Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 7 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 7 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 7 thời gian: 45 phút
Trường THCS & THPT Việt Mỹ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: LỊCH SỬ 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1. Trình bày các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu và ý nghĩa đối với xã hội Châu Âu. (3đ) 
Câu 2: Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt năm 1077 của nhà Lý. Trong cách đánh của Lý Thường Kiệt có những nét gì độc đáo? Tại sao Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa” với Quách Quỳ? (4đ)
Câu 3: Nêu những chủ trương, biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng của nhà Trần. So sánh sự khác nhau giữa quân đội thời Trần so với quân đội thời Lý? (3đ)
Đáp án: 
Câu 1: 3đ
Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu (1.5đ) 
+ 1487: Điaxơ vòng qua cực Nam châu Phi. 
+ 1498 Vascô đơ Gama đến Ấn Độ.
+ 1492 Côlômbô tìm ra châu Mĩ. 
+ 1519-1522: Magienlan vòng quanh trái đất.
- Ý nghĩa: (1.5đ)
+ Đem lại kiến thức thiên văn, địa lý, hàng hải, mở đường cho khoa học phát triển.
+Tìm ra những vùng đất mới, tộc người mới, con đường mới nối liền châu lục.
+ Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
 Câu 2: 4đ
* Diễn biến: 2đ
-Chờ mãi không thấy quân thuỷ đến, Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp "giảng hoà'
* Kết quả
- Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần".
- Quách Quỳ chấp nhận "giảng hoà" và rút quân về nước.
* Những nét độc đáo trong cách đánh của Lý Thường Kiệt: (1.5đ)
- Tấn công trước để tự vệ
- Chặn giặc bằng phòng tuyến tự nhiên kết hợp với cách đánh thông minh và bất ngờ để giành thế chủ động
- Đề nghị giảng hòa khi giặc thua.
- Ngâm thơ đánh vào tinh thần của giặc và nâng cao tinh thần quân sĩ.
*Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp "giảng hoà”: (0.5đ)
- Giữ gìn danh dự cho nước lớn và tạo mối bang giao tốt đẹp sau này giữa hai nước Tống - Việt.
 - Thể hiện tính nhân đạo vốn là truyền thống của dân tộc ta.
Câu 3: 3đ
* Quân đội nhà Trần: (2đ)
-Quân đội gồm 2 bộ phận: + Cấm quân: bảo vệ kinh thành và nhà vua 
	+ Quân các lộ: bảo vệ các địa phương 
-Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khỏe mạnh ở quê hương của họ Trần.
-Ở làng xã có hương binh. Khi có chiến tranh có quân đội của các vương hầu
-Quân đội tuyển theo chính sách: “ngụ binh ư nông” và “quân lính cốt tinh nhuệ 
không cốt đông”,xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
-Quân đội được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên
-Cử tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu nhất là vùng biên giới phía Bắc
-Vua Trần thường đi tuần tra phòng bị ở những nơi này.
* So sánh sự khác nhau: 1đ
Quân đội nhà Lý
Quân đội nhà TRần
+ Tuyển những trai tráng trong cả nước.
+ Gồm quân thủy và quân bộ.
+ Huấn luyện chu đáo nhưng không tinh 
nhuệ bằng nhà Trần. 
+ Tuyển những trai tráng ở quê hương 
nhà Trần
+ Quân đội gồm chính binh, phiên binh 
và hương binh.
+ Quân tinh nhuệ, được học tập binh pháp 
và luyện tập thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 7.VM.doc