Mã đề thi: 135 SỞ GD & ĐT TỈNH SÓC TRĂNG Trường THPT Lương Định Của ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học: 2015 - 2016) Môn: SINH HỌC 10 Cơ bản Ngày : / 5 / 2016 Thời gian làm bài: 45 phút. Họ và tên học sinh: .......................................................................................Lớp 10A Phần I/ Trắc nghiệm 28 câu (7đ): Học sinh chọn đáp án đúng nhất và tô đen vào ô bên dưới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 1/ Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là a thời gian tiềm phát. b thời gian sinh trưởng. c thời gian thế hệ. d thời gian phát triển. 2/ Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là a Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi. b Số lượng sinh ra bằng với số lượng chết đi. c Chỉ có chết mà không có sinh ra. d Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra. 3/ Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ? a 20 phút. b 30 phút. c 60 phút. d 2 giờ. 4/ Trong môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? a 6 b 3 c 4 d 5 5/ Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là : a Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi b Số chết đi ít hơn số được sinh ra c Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi d Không có chết, chỉ có sinh. 6 / Thanh trùng nước máy, bể bơi người ta thường dùng chất nào? a Clo. b Chất kháng sinh. c Các hợp chất phênol. d Cồn. 7/ Các loại cồn được sử dụng để làm gì? a Thanh trùng nước máy b Thanh trùng trong y tế c Diệt bào tử đang nảy mầm d Dùng trong công nghiệp thực phẩm 8/ Ánh sáng có bước sóng dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật? a Quá trình thủy phân các chất. b Sự hình thành bào tử sinh sản. c Tiêu diệt vi sinh vật. d Tốc độ các phản ứng sinh hóa. 9/ Độ pH ảnh hưởng đến hoạt động nào của vi sinh vật? a Tính thấm qua màng. b Quá trình thủy phân các chất. c Tốc độ các phản ứng sinh hóa. d Sự hình thành bào tử sinh sản... 10/ Giữ được thực phẩm tương đối lâu trong tủ lạnh vì a Nhiệt độ thấp làm thức ăn đông lại, vi khuẩn không phân hủy được. b Nhiệt độ thấp có tác dụng diệt khuẩn. c Nhiệt độ thấp ức chế sinh trưởng của vi sinh vật. d Trong tủ lạnh vi sinh vật mất nước nên không hoạt động được. 11/ Cấu tạo lõi nhân của virut gồm a ADN hoặc ARN. b ADN và ARN. c Các nhiễm sắc thể. d Prôtêin. 12/ Hình thức sống của virut là a Sống hoại sinh. b Sống kí sinh không bắt buộc. c Sống cộng sinh. d Sống kí sinh nội bào bắt buộc. 13/ Nuclêôcapsit là tên gọi dùng để chỉ : a Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic b Các vỏ capsit của virut c Bộ gen chứa ADN của virut d Bộ gen chứa ARN của virut 14/ Virut trần là virut a chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong. b có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài. c không có lớp vỏ ngoài. d có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc. 15/ Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây? a Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que. b Dạng que, dạng xoắn. c Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp. d Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que. 16/ Vi rut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn? a Virut gây cúm b Phagơ c Virut HIV d Virut gây bệnh dại 17/ Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là a Bệnh HIV. b Bệnh cúm. c Bệnh SARS. d Bệnh lao. 18/ Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV? a Con bú sữa mẹ. b Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV. c Bắt tay qua giao tiếp. d Truyền máu đã bị nhiễm HIV. 19/ Sinh tan là quá trình a Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. b Virut sinh sản trong tế bào chủ. c Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ. d Virut xâm nhập vào tế bào chủ. 20/ Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ? a Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ. b Axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ. c Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ. d Virut bám trên bề mặt của tê bào chủ. 21/ Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ? a Limphô T - CD4 b Hồng cầu. c Nơron. d Cơ. 22/Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ? a Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng. b Giai đoạn thứ hai. c Giai đoạn thứ ba(AIDS). d Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân. 23/ Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là a Virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capsit. b Virut gây bệnh ở thực vật thường bộ gen chỉ có ARN. c Virut gây bệnh người trong lõi nhân có chứa cả ADN và ARN. d Thể thực khuẩn không có bộ gen. 24/ Thể thực khuẩn có thể sống kí sinh ở : a động vật nguyên sinh. b vi khuẩn. c xạ khuẩn. d nấm men, nấm sợi. 25/Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây ? a Tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào. b Qua sự chích hút của côn trùng hay qua các vết xây xát trên cây. c Tiết ra enzim phá huỷ thành tế bào. d Nhờ gai glicôprôtêin của virut. 26/ Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào a các chất bài tiết từ bộ máy gôngi. b sự di chuyển của các bào quan. c các cầu sinh chất nối giữa các tế bào. d hoạt động của nhân tế bào. 27/ Bệnh nào sau đây không phải do Virut gây ra ? a Bại liệt. b Sốt rét. c Quai bị. d Viêm gan B. 28/ Loại virut nào sau đây được dùng làm thể truyền gen trong kỹ thuật cấy gen ? a Virut ki sinh trên động vật. b Virut kí sinh trên thực vật. c Virut kí sinh trên người. d Thể thực khuẩn. Phần II/ Tự luận (3đ): Câu 1(2 đ): a) Virut là gì? Kể tên 4 loại bệnh ở người do virut gây ra. b) Ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut? Câu 2(1 đ): Hãy cho biết: a) Các con đường lây nhiễm HIV ở người? b) Cách phòng ngừa bệnh ở thực vật do virut gây ra? . .. .. .. ..
Tài liệu đính kèm: