + X ® Na2SO3 + H2O
Vậy X là chất nào sau đây:
A. SO3 	B. K2SO3	C. H2SO4 	D. SO2 
Khí O2 có lẫn khí CO2 và SO2. Để loại bỏ tạp chất, có thể dẫn hỗn hợp khí lội qua dung dịch dư nào sau đây ?
A. HCl.	B. H2SO4.	C. Ca(OH)2.	D. NaCl.
Viết phương trình hóa học cho những phản ứng sau:
a) Na2O + H2O ® ..	b) K2O + H2O ® 
c) CaO + H2O ® ..	d) BaO + H2O ® 
d) CuO + HCl ® .. + 	f) Fe2O3+ H2SO4® .. + 
g) Na2O + HNO3 ® .. + 	h) CaO + CO2 ® ..	
Có sơ đồ chuyển của phản ứng sau: Na X Y . Chất X, Y trong sơ đồ lần lượt là
A. NaOH, Na2O.	B. Na2O, NaOH.	C. NaO, NaOH.	D. Na2O, Na(OH)2
Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ?
A. S và O2.	B. Na2SO4 và H2SO4.	C. FeS2 và O2.	D. Na2SO3 và H2SO4
Khí O2 có lẫn khí SO2, để làm sạch khí O2 ta dùng dung dịch nào sau đây ?
A. NaCl.	B. HCl.	C. Na2SO3.	D. Ca(OH)2.
Cho sơ đồ phản ứng: X + Y ® SO2 + Z. Chất X và Y có thể là cặp chất nào sau đây ?
A. S và O2.	B. FeS2 và O2.	C. Na2SO3 và HCl.	D. Na2SO3 và H2SO4.
Phân hủy 20g CaCO3 thuy được bao nhiêu gam vôi sống (CaO). Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam S trong không khí thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc). Tính giá trị m và thể tích không khí (chứa 20% oxi) tham gia phản ứng.
Cho 11,2 lít khí SO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch Ca(OH)2 chỉ thu được muối CaSO3 (kết tủa). Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2.
Bài 3: Tính chất hóa học của axit (1 tiết)
Chất nào sau đây không tác dụng với dd axit HCl và axit H2SO4(l):
A. CuO 	B. Mg 	C. Cu 	D. NaOH.
Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng nào sau đây ?
A. phản ứng thể.	B. phản ứng trung hòa.	D. phản ứng phân hủy. D. phản ứng hóa hợp.
Axit tương ứng của SO3 và N2O5 lần lượt là:
A. H2SO3 và HNO2.	B. H2SO4 và HNO3.	C. H2SO3 và HNO3.	D. H2SO4 và HNO2.
Cho một lượng Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng Al tham gia phản ứng là: (Cho biết: Al = 27)
A. 5,4 g.	B. 2,7g.	C. 4,05 g.	D. 13,5 g.
Viết PTHH hóa học khi cho dung dịch HCl tác dụng với các chất sau: Fe, Fe2O3, KOH, Cu(OH)2, Cu.
Cho 8,0 gam đồng (II) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và thể tích của dung dịch H2SO4 phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 16 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và nồng độ mol/lit của dung dịch HCl.
Cho x gam kim loại Mg tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch HCl 1M. Tính giá trị x và thể tích khí H2 (đktc) thoát ra.
Bài 4: Một số axit quan trọng (2 tiết)
Oxit nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ?
A. P2O5.	B. CaO.	C. Fe2O3.	D. SO3.
Oxit nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch axit?
A. SiO2.	B. CaO.	C. Fe2O3.	D. SO3.
Nhóm oxit nào sau đây có thể tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước ?
A. CaO, SiO2.	B. CO2, Na2O.	C. K2O, Fe2O3.	D. P2O5, SO3.
Khí O2 có lẫn tạp chất CO2 và SO2. Để loại bỏ tạp chất, có thể dẫn hỗn hợp khí lội qua dung dịch dư nào sau đây ?
A. HCl.	B. H2SO4.	C.Ca(OH)2.	NaCl.
Cho 13 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với dd HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:	A. Fe.	B. Cu.	C. Zn.	D. Mg.
Kim loại đồng tác dụng với dung dịch axit nào sau đây ?
A. HCl loãng.	B. H2SO4 loãng.	C. H2SO4 đặc.	D. HCl đặc.
Viết PTHH cho những chuyển đổi sau:
Bài 5: Bài thực hành 1: Tính chất hóa học của oxit và axit (1 tiết)
Dựa vào tính chất hóa học, oxit được chia thành mấy loại ?
A. 2 loại.	B. 3 loại.	C. 4 loại.	D. 5 loại.
Oxit tương ứng với axit HNO3 là:
A. N2O. 	B. NO2 	C. N2O3 	D. N2O5 
Cho các chất sau: Cu, NaOH, CuO, Fe, BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 2.	B. 3.	C.4.	D. 5.
Có thể dùng H2SO4 đặc làm khô dãy khí ẩm (khí có lẫn hơi nước) nào sau đây ?
A. CO2, SO2, NH3.	B. CO2, SO2, O2.	C. O2, H2, NH3.	D. SO3, O2, NH3.
Có thể dùng H2SO4 đặc làm khô dãy khí ẩm (khí có lẫn hơi nước) nào sau đây ?
A. HCl, SO2, NH3.	B. CO2, SO2, O2.	C. O2, H2, CO.	D. SO3, O2, NH3.
Viết PTHH cho những chuyển đổi sau:
Bài 6: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit (2 tiết)
Chất khí X được tạo thành khi cho một phi kim tác dụng với khí oxi. X tác dụng với nước dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ, làm dung dịch nước vôi trong vẫn đục. X là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường do tạo thành mưa axit. X có mùi hắc, độc, dễ gây viêm đường hô hấp. X là:
A. CO2.	B. P2O5.	C. SO2.	D. SO3.
Để khử chua đất trong thực tế người ta thường dùng:
A. Vôi sống vừa điều chế.	B. Vôi tôi vừa điều chế.
C. Đá vôi được tán thành bột.	D. vôi bột.
Cho 16,0 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và thể tích của dung dịch HCl phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 16 gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 . Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4.
Cho 10 gam hỗn hợp Mg và Cu tác dụng với H2SO4 loãng (lấy dư), thu được 2,24 lít H2 (đktc).
a) Viết PTHH.	b) Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
c) Tính thành phần % khối lượng từng kim loại.
Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng nào sau đây ?
A. Phản ứng trung hòa.	B. Phản ứng thế.	C. Phản ứng hóa hợp.	D. Phản ứng phân hủy.
Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ (1 tiết)
Tính chất hóa học chung của bazơ tan và bazơ không tan là:
A. Làm quỳ tím đổi màu thành xanh, phenolphtalein không màu thành hồng.
B. Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước.
Phản ứng nào sau đây tạo oxit bazơ ?
A. Nung nóng Fe(OH)3.	B. Cho NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4.
C. Cho dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với SO2.	D. Cho Al(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
Nhỏ 3 – 4 giọt phenolphtalein không màu vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch NaOH 1M. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M cho đến dư. Xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Màu dung dịch không thay đổi.
B. Màu dung dịch nhạt dần và trở thành không màu.
C. Màu dung dịch mất ngay khi vừa nhỏ dung dịch HCl vào.
D. Màu của dung dịch biến thành màu nâu.
Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt từng dung dịch nào sau đây ?
A. KCl, Ba(OH)2, KOH, K2SO4.	B. Na2SO4, Ba(OH)2, KOH, K2SO4.
C.KCl, Ba(OH)2, KOH, CaCl2.	D. KCl, Ba(OH)2, KOH, KNO3.
Cho cácbazơ sau: NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Ba(OH)2. Số bazơ tan được trong nước là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Bazơ tan được trong nước không có những tính chất hóa học nào ?
A. Làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein không màu hóa hồng.
B. Tác dụng được với dung dịch axit tạo muối và nước.
C. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng.
D. Tác dụng được với oxit axit.
Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Cu(OH)2 bởi nhiệt là:
A. CuO và H2. 	B. CuO và H2O. 	C. Cu, O2 và H2. 	D. Cu, H2O và O2
Bazơ tương ứng của của Fe2O3 và K2O lần lượt là:
A. Fe(OH)2, KOH.	B. Fe(OH)3, KOH.	C. Fe(OH)3, K(OH)2.	D. Fe(OH)2 , K(OH)2.
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) CuO + .. ® CuSO4 + H2O	b) Fe + O2 ® ....
c) SO2 + NaOH ® + 	d) P2O5 + H2O ® 
e) SO3 + KOH ®+ 	f) CO2 + Ca(OH)2® 
Cho các bazơ sau: KOH, Fe(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2. Bazơ nào tác dụng được với:
a) CO2.	b) HCl.	c) Nhiệt phân hủy.
Viết phương trình hóa học.
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ chứa riêng biệt các dung dịch sau:
a) 3 dung dịch: NaOH, Ba(OH)2, H2SO4 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
b) 4 dung dich: KOH, HCl, Na2SO4, NaCl.
Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH chỉ tạo thành muối Na2CO3 và nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng của muối Na2CO3 và dung dịch NaOH tham gia phản ứng. 
Trung hòa vừa đủ 50 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì cần 80 ml dung dịch HCl có nồng độ a (mol/lit).
a) Viết phương trình hóa học.	
b) Tính nồng độ mol của muối sau phản ứng và giá trị a.
Nhiệt phân hoàn toàn 9,8 gam đồng (II) hidroxit thu được chất rắn (A) và hơi nước.
a) Viết phương trình hóa học.	
b) Tính khối lượng của chất rắn (A). 
Bài 8: Một số bazơ quan trọng(2 tiết)
A. NATRI HIĐROXIT-NaOH
Dung dịch X làm giấy quỳ tím hóa xanh, tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng. Trong X chứa chất tan nào sau đây ?
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. BaCl2.	D. Ba(NO3)2.
Cho các phát biểu sau:
- Natri hiđroxit bị phân hủy khi đun nóng tạo oxit và nước.
- Natrihiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Natrihiđroxit được dùng để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Trong phòng thí nghiệm để điều chế NaOH ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa và có màng ngăn giữa điện cực dương và cực âm.
Số câu phát biểu đúng:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Có 3 chất rắn: NaOH, Ba(OH)2, NaCl đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn. Phương pháp nào sau đây có thể phân biệt được ba hóa chất trên:
A. Dùng nước và quỳ tím.	 B. Dùng nước, quỳ tím và dung dịch Na2SO4.
C. Dùng nước, phenolphtalein và dung dịch KNO3. D. Dùng nước, dung dịch H2SO4.
Viết PTHH cho những chuyển đổi sau:
Cho 4 gam NaOH tác dụng với 60 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được 60 ml dung dịch (A).
a) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch (A).
b) Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch (A) quỳ tím chuyển sang màu gì ?
Hòa tan 6,2 gam Na2O vào H2O thu được dung dịch 200 ml dung dịch NaOH a (mol/lít). 
a) Tính a.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần trung hòa lượng bazơ trên.
Cho 26 gam CuCl2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư). Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa.
a) Tính giá trị m.
b) Nếu lấy lượng kết tủa trên đun nóng đến khối lượng không đổi thu được lượng chất rắn là bao nhiêu ?
B.CANXI HIĐROXIT-Ca(OH)2
Dung dịch A có pH < 7 và tạo chất kết tủa khi tác dụng với dd Ba(NO3)2. Chất A là:
A. HCl. 	B. Na2SO4. 	C. H2SO4. 	D. Ca(OH)2.
Nước có hòa tan khí CO2 tạo dung dịch có giá trị:
A. pH = 7.	B. pH 7.	D. pH = 10.
Trong nọc kiến hoặc ong có chứa axit fomic (HCOOH), khi kiến hoặc ong đốt ta có thể dùng hóa chất nào sau đây để tránh bị sưng ?
A. NaCl.	B. Ca(OH)2.	C. HCl.	D. Nước.
Viết PTHH cho những chuyển đổi sau:
Bạn Hằng làm thí nghiệm như sau: Hằng thổi hơi thở mình liên tục vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong,ban đầu thấy nước vôi bị đục và sau đó chuyển dần sang trong suốt. Hãy giải thích và viết PTHH.
{Chú ý: CaCO3 bị tan trong nước có chứa CO2 theo PTHH: CO2 + H2O + CaCO3 ® Ca(HCO3)2 }
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt sau:
a) 3 dung dịch: Ca(OH)2, HCl, NaOH.
	b) 4 dung dịch: KOH, Ba(OH)2, H2SO4,Na2SO4 (chỉ dùng thêm quỳ tím)
Cho V lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M chỉ tạo thành muối Na2CO3 và nước.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng của muối Na2CO3 và giá trị V.
Trung hòa vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH thì cần 200 gam dung dịch H2SO4 19,6%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và nồng độ dd NaOH đã phản ứng.
Nhiệt phân 20 gam CaCO3 thu được m gam CaO và V lít CO2 (đktc).
a) Tính giá trị m và V biết hiệu suất phản ứng được 80%.
Tính chất hóa học chung của bazơ tan và bazơ không tan là:
A. Làm đổi màu quỳ tím thành xanh, dung dịch phenolphtalein không màu thành hồng.
B. Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước.
Phản ứng nào sau đây tạo thành oxit bazơ ?
A. Nung nóng Fe(OH)3.
B. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch H2SO4.
C. Cho dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với khí SO2.
D. Cho Al(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(OH)2 thu được chất rắn màu đen X. Cần dùng 0,02 mol H2SO4 để hòa tan hết chất rắn X. Giá trị m là:
A. 0,98.	B. 0,49.	C. 1,96.	D. 3,92.
Cho 0,23 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước tạo thành 50 ml dung dịch X và V lít khí Y
Giá trị của V là:
A. 0,112.	B. 0,224.	C. 1,12.	D. 2,24.
Nồng độ mol của dung dịch X là:
A. 0,1M.	B. 0,2M.	C. 1M.	D. 0,02M.
Thể tích thể tích HCl 0,1M cần trung hòa dung dịch chứa 0,2 mol NaOH là:
A. 1 lít.	B. 2 lít.	C. 0,1 lít.	D. 0,2 lít.
Phương trình hóa học nào sau đây dùng để sản xuất NaOH trong công nghiệp ?
A. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2.
B. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + 2H2 + Cl2
C. Na2SO4 + Ba(OH)2 ® 2NaOH + BaSO4
D. Na2CO3 + Ca(OH)2 ® 2NaOH + CaCO3
Dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2 không có tính chất nào sau đây ?
A. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
Có hai dung dịch đựng trong hai ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn là NaOH và Ca(OH)2. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt được dung dịch đựng trong lọ mất nhãn ?
A. Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm.
B. Thổi khí CO2 (có trong hơi thở) vào trong 2 ống nghiệm.
C. Nhỏ 2 – 3 giọt phenolphtalein vào 2 ống nghiệm.
D. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch quỳ tím vào 2 ống nghiệm.
Nhóm dung dịch nào sau đây đều có pH > 7 ?
A. HCl, H2SO4.	B. NaOH, Ca(OH)2.	C. NaCl, KNO3.	D. BaCl2, HCl.
Nhóm dung dịch nào sau đây đều có pH < 7 ?
A. dung dịch H2S, nước chanh ép, giấm ăn.	B. dung dịch NaCl, nước cất.
C. dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2.	D. dung dịch NaCl, giấm ăn.
Na2O và CaO không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Tác dụng với nước tạo thành bazơ tan được trong nước.
B. Tác dụng với dung dịch axit (HCl, HNO3, ) tạo thành muối và nước.
C. Tác dụng với oxit axit (CO2, SO2, ) tạo thành muối.
D. Phản ứng với oxit bazơ (CuO, FeO, ) tạo thành muối.
CO2 và SO2 không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Làm đục nước vôi trong.	B. Tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
C. Tác dụng với oxit bazơ (BaO, Na2O, ) tạo thành muối.
D. Tác dụng với oxit axit (P2O5, SO3, ) tạo thành muối.
Dung dịch HCl tác dụng với chất nào sau đây tạo thành dung dịch màu nâu đỏ ?
A. Quỳ tím.	B. Fe2O3.	C. Cu(OH)2.	D. Zn.
Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ?
A. CuO.	B. NaOH.	C. Quỳ tím.	D. Ba(OH)2.
Bài 9: Tính chất hóa học của muối (1 tiết)
Có thể điều chế FeCl2 từ cặp chất nào nào sau đây?
A. Fe và HCl	B. Fe và Cl2	C. Fe(OH)3 và HCl	D. Fe2O3 và HCl
Dung dịch muối CuCl2 không có tính chất hóa học nào sau đây ?
A. Tác dụng với kim loại Zn, Fe tạo thành muối mới và kim loại mới.
B. Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối mới và axit mới.
C. Tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành 2 muối.
D. Tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành bazơ mới và muối mới.
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?
A. Mg + CuCl2 	B. KMnO4 
C. AgNO3 + NaCl	D. ZnCl2 + H2SO4 
Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng trao đổi giữa các chất trong dung dịch tạo thành chất khí ?
A. NaCl + AgNO3	B. BaCl2 + H2SO4	
C. FeCl3 + NaOH	D. Na2SO3 + HCl
Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng trao đổi giữa các chất trong dung dịch tạo thành chất rắn không tan trong nước và axit ?
A. CuCl2 + Mg	B. BaCl2 + K2SO4	C. HCl + NaOH	D. Na2CO3 + HCl
Cho 10 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 10 ml dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là 
A. 4,9 g.	B. 0,49 g.	C. 0,98 g.	D. 9,8 g.
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. HCl và Na2CO3.	B. NaOH và MgSO4.	C. AgNO3 và
Cho những muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào tác dụng với:
a) dung dịch NaOH.	b) dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết phương trình hóa học.
Bài 10: Tính chất hóa học của muối – Muối natri clorua (1 tiết)
Muối NaCl rắn phản ứng được với tất cả các các chất, dung dịch trong nhóm nào sau đây ?
A. dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HCl.	B. dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2.
C. Fe, Zn.	D. H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3.
Trường hợp nào sau đây có phản ứng xảy ra ?
A. AgNO3 + NaCl.	B. KOH + NaCl.	C. HCl + NaCl.	D. Ca(NO3)2 + NaCl
Bài 11: Luyên tập(1 tiết)
Bài 12: Phân bón hóa học (1 tiết)
Phân bón nào sao đây là phân đạm ?
A. Ure [(NH2)2CO].	B. KCl.	C. Ca(H2PO4)2.	D. K2SO4.
Hàm lượng (phần trăm khối lượng) nitơ trong phân bón nào sau đây cao nhất ?
A. CO(NH2)2.	B. NH4NO3.	C. (NH4)2SO4.	D. KNO3.
Phân bón nào sau đây thuộc loại phân bón kép ?
A. KCl.	B. Ca(H2PO4)2.	C. KNO3.	D. (NH4)2SO4.
Bài 13: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (1 tiết)
Bài 14: Bài thực hành 2: Tính chất hóa học của bazơ và muối (1 tiết)
Bài 15: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (2 tiết)
Dung dịch CuCl2 có thể có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. H2SO4 loãng, NaOH, Fe, KNO3.	B. H2SO4 đặc, KOH, Mg, AgNO3.
C. Ba(OH)2, KOH, Zn, AgNO3.	D. HNO3 đặc, Ca(OH)2, Al, Na2SO4.
NaOH có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH có thể làm khô chất khí ẩm nào sau đây ?
A. CO2.	B. HCl.	C. SO2.	D. H2.
NaOH và Ca(OH)2 không phản ứng với cặp chất nào sau đây ?
A. H2S, H3PO4.	B. SO2, P2O5.	C. FeCl3, MgSO4.	D. KNO3, BaCl2.
Muối đồng (II) sunfat khan CuSO4 có màu trắng. Muối đồng (II) sunfat ngậm 5 phân tử nước CuSO4.5H2O có màu xanh. Để nhận biết xăng có lẫn nước hay không ta có thể dùng chất nào sau đây là rõ nhất ?
A. H2SO4 đặc.	B. CaO.	C. NaOH.	D. CuSO4.
Cho hỗn hợp bột Zn, ZnCO3 và ZnO tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được khí Y. Thành phần chủ yếu của khí Y là:
A. H2 và HCl.	B. CO2 và HCl.	D. H2 và CO2.	D. H2, CO2 và HCl.
NaOH rắn có khả năng hút ẩm rất mạnh nên có thể dùng để làm khô một số chất. NaOH có thể dùng làm khô chất khí ẩm nào sau đây ?
A. CO2.	B. HCl.	C. SO2.	D. H2.
NaOH và Ca(OH)2 không phản ứng với cặp nào sau đây ?
A. H2S, H3PO4.	B. SO2, P2O5.	C. FeCl3, MgSO4.	D. KNO3, BaCl2.
H2SO4 đặc, nóng có tính chất khác với dung dịch H2SO4 loãng nào sau đây ?
A. Tác dụng với hẫu hết kim loại Cu, Ag, Fe,  thường giải phóng khí SO2, muối sunfat và nước.
B. Tác dụng với các bazơ Ba(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2,  tạo thành muối sunfat và nước.
C. Tác dụng với Na2CO3, CaCO3,  giải phóng khí CO2, muối sunfat và nước.
D. Làm quỳ tím hóa đỏ.
Phản ứng nào sau đây chỉ là của H2SO4 đặc
A. H2SO4 + Fe ® FeSO4 + H2. 	B. H2SO4 + FeO ® FeSO4 + H2O.
C. 6H2SO4 + 2Fe ® Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.	D. H2SO4 + 2NaOH® Na2SO4 + 2H2O.
Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_chuong_1.docx