MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II – LỚP 10 Đề 01 A. PHẦN CHUNG (HS buộc phải làm câu 1, 2, 3, 4, 5) Câu 1 (1 điểm) Viết phương trình theo yêu cầu: Chứng minh SO2 có tính khử (1 phương trình). Điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm (1 phương trình). Câu 2 (2 điểm) Bổ túc các phương trình phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): S + F2 → ......... H2S + ........ → S + ........ Cl2 + ......... → NaClO + ........ NaCl + .........→ ..........+ HCl Cu + ..........→ .........+ SO2 +....... FeS2 + O2 → .........+ ........ .........+ O2 → CO2 + ........ Ag + ......... → ........+ O2 Câu 3 (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau đây: K2SO3, HCl, K2SO4, KI, KCl. Câu 4 (1 điểm) Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: C (r) + H2O (k) CO (k) + H2 (k) ∆H > 0 Cân bằng dịch chuyển theo chiều nào (không cần giải thích) khi biến đổi một trong các điều kiện sau: A. Giảm nhiệt độ. B. Giảm áp suất chung. C. Thêm lượng CO vào. D. Dùng chất xúc tác. Câu 5 (2 điểm) Cho hỗn hợp A gồm hai kim loại nhôm và đồng tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 3,31 gam hỗn hợp muối sunfat và 0,56 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. B. PHẦN RIÊNG (HS chọn 1 trong 2 phần) I/ Phần I : (Chương trình chuẩn) (2đ) Cho 17,6 gam FeS tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được dung dịch A và khí B. Tính thể tích khí B (đktc) sinh ra. Cho toàn bộ khí B vào 19,6 gam dung dịch KOH 40%. Xác định chất thu được sau phản ứng và tính khối lượng của từng chất. II/ Phần II : (Chương trình nâng cao) (2đ) Nung nóng 2,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m (gam) hỗn hợp gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp này bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được 1,12 lít SO2 (đktc). Tính giá trị của m. Đề số 2 Câu 1 (1 điểm) Viết phương trình theo yêu cầu: a. Viết phương trình chứng minh clo (Cl2) có tính oxi hóa. (1 phương trình). b. Điều chế khí oxi (O2) trong phòng thí nghiệm (1 phương trình). Câu 2 (2 điểm) Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): Câu 3 (1 điểm) Bằng phương pháp hóa học, nhận biết dung dịch mất nhãn sau: Na2SO3, H2SO4, K2SO4, NaI, KNO3. Câu 4 (1 điểm) Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: 2SO2(K) + O2(K) 2SO3(K) ∆H<0 Cân bằng dịch chuyển theo chiều nào (không cần giải thích) khi biến đổi một trong các điều kiện sau: Giảm nhiệt độ. Giảm áp suất chung. Thêm lượng O2 vào. Dùng chất xúc tác Câu 5 (2 điểm) Cho 9 (g) hỗn hợp gồm nhôm và magie tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được khí SO2 (đktc) duy nhất và 52,2g muối. Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu Tính nồng độ mol (CM) của dung dịch H2SO4 đã dùng Câu 6 (2 điểm) Dẫn khí SO2 qua dung dịch Ba(OH)2 2M thu được 2,17 gam kết tủa và dung dịch D. Cho NaOH đến dư vào dd D thì thu được thêm 6,51 gam kết tủa. Tính thể tích SO2 (đktc) và thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng. Câu 7: (1 điểm) Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Tính V? Đề số 3 Câu 1: (1đ) Viết phương trình chứng minh H2S có tính khử mạnh. Tại sao khi sục khí O3 vào dd KI có nhỏ vài giọt hồ tinh bột thì dung dịch chuyển sang màu xanh? Câu 2: (2đ) Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau Câu 3: (1đ) Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng pp hóa học: H2SO4, Na2SO3, Na2SO4, NaCl, NaNO3. Câu 4: (1đ) Cho cân bằng sau đây: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k), ∆H > 0 Hỏi cân bằng dịch chuyển theo chiều nào (không cần giải thích) nếu: Tăng nồng độ N2 Giảm áp suất... Giảm nhiệt độ Thêm xúc tác (oxit sắt) Câu 5: (2đ) Cho 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại là magie và nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 8,96 lít khí SO2 (đktc) và hỗn hợp muối. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã dùng. Câu 6: (2đ) Cho 8 gam FeS vào 100 ml dung dịch axit HCl thì thu được dung dịch A và khí B. Tính thể tích khí B (đktc) sinh ra. Cho toàn bộ khí B vào 19,6 gam dd KOH 40%. Xác định chất tạo thành và tính khối lượng của từng chất. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Xác định tên kim loại M? Đề số 4 Câu 1: (1đ) Viết phương trình chứng minh S có tính oxi hóa. Viết phương trình điều chế O2 trong phòng thí nghiệm. Câu 2: (2đ) Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Câu 3: (1đ) Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng pp hóa học: Na2CO3, Na2SO4, Ba(OH)2, KNO3, NaCl. Câu 4: (1đ) CO2 (k) + H2 (k) CO (k) + H2O (k) , ∆H > 0 Hỏi cân bằng dịch chuyển theo chiều nào (không cần giải thích) nếu: Giảm nồng độ H2 Giảm áp suất Tăng nhiệt độ Thêm xúc tác Câu 5: (2đ) Cho 19,3 gam hỗn hợp đồng và kẽm tác dụng với dung dịch H2sO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 48,1 gam muối và có V (lít) khí sunfurơ thoát ra. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Tính thể tích V (lít) ở (đktc). Câu 6: (2đ) Đốt hoàn toàn 12 gam FeS2 trong oxi dư thu được chất rắn B và khí C. Tính khối lượng chất rắn B. Dẫn toàn bộ khí C vào 41,6 gam dung dịch NaOH 25%. Xác định chất tạo thành và tính khối lượng từng chất Câu 7: (1đ) Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?
Tài liệu đính kèm: