Kiểm tra học kì I Hóa 8 - Tiết 36

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I Hóa 8 - Tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I Hóa 8 - Tiết 36
 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I 
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ cao
Chương I. Chất – nguyên tử - phân tử
(14 tiết)
1
 2đ 
1
 3đ
Chương II. Phản ứng hoá học.
(6 tiết)
1 
 1đ 
1
 2đ 
Chương III. Mol và tính toán hoá học.
(9 tiết)
 1
 1đ
1
 1đ
II. Đề kiểm tra
C©u 1 ( 4 điểm): 
Nguyên tử là gì? Nêu khái niệm nguyên tử khối?
Đốt cháy 1,6 g lưu huỳnh trong không khí thu được khí lưu huỳnh đioxit (SO2). 
- Viết phương trình hoá học của phản ứng. 
 - Tính thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc. 
Câu 2 ( 3 điểm): Lập công thức hoá học hợp chất sau: 
Hợp chất A có thành phần : 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Cho biết khối lượng mol phân tử của hợp chất đó.
 Hợp chất khí B có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Tỉ khối của khí B so với Hiđro là 8,5.
Câu 3 ( 3 điểm): a. Phát biểu ĐLBTKL 
 b. Cân bằng các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau: 
	 Zn + HCl ------ > ZnCl2 + H2 
 FexOy + HCl ------ > FeCl2y/x + H2O
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 4điểm)
 a)- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. Gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ là các electron mang điện tích âm. (0,5đ)
 - Nêu khái niệm nguyên tử khối:Là khối lượng của nguyên tố tính bằng đơn vị cacbon. Mổi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. (1đ)
	Ví dụ: Nguyên tử khối của hidro là 1 đvC. (0,25đ)
	Nguyên tử khối của oxi là 16 đvC. (0,25đ)
 b.Đốt cháy 1,6 g lưu huỳnh trong không khí thu được khí lưu huỳnh đioxit (SO2).
- Viết phương trình hoá học của phản ứng..
 S + O2 → SO2 (0,25đ)
Tính thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc. 
 Số mol của lưu huỳnh: (0,25đ)
 nS = mS : MS = 1,6 : 32 = 0,25 (mol) (0,5đ)
PTHH có tỉ lệ số mol là 1:1: 1 nên ta có số mol các chất bằng nhau và bằng 0,05 mol
[Hoặc theo PTHH ta có = nS = 0,05 (mol)] (0,25đ)
	Thể tích khí thu được ở đkc là: (0,25d)
	V = n x 22,4 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (lit) (0,5đ)
(HS giải cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 2: ( 3 diiểm) 
 a) Lập được công thức hoá học và tính khối lượng mol phân tử của hợp chất: 
 	 Fe2O3 MFe2O3 = 160 g ( 1,5 điểm)
	 b) Lập công thức hoá học của hợp chất NH3 ( 1,5 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm) 
 a) Phát biểu ĐLBTKL: 
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng (1đ)
b) Cân bằng các PTHH theo sơ đồ phản ứng: 
	 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1 điểm)
 FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O ( 1điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoa_8.doc