Kế hoạch bài học- Môn Hóa Học lớp 9 tiết 20: Kiểm tra viết

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1453Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học- Môn Hóa Học lớp 9 tiết 20: Kiểm tra viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học- Môn Hóa Học lớp 9 tiết 20: Kiểm tra viết
Bài Tiết 20 
 KIỂM TRA VIẾT
Tuần dạy: 10 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 * HS biết: 
- Hệ thống hóa kiến thức tính chất hóa học của 4 hợp chất vô cơ.
 * HS biết: 
- Học sinh áp dụng tính chất hoá học viết các PTHH của các chất.
- Biết tính toán về số mol, khối lượng, thành phần phần trăm về khối lượng, nồng độ mol của các chất.
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học các chất
- Biết áp dụng tính chất hóa học và các công thức vào việc giải các loại bài tập
 3. Thái độ:
- Giáo dục HS làm bài nghiêm túc, thật thà, chính xác, không xem tài liệu.
 4. Phát triển năng lực:
 -Năng lực tính toán.
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
 - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế cuộc sống.
 - Năng lực thực hành hóa học.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 - Hệ thống hóa kiến thức tính chất hóa học của 4 hợp chất vô cơ.
 - Biết tính toán về số mol, khối lượng, thành phần phần trăm về khối lượng, nồng độ mol, nồng độ C% của các chất, tính theo PTHH.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra photo sẵn để phát cho hs, đáp án..
 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 Kiểm tra sĩ số HS
 2. Kiểm tra miệng: Không
 3. Tiến trình bài học:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 9
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Tên chủ đề chương I
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Tính chất hóa học của bazơ
-Tính chất hóa học của bazơ tan
-Tính chất hóa học của bazơ không tan
-Phản ứng trung hòa.
-Xác định chất còn dư sau pư.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
3 câu
1,2 điểm
12%
2 câu
0,8 điểm
8%
1 câu
0,4 điểm
4%
6 câu
2,4 điểm
24%
Chủ đề 2: Một số bazơ quan trọng.
-Tính chất hóa học của NaOH.
-Sản xuất NaOH trong công nghiệp.
-Tính chất hóa học của Ca(OH)2.
-Thang pH
-Tính nồng độ mol của dung dịch.
-Tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
2 câu
0,8 điểm
8%
2 câu
0,8 điểm
8%
1 câu
0,4 điểm
4%
1 câu
0,4 điểm
4%
6 câu
2,4 điểm
24%
Chủ đề 3:
-Tính chất hóa học của muối.
-Một số muối quan trọng.
-Tính chất hóa học của muối.
-Một số muối quan trọng.
-Điều kiện để pư trao đổi xảy ra.
-Làm sạch các muối có lẫn tạp chất.
-Nhận biết dung dịch muối.
-Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
3 câu
1,2 điểm
12%
2 câu
0,8 điểm
8%
1 câu 
0,4 điểm
4%
6 câu
2,4 điểm
24%
Chủ đề 4: 
-Phân bón hóa học
-Xác định phân bón đơn, phân bón kép.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
2 câu
0,8 điểm
8%
2 câu
0,8 điểm
8%
Chủ đề 5: 
-Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
-Mối quan hệ giữa oxit, axit.
-Mối quan hệ giữa bazơ và muối.
-Tính theo phương trình hóa học.
-Số câu:
-Số điểm:
-Tỉ lệ:
3 câu
1,2 điểm
12%
1 câu
0,4 điểm
4%
1 câu
0,4 điểm
4%
5 câu
2,0 điểm
20%
-Tổng số câu: 
- Tổng số điểm:
-Tỉ lệ:
13 câu
5,2 điểm
52%
7 câu
2,8 điểm
28%
3 câu
1,2 điểm
12%
2 câu
0,8 điểm
8%
25 câu
10 điểm
100%
ĐỀ RA:
 Em hãy khoanh tròn vào một trong những đáp án A hoặc B, C, D mà em cho là đúng.
Câu 1: Dung dịch NaOH không có tính chất hóa học nào sau đây:
Làm quì tím hóa xanh
Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước.
Câu 2: Dãy các bazơ làm phenoltalein hóa đỏ là:
NaOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2
NaOH, Ca(OH)2, KOH, LiOH
LiOH, Ba(OH)2, KOH, Al(OH)3
LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Fe(OH)3
Câu 3: Bazơ tan và không tan có tính chất hóa học chung là:
Làm quì tím hóa xanh
Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước.
Câu 4: Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:
FeO, Al2O3, CuO, ZnO.
Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO.
Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO.
Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO.
Câu 5: Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không pư với nhau):
 A. KOH và NaCl. B. KOH và HCl. C. KOH và MgCl2. D. KOH và H2SO4
Câu 6: NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau:
 A. CO2. B. SO2. C. HCl. D. N2
Câu 7: Cho 100 ml dd Ba(OH)2 0,1 M vào 100 ml dd HCl 0,1 M. Dung dịch thu được sau pư:
 A. Làm quì tím hóa xanh. B. Làm quì tím hóa đỏ.
 C. Không làm quì tím đổi màu. D. Phản ứng với Mg giải phóng khí Hidro.
Câu 8: Thuốc thử để nhận biết ddich Ca(OH)2 là:
 A. Na2CO3. B. KCl. C. NaOH. D. NaNO3. 
Câu 9: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
 A. pH = 8. B. pH = 10. C. pH = 12. D. pH = 14
Câu 10: Sau khi làm thí ngiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
 A. dd NaCl B. Nước vôi trong C. dd HCl D. dd NaNO3
Câu 11: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng:
 A. Ca(OH)2, Na2CO3 B. NaOH, Na2CO3 C. KOH, NaNO3 D. Ca(OH)2, NaCl
Câu 12: Hòa tan 112 g KOH vào nước thì được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
 A. 2M B. 1M C. 0,1M D. 0,2M
Câu 13: Cho dung dịch axit sunfuric lõang tác dụng với muối Na2SO3.
Chất khí nào sinh ra?
 A. H2 B. O2 C. H2S D. SO2
Câu 14: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn giữa 2 cực, sản phẩm thu được là:
 A. NaOH, H2, Cl2 B. NaCl, H2O, Cl2 
 C. NaCl, NaOH, H2 D. NaClO, H2, Cl2
Câu 15: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3. Hiện tượng quan sát được là:
Có kết tủa trắng xanh. B. Có khí thóat ra 
 C. Có kết tủa đỏ nâu D. Có kết tủa trắng
Câu 16: Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl " 2NaCl + X + H2O
X là:
 A. CO B. CO2 C. H2 D. Cl2
Câu 17: Để làm sạch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất là AgNO3, ta dùng kim loại:
 A. Cu B. Mg C. Fe D. Al
Câu 18: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch: CuCl2, FeCl3, MgCl2, ta dùng:
 A. dd AgNO3 B. Quỳ tím C. dd KOH D. dd Ba(NO3)2
Câu 19: Cho 200g dd KOH 5,6% vào dd CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là:
 A. 19 g B. 4,9 g C. 9,8 g D. 17,4 g
Câu 20: Để làm sạch dd ZnSO4 có lẫn CuSO4 ta dùng kim loại nào sau đây:
 A. Al B. Cu C. Fe D. Zn
Câu 21: Chất tác dụng được với dd CuCl2 là:
 A. NaOH B. Na2SO4 C. NaCl D. NaNO3
Câu 22: Khi phân hủy bằng nhiệt 14,2 g hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 ta thu được 3,36 lít CO2 ở đktc. Thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu là:
29,58 % và 70,42 % B. 70,42% và 29,58 % 
 C. 65% và 35% D. 35% và 65%
Câu 23: Trong các loại phân bón hóa học sau, phân bón kép là:
 A. (NH4)2SO4 B. Ca(H2PO4)2 C. KCl D. KNO3
Câu 24: Trong các loại phân bón sau, phân đạm là:
 A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. (NH2)2CO D. K2SO4
Câu 25: Nhiệt phân hòan tòan 19,6 g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen. Dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:
 A. 6,4 g B. 9,6 g C. 12,8 g D. 16 g 
(Cho biết: Cu = 64; O = 16; H = 1; Ca = 40; C = 12; Mg = 24; K = 39)
---HẾT---
B- ĐÁP ÁN:
 1D, 2B, 3C, 4B, 5A, 6D, 7A, 8A, 9D, 10B, 11A, 12B, 13D, 14A, 15C, 16B, 17A, 18C, 19C, 20D, 21A, 22B, 23D, 24C, 25C.
4. Tổng kết: GV thu bài.
5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài học ở tiết học này:
- Chú ý học thuộc hóa trị, tính chất hóa học các chất.
- Học thuộc các công thức tính: n, m, V khí, CM, C %, D.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị trước bài :”Tính chất vật lí kim loại”
- Mỗi nhóm chuẩn bị:
 + 1 số đồ dùng làm bằng các kim loại như: nhôm, inox, sắt, đồng...
 +Một đoạn dây điện có li bằng đồng, 1 đoạn dây điện có li bằng sợi nhôm, sắt.
-GV nhận xét lớp học.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_tiet_20.doc