Đề cương ôn tập và Đề kiểm tra học kỳ II môn Hoá 8

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1195Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập và Đề kiểm tra học kỳ II môn Hoá 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập và Đề kiểm tra học kỳ II môn Hoá 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN HOÁ 8
I/Lí thuyết :
Tính chất hoá học của oxi? viết phương trình phản ứng?
Điều chế oxi trong PTN?Phản ứng phân huỷ?
Oxit? Sự oxi hoá? sự cháy?
Tính chất hóa học của Hidro ?viết phương trình phản ứng ?
Tính chất hóa học của nước ? Biết PTHH minh họa ?
Điều chế hidro trong PTN ? Viết PTHH ?
Thành phần của oxit, axit, bazơ, muối ? Phân loại ? viết CTHH và đọc tên(Cho ví dụ minh họa)
Khái niệm về độ tan, nồng độ %, nồng độ mol/lit ?Công thức tính ?
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan các chất trong nước ?
II/ Bài tập :Làm lại các dạng bài tập: 
-Viết phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học của oxi, hidro, nước
-Viết phương trình phản ứng thực hiện chuyển hoá
-Nhận biết các chất khí: oxi, hidro, khí cacbon- đi oxit , các loại chất rắn : CaO , Fe2O3 , N2O5
-Tính nồng độ % và nồng độ mol/lit.
-Tính theo phương trình hoá học,làm lại các bài tập tính theo PTHH trong các bài đã học trong học kì II
Bài 1) Viết phương trình hoá học biểu diễn dãy biến hoá sau :
a) S → SO2 → H2SO3
b) Ca → CaO → Ca(OH)2
Bài 2) ở 200C, hoà tan 60g KNO3 vào 190 g H2O thì thu được dung dịch bão hoà. Hãy
tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó.
Bài 3) Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95%
cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được.
(Biết H = 1, C = 12, O = 16, Fe = 56, K= 39,N = 14)
Bài 4) Để điều chế khí hidro người ta cho 5,6g sắt tác dụng với axit sunfuric loãng lấy dư. Sau đó dẫn toàn bộ khí thu được qua 1,6g đồng (II) oxit nung nóng 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Tính thể tích khí H2 (ở đktc) thu được ?
Tính khối lượng đồng tạo thành sau phản ứng?
Bài 5) Cho 8,1 g Al tác dụng với dung dịch có chứa 21,9 g HCl
a) Hoàn thành phương trình hoá học.
b) Sau phản ứng chất nào còn dư ? Dư bao nhiêu gam ?
c) Tính khối lượng AlCl3 tạo thành.
d) Lượng khí hiđro sinh ra ở trên có thể khử được bao nhiêu gam CuO.
(Biết Al = 27,H = 1,Cu = 64, O = 16, Cl = 35,5).
THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN :HOÁ 8
Nội dung
Mức độ kiến thức , kĩ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Oxi-Không khí - Sự oxi hoá , sự cháy
Câu 8
0,5đ
Câu 9a
1,0đ
2
1,5 đ
Điều chế Hidro-Phản ứng thế
Câu 6
0,5đ
Câu10a
0,5đ
Câu10b
1,0 đ
3
2,0 đ
Phản ứng oxi hoá-khử
Câu10d
1,0 đ
Câu10a
0,5 đ
Câu 10c
1,0 đ
3
2,5 đ
Nước – Tính chất của nước
Câu4,7
1,0 đ
2 
1,0 đ
Oxit-Axit-Bazơ-Muối
Câu1
0,5 đ
Câu 9b
1,0 đ
2
1,5 đ
Độ tan - Nồng độ dung dịch
Câu 3
0,5 đ
Câu2,4
1,0
3
1,5 đ
Tổng
3
1,5 đ
2
2,0 đ
3
1,5 đ
3
2,0 đ
2
1,0 đ
2
2,0 đ
15
10,0 đ
Trường: Phan Thúc Duyện 
Họ và tên:
Lớp:
Phòng thi: - SBD: 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2008- 2009
 MÔN: HOÁ HỌC - LỚP: 8
 Thời gian: 45 phút
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ
I.TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em chọn là đúng nhất:
Câu 1. Nhóm các chất nào sau đây chỉ gồm các oxit?
A. CaO , NaOH , CO2 , Na2SO4 B. Fe2O3 , O3 , CaCO3 , CO2
C. CaO , CO2 , Fe2O3 , SO2 D. CO2 , SO2 , Na2SO4 , Fe2O3
Câu 2. Cho 0,1 mol Na2O tác dụng với nước . Số gam NaOH tạo thành sau phản ứng:(cho Na = 23 , O = 16, H = 1)
A. 4g B. 0,4g C. 8g D. 0,8g
Câu 3. Độ tan của 1 chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó tan trong 100 g nước. B. Số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch.
C. Số ml chất đó tan trong 100 ml dung dịch. D. Số lít chất đó tan trong 1 lít dung dịch.
Câu 4. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 chất rắn sau : CaO, P2O5, Al2O3
A. Quỳ tím ; B. Nước ; C. Quỳ tím và nước; D. Dung dịch HCl.
Câu 5. Hoà tan 20g đường vào 180 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch đường là
A. 10%. B. 15%. C. 12%. D. 20%.
Câu 6. Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau :
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (1)
HCl + NaOH → NaCl + H2O (2)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)
Phản ứng nào là phản ứng thế ?
A. (1, 2) ; B. (1, 3) ; C (2,3) D (1,2,3)
Câu 7. Cặp chất sau đều tác dụng với nước để tạo thành dung dịch axit:
A. ZnO , SO3 B. Na2O , CaO C. CaO, SO2 D. SO3 , P2O5
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng :
Nguyên liệu dùng để điều chế Oxi trong PTN là H2O và KMnO4
Không khí là hỗn hợp gồm nhiều hợp chất trộn lẫn nhau
Khí oxi hoá hợp với hidro tạo thành nước
Sự oxi hoá là sự tác dụng của một chất với oxi và phát sáng
II)Tự luận:(6đ) 
Câu 9. Viết phương trình hoá học biểu diễn dãy biến hoá sau (2đ)
a) S → SO2 → H2SO3
b) Đọc tên sản phẩm trong mỗi phản ứng?
Câu 10. (4 điểm) Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 tạo thành qua 16gam CuO nung nóng.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. (1đ)
b. Tính thể tích khí H2 tạo thành? (1đ)
c. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. (1đ)
 d. Cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử ? chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi-hóa? 
(1đ) ( Biết Zn = 65 , Cu = 64 , O = 16 )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B 
C
A 
C
A
B 
D 
C 
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II- TỰ LUẬN: (6,0điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
9
 S + O2 à SO2
 SO2 + H2O à H2SO3
SO2 lưu huỳnh đioxit
 H2SO3 axit sunfurơ
0.5đ
0.5đ
 0.5đ
0.5đ
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 
H2 + CuO à Cu + H2O
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 (1)
 0,1 mol 0,1mol
 nZn= = 0,1(mol)
 Từ (1) : VH2 = 0,1. 22,4 = 2,24l
H2 + CuO à Cu + H2O (2)
1mol 1mol 1mol
 0,1mol 0,2 mol 0,1mol
 nCuO = = 0,2 mol
Lập tỉ lệ : H2 phản ứng hết
Từ (2) : mCu = 0,1.64 = 6,4g
d) Phản ứng oxi hoá - khử :
 H2 + CuO à Cu + H2O
 chất khử chất oxi hoá
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_VA_DE_THI_HKII_MON_HOA_HOC_8.doc