Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2011 - 2012 đề thi môn: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT chuyên 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,5 điểm)
	Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào? Nêu biểu hiện của những nhiệm vụ cơ bản ấy?
Câu 2 (2,0 điểm)
	Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 3 (1,5 điểm)
	Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). 
Câu 4 (1,5 điểm)
Vì sao chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật Bản? Nêu đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
Câu 5 (1,5 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII?
Câu 6 (2,0 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
----------------Hết--------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh.Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
 MÔN: LỊCH SỬ 
Dành cho học sinh các trường THPT
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản nào? Nêu biểu hiện của những nhiệm vụ cơ bản ấy?
1,5
- Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại nổ ra thường thực hiện hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
0,5
- Biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
0,5
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản có quốc hội và hiến pháp; mỗi người dân có quyền tự do chính trị, kinh doanh và có quyền tư hữu.
0,5
2
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ vai trò của Lê-nin đối thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2,0
- Từ những cuộc biểu tình, bãi công, tổng bãi công của công nhân, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvíc, cách mạng tháng Hai đã phát triển thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, thành lập ra các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
0,5
- Cách mạng tháng Hai thắng lợi, song xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Trước tình hình đó, tháng 4-1917 Lê-nin trình bày Luận cương tháng Tư, chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa...
0,5
- Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Lê-nin, Đảng Bônsêvíc đã chuyển sang thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đầu tháng 10-1917, Lê-nin về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa
0,5
- Sáng suốt quyết định khởi nghĩa ngay trong ngày 24-10-1917, trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩalật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền ở các địa phươnglàm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại.
0,5
3
Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). 
1,5
- Với điều kiện lịch sử mớiphong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có những điểm mới:
* Về mục tiêu
- Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt: Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích “khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục
- Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)
0,5
* Về lãnh đạo.
+ Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước) ở Miến Điện 
+ Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các nước Đông Nam Á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng Cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai
0,5
* Quy m« ®Êu tranh, c¸c phong trµo diÔn ra s«i næi, réng kh¾p, liªn tôc
0,5
4
Vì sao chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Italia, Nhật Bản? Nêu đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Nhật.
1,5
1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhất, chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội đối với các nước tư bản.
0,25
- Ba nước Đức, Italia, Nhật đều là những nước ít thuộc địa, thiếu vốn, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình.
0,5
2. Đặc điểm quá trình phát xít hóa ở Nhật
- Do ở Nhật đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình phát xít hoá diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
0,5
- Quá trình phát xít hóa kéo dài trong những năm 30 của TK XX, do có những mâu thuẫn và bất đồng giữa phái "sĩ quan trẻ” và phái “sĩ quan già”
0,25
5
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX có điểm khác biệt gì về kẻ thù, tiềm lực đất nước, đường lối kháng chiến so với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII?
1,5
- Kẻ thù
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn cuối thế kỉ XIX đã phải chống lại một kẻ thù mạnh là thực dân Pháp, hơn ta một phương thức sản xuất
+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta thế kỉ XI-XIII cũng phải chống lại những kẻ thù mạnh như quân Tống, Mông- Nguyên song cùng trình độ phát triển
0,5
- Tiềm lực đất nước
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, Triều đình nhà Nguyễn đã không đề ra được các chính sách phù hợp để củng cố sức nước, sức dân, cố kết nhân tâm, hệ quả là đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp 
+ Trước nguy cơ bị xâm lược, các vua nhà Lý, nhà Trần đã có các chính sách để đoàn kết nhân dân, đoàn kết nội bộ triều đìnhnên đã đánh thắng được mọi kẻ thù xâm lược.
0,5
- Đường lối kháng chiến
+ Khi Pháp xâm lược triều Nguyễn đã không đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn, ngày càng xa rời đường lối đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc
+ Trước các thế lực ngoại xâm triều Lý, triều Trần đã chủ động đề ra đường lối kháng chiến, phát huy truyền thống đấu tranh vũ trang của dân tộc
0,5
6
Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
2,0
- Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa. Ngoài yếu tố yêu nước phong trào đã có thêm những yếu tố cách mạng khá rõ nét (từ bỏ chế độ quân chủ, xây dựng chế độ dân chủ sơ khai; đoạn tuyệt với cái cũ, cái lạc hậu, rào cản của sự phát triển).
0,5
- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội, hoà nhập vào trào lưu tiến hoá của nhân loại.
0,5
- Ngoài cuộc vận động theo tư tưởng mới, phong trào đã thu hút lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, làm thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường với nhiều hình thức hoạt động và cách biểu hiện vô cùng phong phú.
0,5
- Phong trào đã đạt được những bước tiến rõ nét về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, cách thức đấu tranh với một quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp giai cấp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức và cường quyền. Đặc biệt phong trào đã có những đóng góp xuất sắc về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách giáo dục ở Việt Nam.
0,5
(L­u ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a)
---------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG.doc