Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT - NK Trần Phú năm học 2006 - 2007 môn: Hoá Học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1086Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT - NK Trần Phú năm học 2006 - 2007 môn: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT - NK Trần Phú năm học 2006 - 2007 môn: Hoá Học
 Sở GD&ĐT Hải Phòng
 ---------------------
 đề chính thức
 (Đề gồm 2 trang)
 Kì thi tuyển Sinh vào lớp 10 trường thpt-nk trần phú 
Năm học 2006 - 2007
 Môn: hoá học 
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề)
 Phần I:Trắc nghiệm khách quan (1,0 điểm)
 Chọn chỉ một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án đúng trong các câu sau:
1. Người ta kí hiệu nguyên tử của một nguyên tố hoá học như sau : 
 trong đó A là tổng số hạt proton và nơtron, Z là số hạt proton. Những nguyên tử sau
thuộc cùng một nguyên tố hóa học:
	 A. ; 	B. ; 
	 C. ; 	D. ; 
2. Để một mẩu vôi sống trong không khí, sau một thời gian mẩu vôi sống chuyển thành chất bột màu trắng xám. Thành phần hoá học cơ bản của chất bột màu trắng xám là:
A. CaSO4 ; CaCO3 ; CaCl2 	 B. CaO ; CaSO3 ; Ca(OH)2
 	C. Ca(OH)2 ; Ca(NO3)2 ; CaO 	 D. CaO ; Ca(OH)2 ; CaCO3
 3. Thành phần hóa học cơ bản của xi măng là:
	A. Na2SiO3 ; Ca3(PO4)2	B. CaCO3 ; CaO
	C. CaSiO3 ; Ca(AlO2)2	D. Ca(OH)2 ; Al2O3
	4. Thành phần hóa học chính của nước clo là:
	A. HClO ; HCl ; Cl2 ; H2O	B. NaCl ; NaClO ; NaOH ; H2O
	C. CaOCl2 ; CaCl2 ; Ca(OH)2 ; H2O	D. HCl ; KCl ; KClO3 ; H2O
 Phần II: Tự luận (9,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Cho 3 dung dịch muối A, B, C ứng với 3 gốc axit khác nhau, thoả mãn điều kiện sau:
	A + B có khí thoát ra
	B + C có kết tủa xuất hiện
	A + C vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra.
Xác định A, B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra.
B
C
A
2. Hình bên là thiết bị dùng điều chế một số 
khí trong phòng thí nghiệm. 
Nêu nguyên tắc chung để điều chế khí C bằng
 thiết bị này, lấy thí dụ 5 khí cụ thể.
 Xác định các chất A, B tương ứng và 
viết các phương trình phản ứng.
Câu 2: (1,5 điểm)
1. (A), (B), (D), (F), (G), (H), (I) là các chất hữu cơ được học trong chương trình hoá học trung học cơ sở thỏa mãn các sơ đồ phản ứng sau:
 	(A)	 (B) +	(C)
(B)	+ (C)	 	(D)
(D)	+ (E) 	(F)
 	(F)	+ O2 	 (G) + (E)	
 	(F) + (G) (H) + (E)	
 	(H) + NaOH 	(I)	+ (F)	
 	(G) + (L) (I) + (C)	
Chỉ rõ công thức hoá học của các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F), (G), (H), (I), (L) và hoàn thành các phương trình phản ứng với các điều kiện thích hợp.
2. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại và gốc axit). Biết các kim loại trong các muối là: Ba, Mg, K, Pb và các gốc axit là clorua, sunfat, nitrat, cacbonat.
a. Xác định dung dịch muối trong mỗi ống nghiệm ? giải thích.
b. Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm không nhãn chứa các dung dịch muối trên, với điều kiện chỉ dùng nhiều nhất 2 thuốc thử.
Câu 3: (1,5 điểm)
1. Có 200 ml rượu etylic 75o và nước cất đủ dùng, cùng dụng cụ đo thể tích cần thiết, có thể pha được bao nhiêu ml rượu etylic 30o? Nói rõ cách pha.
2. Axit lactic có trong sữa chua, công thức cấu tạo là: CH3-CH -COOH
	 OH
Viết phương trình phản ứng của axit lactic với: Na, Mg, C2H5OH, CH3COOH (các chất lấy dư) và điều kiện cần thiết cho phản ứng coi như có đủ.
Câu 4: (1,5 điểm)
 Khử hoàn toàn 5,44 g hỗn hợp oxit của kim loại A và CuO cần dùng 2016 ml khí H2 (đktc). Cho chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch axit HCl lấy dư, thấy thoát ra 1344 ml khí H2 (đktc).
1. Xác định công thức oxit của kim loại A, biết tỉ lệ về số mol Cu và số mol kim loại A trong hỗn hợp oxit là 1: 6. 
2. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp oxit ban đầu.
Câu 5: (1,0 điểm)
 Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hữu cơ X, phân tử chứa 1 nguyên tử nitơ. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: khí CO2, hơi nước và khí N2.. Dẫn hỗn hợp sản phẩm qua bình đựng CuSO4 khan (dư), hỗn hợp khí ra khỏi bình có tỉ khối so với khí hiđro bằng 20,4. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, biết trong phân tử X nguyên tố cacbon chiếm 32% về khối lượng, X có khả năng tham gia phản ứng với Na và NaOH. 
Câu 6: (1,5 điểm)
Khối lượng riêng của hỗn hợp X gồm các khí: H2, C2H4 và C3H6 ở điều kiện tiêu chuẩn là DX (g/l). Cho X qua xúc tác Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y.
1. Tìm khoảng xác định của DX để Y không có phản ứng cộng với nước brom, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
2. Cho DX = 0,741 g/l . Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong X.
( Thí sinh được dùng bảng tuần hoàn và bảng tính tan do nhà XBGD phát hành)
Giám thị 1: ....................................................... Họ, tên thí sinh: ..............................
Giám thị 2: ...................................... .................. Số báo danh: ....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDeChinhthuc_06.doc
  • docHDDeChinhthuc_06.doc