Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 1 và 2)

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 1 và 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 1 và 2)
	TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 	LỚP ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 – 2016
	KHOA SƯ PHẠM	BÀI ÔN LÝ THUYẾT (LẦN 2)
Sưu tầm và biên soạn: Trần Văn Thanh Hoài
Câu 1: Cho các chất: isobutan, isobutilen, isopren, vinyl axetilen, đivinyl, metylxiclopropan, toluen, naphtalen, xiclohexan, xiclohexen. Trong số các chất trên, số chất phản ứng được với nước brom là
 	A. 7.                           B. 6.                         C. 4.                           D. 5. 
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Cho Mg tác dụng với khí SO2 nung nóng. 2. Sục khí H2S vào dung dịch nước clo.
3. Sục khí SO2 vào dung dịch nước brom. 4. Nhiệt phân hoàn toàn muối Sn(NO3)2.
5. Thổi oxi đi qua than đốt nóng đỏ. 6. Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4. 
7. Sục khí clo vào dung dịch NaBr. 8. Nhiệt phân KClO3 ( xt: MnO2 ).
Số thí nghiệm mà sản phẩm cuối cùng luôn có đơn chất là
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 3: Cho các nhận xét	1. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau
2. Nhận biết dd glucozơ và fructozơ có thể dùng PƯ tráng gương.	
3. Trong amilozơ chỉ có một loại liên kết glicozit 4. Saccarozơ được xem là một đoạn mạnh của tinh bột. 
5. Trong mỗi mắt xích xenlulozơ có 3 nhóm –OH
6. Quá trình lên men rượu được thực hiện trong môi trường hiếu khí	
7. Tơ visco thuộc loại tơ hoá học 	8. Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian. 	Số nhận xét đúng là:	A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 4: Trong các trường hợp sau trường hợp nào không thu được muối Fe3+?
	A. Cho kim loại Fe vào dd CuSO4 dư.	B. Cho kim loại Fe vào dd H2SO4 đặc, nóng, dư.
	C. Cho kim loại Fe vào dd HNO3 loãng, dư.	D. Cho kim loại Fe vào dd AgNO3 
Câu 5: Cho các vật liệu sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; tơ enang; nhựa novolac; tơ visco; tơ olon; tơ nilon-6. Trong các vật liệu trên, số vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là	
	A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 7.
Câu 6: Cho các cặp chất sau đây phản ứng với nhau: (1) KBr + dd H2SO4 đặc, nóng
	(2) Cl2 + dd Ca(OH)2	(3) SO2 + dd KMnO4	 (4) CO2 + nước Gia-ven	
	(5) FeS + dd HNO3 đặc, nóng	(6) dd NH3 + dd AlCl3 	(7) CH3CHO + dd AgNO3/NH3,to
	(8) CH2=CH2 + dd KMnO4	(9) Cu + dd Fe(NO3)3	(10) Na2SO3 + dd H2SO4 đặc, nóng. 
Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là	A. 8.	B. 9.	C. 7.	D. 6.
Câu 7: Chất hữu cơ X có CTPT C4H6O4 (chỉ chứa một loại nhóm chức) tác dụng với NaOH theo phản ứng: X + 2 NaOH 2 Y + Z. Biết Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Phát biểu không đúng là:
	A. Y có thể là ancol.	B. Y có thể tham gia phản ứng tráng gương. 
	C. Z có thể tham gia phản ứng tráng gương.	D. Z có thể là ancol
Câu 8: Cho dãy các chất: benzyl axetat, vinyl axetat, metyl fomat, anlyl clorua, phenyl fomat, isopropyl clorua, triolein, anlyl fomiat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là	A. 3.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Câu 9: Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía ?
A. Phèn chua.	B. Khí sunfurơ.	C. Vôi tôi.	D. Khí cacbonic.
Câu 10: Cho các PƯ sau:	(a) CuO + HCl (đặc) →               (b)  K2Cr2O7  +  HCl (đặc)  →
	(c) Cu  +  NaNO3  +  HCl  →                 (d)  Zn  +  H2SO4 (loãng)     →
	(e) Mg  +  HNO3(loãng)   →                     (g)  CaCO3  +  HNO3 (đặc)  →
	(h) FeCO3  +  H2SO4 (loãng)     →             (i)   FeSO4  + KMnO4 + H2SO4 (loãng)  →
 Số phản ứng mà ion H+ của acid đóng vai trò chất oxi hóa là          A. 1.     B. 3.      C. 2.        D. 4.
Câu 11: Thực hiên phản ứng thủy phân a mol mantozơ trong môi trường axit (hiệu suất thủy phân là h), sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hết với AgNO3/ NH3 dư thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất (h) với a và b là:
	A. h = (b - a)/2a	B. h = (b - 2a)/2a	C. h = (2b - a)/a	D. h = (b - a)/a
Câu 12: Cho các chất sau: Al2O3, Cr(OH)3, KHS, Zn, ZnO, Cr2O3, NH4Cl, (NH4)2CO3, NaH2PO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất lưỡng tính là	A. 6.	B. 9.	C. 8.	D. 7.
Câu 13: Cho các chất sau: anilin, alanin, mononatri glutamat, etyl amoni clorua, lysin, etyl axetat, phenyl axetat. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng; vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng, nóng là	A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 14: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dd thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg ?	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 15: Điện phân một dd gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dd sau điện phân chứa các ion nào ?
	A. Na+, SO42-, Cl-.	B. Na+ , SO42-, Cu2+ 	C. Na+, Cl-.	D. Na+, SO42-, Cu2+, Cl-.
Câu 16: Trong số các phát biểu sau:
(a) Đồng trùng hợp hexametylenđiamin và axit ađipic thu được tơ nilion-6,6. 
(b) Tơ visco và tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
(c) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được polime dùng sản xuất cao su buna-N. 
(d) Sản phẩm trùng hợp metyl metacrylat được dùng để chế tạo tơ tổng hợp.
(e) Tơ nilon-7, tơ capron và nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit. 
Các phát biểu đúng là	A. (a), (d), (e).	B. (b), (d), (e).	C. (a), (b), (c).	D. (b), (c), (e).
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.
	B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
	C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.
	D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.
(b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.
(c) Oxi hóa ancol bậc hai bằng CuO (to) thu được xeton.
(d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.
(e) Phản ứng cộng H2O từ etilen dùng để điều chế ancol etylic trong công nghiệp.
(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.
 Số phát biểu đúng là	A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3
Câu 19: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O2. Khi cho a mol X tác dụng với Na dư thì thu được 22,4a lít H2 (đktc). Mặt khác a mol X tác dụng vừa đủ với a lít dung dịch KOH 1M. Số chất X thỏa mãn là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 20: Khi sản xuất Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl, người ta trộn thêm 3 phần khối lượng CaCl2 vào 2 phần khối lượng NaCl với mục đích chính là:
	A. Loại các tạp chất, thu được Na tinh khiết hơn.	B. Tạo dung dịch dẫn điện tốt hơn NaCl nóng chảy.
	C. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của NaCl.	D. Bảo vệ điện cực không bị oxi hóa.
Câu 21. Cho các phát biểu sau: (a) Dd natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.
	(b) Dung dịch acid axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.
	(c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton.
	(d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.
	(e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp.
	(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.
 Số phát biểu đúng là          	A. 3.    	B. 4. 	C. 2.              D. 5.
Câu 22: Dẫn hỗn hợp khí X gồm CO và H2 (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp ZnO, CuO, K2O, SnO, Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y trong đó chất A có phân tử khối lớn nhất. Phân tử khối của A là:	A. 135	B. 119	C. 150	D. 138
Câu 23:Trong các chất sau: etanol, vinyl axetat, vinyl axetilen, butan, 1,3- điclobutan, isobutan, xiclobutan. Các chất mà chỉ bằng 2 phương trình phản ứng có thể điều chế được caosubuna là:
	A. etanol, butan, isobutan, xiclobutan, 1,3- điclobutan. B. etanol, vinyl axetilen, butan, 1,3-điclobutan. 	C. etanol, vinyl axetilen, butan. D. etanol, vinyl axetat, vinyl axetilen, butan, 1,3- điclobutan. 
Câu 24: Cho các thí nghiệm sau: 	(1) Cho từ từ bari vào dung dịch chứa HCl dư.
(2) Cho nhôm vào dung dịch NaOH.	(3) Cho etyl axetat vào dung dịch NaOH, đun nóng.
(4) Cho natri tác dụng với nước.	(5) Cho sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ lớn hơn 5700C.
Có bao nhiêu thí nghiệm nước là chất oxi hóa?	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 25: Cho các chất: 	(1) dung dịch KOH (đun nóng); 	(2) H2/ xúc tác Ni, to; 
(3) dd H2SO4 loãng (đun nóng); (4) dd Br2; (5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng	 (6) Na
Triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 26: Khẳng định nào sau đây là đúng ?	(1) Cu có thể tan trong dd Fe2(SO4)3 .
	(2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 Fe3O4 trong đó số mol Cu bằng tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dd HCl.
	(3) Dd AgNO3 không tác dụng được với dd Fe(NO3)2.
	(4) Cặp oxi hóa khử MnO4-/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+
	A. Tất cả đều đúng.	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2).	D. (1), (3).
Câu 27: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các chất lỏng và dd riêng biệt: glixerol, etanol, glucozơ, dung dịch anilin, lòng trắng trứng. 
	A. Na và dd Br2.	B. Na và dd AgNO3/NH3.	
	C. dd AgNO3/NH3 và Cu(OH)2.	D. dd Br2 và Cu(OH)2
Câu 28: Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ?
	A. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O. 	B. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2. 
	C. Ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2.	D. Ở catot (-): Na2O và ở anot (+): O2 và H2O.
Câu 29: Dãy gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
	A. amilopectin, glicogen, poli(metyl metacrylat).	B. amilopectin, glicogen.
	C. tơ visco, amilopectin, poli isopren.	D. nhựa novolac, tơ nitron, poli(vinyl clorua).
Câu 30: Điện phân dd hỗn hợp gồm HCl, NaCl, CuCl2, FeCl3. Thứ tự các quá trình nhận electron trên catot là
	A. Cu2+, Fe3+, H+, Na+, H2O.	B. Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+, H2O.
	C. Fe3+, Cu2+, H+, Na+, H2O.	D. Cu2+, Fe3+, Fe2+, H+, H2O.
Câu 31: Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, caosu buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là
	A. 7.	B. 6.	C. 4.	D. 5.	
Câu 32: Cho viên Zn vào dd H2SO4, sau đó thêm vài giọt CuSO4 vào. Viên Zn bị ăn mòn theo kiểu:
	A. Cả ăn mòn hóa học lẫn ăn mòn điện hóa	B. Ăn mòn điện hóa
	C. Ăn mòn vật lí	D. Ăn mòn hóa học
Câu 33: Nối một thanh Al với một thanh Cu bằng dây dẫn điện, nhúng hai thanh trong dd
HCl, sẽ quan sát được hiện tượng:
	A. Thanh Al tan nhanh, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Cu nhiều hơn.
	B. Thanh Cu tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.
	C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.
	D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al.
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 mol alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amnio axit đuôi là Phe. Thủy phân từng phần thu được các đipeptit Met–Gly, Gly–Ala và Gly–Gly. Cấu tạo của X là
	A. Met–Gly–Ala–Gly–Phe.	B. Phe–Gly–Gly– Ala–Met. 
	C. Met–Ala –Gly–Gly–Phe.	D. Met–Gly–Gly–Ala–Phe.
Câu 35: Có 6 dd riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dd một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là 	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 36: Phát biểu không đúng là : 
	A. Valin là aminoaxit có 5 nguyên tử cacbon trong phân tử.
	B. Keratin là protein hình sợi, không tan trong nước.
	C. Có thể tạo được tối đa 4 đipeptit mạch hở từ H2N-CH2-CH2-COOH và H2N-CH2-COOH.
	D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric với pentozo .
Câu 37: Khi điện phân dung dịch CuSO4 (cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng than chì) thì
	A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử Cu.
	B. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.
	C. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cu.
	D. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình khử H2O.
Câu 38: Cho các ion sau: Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi hóa yếu nhất lần lượt là	
	A. Pb2+ và Ni2+.	B. Ag+ và Zn2+.	C. Ni2+ và Sn2+.	D. Pb2+ và Zn2+.
Câu 39: Trong các tơ sau: tơ xenlulozơ triaxetat, tơ capron, tơ vinylic, tơ tằm, tơ visco, tơ lapsan, tơ nitron, tơ enang, bông, tơ nilon - 6,6. Có bao nhiêu tơ là tơ hóa học?	A. 7.	B. 6.	C. 8.	D. 2.
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm: 
	(1) Nhúng thanh Zn vào dd AgNO3. 	(2) Cho vật bằng gang vào dd HCl.
	(3) Cho Na vào dd CuSO4. (4) Để miếng tôn( Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
	(5) Cho đinh sắt vào dd H2SO4 2M.	(6) Cho Mg vào dd FeCl3 dư
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 41: Cho các chất: C2H2, C2H4, HCHO, HCOOH, HCOOCH3, glucozơ, saccarozơ, frutozơ, CH3NH3Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được chất kết tủa là:
	A. 6	B. 7	C. 8	D . 5
Câu 42: Ngâm lá Zn trong dd HCl, sau đó thêm vài giọt dd CuSO4 vào. Trong quá trình thí nghiệm trên
	A. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
	B. lúc đầu xẩy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xẩy ra thêm hiện tượng ăn mòn hóa học.
	C. lúc đầu xẩy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xẩy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
	D. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
Câu 43: Cho các chất (kí hiệu là chất X): p-HOC6H4CH2OH, CH3COOC6H5, C6H5NH3Cl, CH3COONH4, ClH3NCH2COOH, axit glutamic, axit adipic (các gốc C6H4, C6H5 là gốc thơm). Số chất phản ứng với dung dịch NaOH dư theo tỉ lệ mol nX: nNaOH= 1: 2 là:	A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 44: Phản ứng nào dưới đây không đúng?
	A. Fe + 3Ag+ (dư) ® Fe3+ + 3Ag	B. Mg (dư) + 2Fe3+ ® Mg2+ + 2Fe2+
C. Fe + 2Fe3+®3Fe2+	D. Cu + 2Fe3+ ® Cu2+ + 2Fe2+
Câu 45: Cho các chất: stiren, phenol, glucozơ, vinyl axetilen, saccarozơ, benzen, axit fomic, anilin, glixerol, metyl metacrylat. Số chất có thể làm mất màu nước brom là 	A. 5.	 B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Khi điện phân các chất nóng chảy thì ở catot các cation kim loại nhận electron.
	B. Khi điện phân các chất nóng chảy thì ở anot các anion nhường electron.
	C. Khi điện phân thì ở trên các bề mặt điện cực xảy ra quá trình oxi hóa – khử.
	D. Khi điện phân các dd muối trong nước thì cực dương bị ăn mòn.
Câu 47: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là
	A. thiếc. B. cả 2 đều bị ăn mòn như nhau.	C. sắt.	D. không kim loại nào bị ăn mòn.
Câu 48: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào sắt bị gỉ chậm nhất?
	A. Sắt tráng kẽm. B. Sắt tráng thiếc.	C. Sắt tráng niken.	 D. Sắt tráng đồng.
Câu 49: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Cho Cu2+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư ) không thu được kết tủa.
B. Nhôm và Crom tác dụng với HCl đều có cùng tỷ lệ mol ( kim loại với axit ) là 1: 3.
C. Cho kim loại Fe(dư) vào dung dịch AgNO3 thu được muối Fe2+.
D. Cho Al3+ tác dụng với dung dịch NaOH (dư ) không thu được kết tủa.
Câu 50: Có ba dd: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng dd HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?	 	A. 4. 	B. 5. 	C. 6. 	D. 3.
Câu 51: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp BaO, Al2O3 và FeO đốt nóng thu được chất rắn X1. Hoà tan chất rắn X1 vào nước thu được dd Y1 và chất rắn E1. Sục khí CO2 dư vào dd Y1 thu được kết tủa F1. Hoà tan E1 vào dd NaOH dư thấy bị tan một phần và còn chất rắn G1. Cho G1 vào dd AgNO3 dư (coi CO2 không phản ứng với nước). Tổng số phản ứng xảy ra là	A. 7 	B. 6	C. 8 	D. 9
Câu 52: Cho các cặp dd: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Có bao nhiêu cặp xảy ra phản ứng?	
	A. 3 cặp 	B. 2 cặp 	C. 4 cặp 	D. 5 cặp
Câu 53: Cho các polime: sợi bông, cao su buna, protein, tinh bột, PE, tơ visco, PVC, tơ axetat, len, tơ tằm. Số polime thuộc loại tơ là	A. 4	B. 6	C. 3	D. 5
Hóa học! Sự kết hợp giữa khoa học, nghệ thuật và bất ngờ!

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_thi_THPT_quoc_gia_2016_ly_thuyet2.doc
  • docOn_thi_Ly_thuyet_THPT_quoc_gia_2016.doc