Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: Lịch sử (dành cho học sinh thpt chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: Lịch sử (dành cho học sinh thpt chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2013-2014 đề thi môn: Lịch sử (dành cho học sinh thpt chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Đề đề xuất
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên) 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: (1,0 điểm)
Vai trò của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX đối với sự phát triển của các nước tư bản Âu – Mĩ?
Câu 2: (1,5 điểm)
Hoàn cảnh ra đời và tính chất của bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản? 
Câu 3: (2,0 điểm)
Tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản có thể thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX đầu XX và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa? Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản?
Câu 4: (2,0 điểm) 
Thế nào là chiến tranh thế giới? Bằng những chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít, hãy chứng minh vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu 5: (1,5 điểm)
	Cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương (1885- 1896)? Vì sao?
Câu 6: (2,0 điểm)
	Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Tác động những hoạt động đó tới phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam? 
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:............;Số báo danh:..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Đáp án đề xuất
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên) 
Câu
Nội dung
Điểm
1
Vai trò của các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX đối với sự phát triển của các nước tư bản Âu - Mĩ
1,0 
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, sự xác lập và thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người.
0,25 
- Cách mạng tư sản đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra số lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất mới.
0,25 
- Cách mạng tư sản thắng lợi mở đường cho cách mạng công nghiệp Cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến cùng mọi cản trở của xã hội cũ, hình thành một chế độ xã hội mới tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ, con người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại.
0,25 
- Cách mạng tư sản đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, đưa các nước phát triển theo con đường CNTB. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.
0,25 
2
Hoàn cảnh ra đời và tính chất của bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
1,5 
1. Hoàn cảnh ra đời bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
- Đến giữa thế kỉ XIX, CNTB đã phát triển, những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội đã bộc lộ và ngày càng rõ
0,25 
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của giai cấp vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản nửa đầu thế kỉ XIX thất bại, do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra phải có một lý luận khoa học cách mạng mới cho phong trào vô sản quốc tế.
0,25 
- Sự thành lập Đồng minh những người cộng sản và vai trò của Mác và Enghen
0,25 
2. Tính chất
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đã nêu lên những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa
0,25 
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã phân tích và chững minh một cách khoa học rằng: sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản 
0,25 
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã nêu lên mối quan hệ giữa những người cộng sản và giai cấp vô sản, Tuyên ngôn đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
0,25 
3
Tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản có thể thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX đầu XX và phát triển theo con đường TBCN? Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản?
2,0 
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Giữa thế kỷ XIX, CNTB phương Tây đang phát triển mạnh, tăng cường nhòm ngó các vùng đất béo bở, trong khi đó, châu Á đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về chính trị, lạc hậu về kinh tế đã trở thành mục tiêu của chủ nghĩa thực dân
0,25 
- Chế độ phong kiến Nhật đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của phương Tây, phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây Trong bối cảnh đó, sau khi lật đổ Mạc phủ (1-1968), Nhật hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực
0,25 
2. Nội dung cải cách Minh Trị
- Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ ban hành hiến pháp thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật, thống nhất đất nước về mặt địa giới hành chính
0,25 
- Về kinh tế: cho phép tự do mua bán và duy trì chế độ sở hữu ruộng đất, thống nhất tiền tệ, thị trường, phát triển kinh tế TBCN
0,25 
- Về giáo dục: Chính phủ Minh Trị đặc biệt coi trọng lĩnh vực này, xem như là chìa khóa cho sự thành công. Thi hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung KHKT, cử người ra nước ngoài học
0,25 
- Về quân sự: xây dựng lực lượng quân đội theo chế độ nghĩa vụ và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Những cải cách đó đã đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của CNTB thực dân phương Tây.
0,25 
3. Nguyên nhân dẫn đến thành công của Nhật Bản
- Dưới thời Mạc phủ, nhân dân Nhật Bản sống lầm than khổ cực, họ muốn thay đổi. Minh Trị Thiên Hoàng có đầu óc duy tân nắm nhiều quyền hạn
0,25 
- Chính sách cải cách phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội, nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt là sự ủng hộ của tầng lớp Đaimiô và Samurai Những chính sách cải cách Minh Trị có tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.... 
0,25 
4 
Thế nào là chiến tranh thế giới? Bằng những chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít, hãy chứng minh vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
2,0 
1. Khái niệm chiến tranh thế giới: là cuộc chiến tranh có quy mô toàn thế giới, với sự tham gia của nhiều nước, nhiều khu vực, nhiều châu Lục trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, căn bản do mâu thuẫn giữa đế quốc. Chiến tranh thế giới thường mang tính chất phi nghĩa, gây những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
0,25 
2. Trước chiến tranh: Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh, nhưng bị cự tuyệtMĩ theo “chủ nghĩa biệt lập”. Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô mà còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình.
0,25 
3. Trong chiến tranh
- Ngày 22.6.1941, khi Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã phản công làm nên chiến thắng Matxcơva. Chiến thắng này không chỉ bảo vệ Nga mà còn đập tan tư tưởng cho là vô địch của Đức, làm thất bại kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng
0,25 
- Chiến thắng Xtalingrát (11.1942 – 2.1942), tiêu diệt đạo quân 33 vạn tên của thống chế Paolút, là trận đánh lớn, tiêu biểu về nghệ thuật quân sựđánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh thế giới: ưu thế chuyển từ phe Trục sang phe Đồng minh 
0,25 
- Chiến thắng vang dội ở vòng cung Cuôcxơ ( từ 5.7- 23.8.1943), Hồng quân đã bẻ gãy cuộc tấn công của địch và chuyển sang phản công tiêu diệt.
0,25 
- Cuối năm 1944, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, Hồng quân Liên Xô tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu Từ 16.4 đến 2.5.1945 công phá Béclin , ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
0,25 
- Ngày 8.8.1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn châu Trung Quốc, 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
0,25 
- Như vậy, Liên Xô giữ vai trò là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít
0,25 
5 
Cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương ( 1885- 1896)? Vì sao?
1,5 
1. Trong phong trào yêu nước Cần Vương (1885 – 1896), cuộc khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất
0,25 
2. Vì:
- Lãnh đạo: là một văn thân nổi tiếng Phan Đình Phùng, trợ thủ đắc lực là Cao Thắng trẻ tuổi và tài năng
0,25 
- Tổ chức: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, quy củ, được chuẩn bị một cách chu đáo (căn cứ địa, vũ khí, lương thực, quân đội).
0,25 
- Quy mô: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một địa bàn rộng lớn, địa bàn hoạt động chính ở bốn tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
0,25 
- Lực lượng: Đông đảo, được tổ chức huấn luyện một cách chu đáo, được biên chế quy củ thành 15 quân thứ Thời gian: là cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian dài nhất (10 năm) trong phong trào Cần vương.
0,25 
- Quân sự: Nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo, chiến đấu dẻo dai và bền bỉ nhất với nhiều trận đánh tiêu biểu. gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề nhất
0,25 
6
Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Tác động những hoạt động đó tới phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam? 
2,0 
1. Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX
- Tiểu sử Chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc
0,25 
- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập Hội Duy Tân, thực hiện chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt nam....
0,25 
- Từ năm 1905 đến năm 1908, ông tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của Nhật Bản
0,25 
- Tháng 6/1912, ông thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp , khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam” ...
0,25 
- Việt Nam Quang phục hội đã nhiều lần cử người về nước trừ khử những tên đầu sỏ và tay sai đắc lực của thực dân. Ngày 24-12-1913 Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Châu (Trung Quốc). Quảng Châu (Trung Quốc)
0,25 
2. Tác động
- Thức tỉnh các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam phát triển
0,25 
- Đưa ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản về Việt Nam, góp phần tạo nên một phong trào đấu tranh mới trên cả nước
0,25 
- Những hoạt động của Phan Bội Châu đã để lại những bài học kinh nghiệm cho những người yêu nước và cách mạng Việt Nam... (liên hệ tới quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc).
0,25 
 (Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa).
-------------HẾT-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_HSG.docx