Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn : Hóa học – Lớp 9 thời gian: 60 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 991Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn : Hóa học – Lớp 9 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn : Hóa học – Lớp 9 thời gian: 60 phút
KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : HÓA HỌC – LỚP 9
THỜI GIAN: 60 PHÚT
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Để phân biệt bột nhôm với bột magiê. Người ta hòa tan lần lượt mỗi chất trên vào dung dịch chất X. Trong đó nhôm tan được còn magie không tan. X là chất nào sau đây:
a. AgNO3 b. H2SO4 loãng c. NaOH d. MgSO4
Câu 2: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chât kết tủa màu xanh:
a. Cho Al vào dung dịch HCl b. Cho Zn vào dung dịch AgNO3
c. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3
d. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4
Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng hay H2SO4 đặc, đun nóng cùng cho một loại muối:
a. Cu b. Ag c. Al d. Fe
Câu 4: Hỗn hợp M gồm: Fe2O3, Al, Fe. Để loại Al ra khỏi M, hóa chất cần chọn là:
a. Dung dịch CuSO4 b. Dung dịch HCl
c. Dung dịch NaOH d. Dung dịch AgNO3
Câu 5: Cho giấy quỳ tím vào bình đựng nước, sục khí CO2 vào. Đun nóng bình một thời gian người ta thấy giấy quỳ tím:
a. Không đổi màu b. Chuyển sang màu đỏ
c. Chuyển sang màu đỏ, sau khi đun chuyển lại màu tím
d. Chuyển sang màu xanh
Câu 6: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 cho khí H2. Khí H2 tác dụng với oxit kim loại Y khi nung nóng. Cặp kim loại X, Y là:
a. Zn, Cu b. Cu, Ag c. Ag, Pb d, Cu, Pb
Câu 7. Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg có khối lượng 8 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 l khí H2 (đktc). Tỉ lệ theo số mol của Fe và Mg trong hỗn hợp đó là:
a. 2:1 b. 1:2 c. 1:1 d. 1:3
Câu 8: Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng lá kẽm tăng là:
a. 9,5 g b. 0,755 g c. 1,5 g d. 0,5 g
Câu 9: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
A. Mg và H2SO4 B. MgO và H2SO4 
C. Mg(NO3)2 và NaOH D. MgCl2 và NaOH
Câu 19: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí?
A. BaO và HCl B. Ba(OH)2 và HCl
C. BaCO3 và HCl D. BaCl2 và H2SO4
Câu 11: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
A. Cho Al vào dung dịch HCl B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3
C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3 D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4
Câu 12 : Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe, Cu ở dạng bột?
A. H2SO4 loãng B. FeCl3 C. CuSO4 D. AgNO3
II. PHẦN TỰ LUẬN : 5 ĐIỂM 
Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: 
Điphotpho pentaoxit và nước.
Đồng (II) sunfat và natri hiđroxit.
Bạc nitrat và axit clohiđric.
Nhôm và dung dịch đồng (II) clorua.
Câu 2.Viết PTPU theo sơ đồ chuyển hóa sau .
Fe (1) FeCl3 (2) Fe(OH)3 (3) Fe2O3
(4) FeCl2 (5) Fe2(SO)4
Câu 3
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Fe và MgO trong dung dịch HCl (Vừa đủ) thu được 2,24 lit khí B (đktc) và dung dịch C. Đổ dung dịch NaOH dư vào dung dịch C . Thu được 14,8 gam kết tủa.
Viết các phương trình hoá học xảy ra
Tính khối lượng sắt trong hỗn hợp A
Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng chất trong A
( Biết: Fe = 56; O = 16; Na = 23; H = 1; Cl = 35,5 ) 
Câu 4 .Mô tả hiện tượng và viết PTPU khi cho :
a.Na vào nước có thêm vài giọt d/d phenoltalein ko màu. 
b. Đốt hỗn hợp bột sắt và clo trong môi trường thiếu không khí .
c. Thả dây kim loại nhôm vào dung dịch NaOH? 
Câu 5. Cho 13.8 gam kim loại M phản ứng với khí clo dư thu được 35.1 gam muối . Xác định kim loại M
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HOÁ HỌC 9- học 2010-2011
Thời gian : 15 phút
ĐỀ 1 
I/ Trắc nghiệm khách quan : (5đ)
1/ Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 ? 
A.NaOH, Fe, Mg, Hg B.Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3
C.NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2 D.NaOH, Fe, Mg, AgNO3 Ca(OH)2
2/ Cặp kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là : 
A. Na, Fe B. K, Na C. Al, Cu D. Mg, K
3/ Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là : 
A. Na, Al, Fe, Cu, K, Mg B. Cu, Fe, Al, K, Na, Mg
C Fe, Al, Cu, Mg, K, Na D. K, Na, Mg, Al, Fe, Cu
4/ Cho 12,8g kim loại M phản ứng vừa đủ với 4,48 lít khí Cl2 (đktc) tạo ra một muối có công thức là MCl2 . Vậy M là kim loại nào ? 
A. Fe B. Mg C. Zn D. Cu 
5/ Những kim loại nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl :
A. Mg, Fe, Cu, Zn . B. Ag, Mg, Au, Ba .
C. Al, Fe, Mg, Zn . D. Cu, Mg,, Ca, Zn .
6/ Chọn dãy chất mà tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân trong các dãy sau:
A. Fe(OH)2, Cu(OH)2 , KOH. B. Zn(OH)2 , Fe(OH)2, Cu(OH)2.
C. Mg(OH)2, Cu(OH)2 ,NaOH. D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.
7/ Một dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 
A. Cu ; B. Fe ; C. Al ; D. Au .
8/ Có hỗn hợp khí CO và CO2. Có thể dẫn hỗn hợp khí qua chất nào sau đây để tách được CO ra khỏi hỗn hợp.
A. H2O B. Ca(OH)2 C. dd HCl D. dd NaCl .
9/ Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được 
A. Không có hiện tượng nào xảy ra. 
B. Không có chất mới nào sinh ra.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần
10/. Khí lưu huỳnh dioxit SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây : 
A. K2SO3 và H2SO4 B. K2SO4 và HCl
C. Na2SO3 và NaOH D. Na2SO4 và CuCl2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HOÁ HỌC 9- học 2010-2011
Thời gian : 30 phút
ĐỀ 1 
II/ Phần Tự Luận : (5đ)
1.Hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ sau ( Ghi rõ điều kiện nếu có ) (1,5đ)
FeFeCl3Fe(OH)3Fe2O3
2 Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ không ghi nhãn sau bằng phương pháp hoá học : HNO3, H2SO4, H2O. Viết các phương trình hoá học . (1đ)
3. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ? (0,5đ)
4. Bài toán : (2,đ)
Cho một lượng bột kẽm (Zn) dư vào 80 ml dung dịch axit Clohidric (HCl) Phản ứng xong, thu được 4,48 lít khí hidro (đktc).
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng bột kẽm đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol/lit của dung dịch HCl đã dùng .
( Biết :Zn = 65; H =1; Cl = 35,5 )
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HOÁ HỌC 9- học 2010-2011
Thời gian : 15 phút
ĐỀ 2 :
I/ Trắc nghiệm khách quan : (5đ)
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoa_hoc_9.doc