Giáo án lớp 7 Môn Lịch sử - Tiết 18 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 Môn Lịch sử - Tiết 18 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 Môn Lịch sử - Tiết 18 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I
Tuần 18	Ngày dạy: 15.12.2015
Tiết 36	
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1.Kiến thức: 
-Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của hs về lịch sử từ bài 1 đến bài 18.
- Kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức, tinh thần, thái độ, ý thức học tập bộ môn.
- Giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy và ra đề .
2.Tư tưởng : 
-Giáo dục tính tự giác trong học tập, tính tư duy độc lập trong làm bài kiểm tra, yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm hiểu lịch sử Việt Nam, thế giới.
3.Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng là bài trắc nghiệm, tư duy, diễn đạt, phân tích.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
- Trắc nghiệm khách quan: 30%, tự luận khách quan 70%.
III. MA TRẬN ĐỀ.
 Cấp độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cộng từng 
chủ đề
Chủ đề 1
0
Nhà Lý ban hành bộ luật hình thư năm nào? Xã hội Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh thời nào?
Hiểu được chính sách ngụ binh ư nông có nội dung gì?
0
0
0
Số câu
2
111
3
Số điểm
1.0
0,5
1.5
Chủ đề 2
0
Biết được nhà Lý đổi quốc hiệu Đại Việt năm nào?
h Hiểu được nhân dân Thăng Long có chủ trương gì trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ? Lễ cày tịch điền xuất hiện vào năm nào?Hiểu 
0
0
0
Số câu
111
0
2
0
0
0
0
0
0
3
Số điểm
0,5
0
1.0
0
0
0
0
0
0
1.5
Chủ đề 4
0
Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly?
Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
Phân tích được công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc?
0
0
Số câu
1
1
1
0
0
3
3
Số điểm
2
3
0
2
0
0
7
7
Tổng số câu
3
1
3
1
0
1
0
0
6
3
9
Tổng số điềm
1.5
2
1.5
3
2
0
0
3.0
7
10
B. NỘI DUNG ĐỀ RA. 
 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 ĐIỂM)
I/ Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( mỗi câu đúng 0,5 điểm)
1. Nhà Lí ban hành bộ hình thư vào năm nào?
	a. Năm 1010	 b. Năm 1042	c. Năm 1050	d. Năm 1005
2. Chính sách “ngụ binh ư nông” có nội dung gì?
	a. Quân sĩ vừa chiến đấu, vừa sản xuất
	b. Quân sĩ vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa đi phu.
c. Thanh niên đủ tuổi đăng kí vào sổ và được điều động khi có chiến tranh
d. Quân sĩ lưu phiên cày ruộng, thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, 
 khi cần thì điều động.
3. Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?
a. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long 	
b. Vườn không nhà trống.
c. Người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán.	
d. Cho quân lính ở lại chiến đấu
4. Xã hội Trung Quốc đạt đến sự phồn thịnh ở thời nào?
a.Đường	 b. Minh-Thanh c. Tần	 d. Hán
5. Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào?
 a. Nhà Ngô b. Nhà Đinh	 c. Nhà Tiền Lê	d. Nhà Lý
6. Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào?
 a. 938	 b. 1010 c. 1054	 d. 1009
B. TỰ LUẬN( 7 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2điểm): Em hãy nêu phân tích công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong lịch sử 
 dân tộc.
Câu 2: ( 3 điểm): Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm 
 lược Mông – Nguyên?
Câu 3: ( 2 điểm) : Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly?
C. ĐÁP ÁN :
 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 ĐIỂM)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
b
d
b
a
d
c
B. TỰ LUẬN( 7 ĐIỂM)
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 2: Em hãy phân tích công lao của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong lịch sử dân tộc.
* Đinh Bộ Lĩnh:
- Là người có công lao lớn trong việc dẹp “ Loạn 12 sứ quân”. Vì trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh đó.
- Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “ nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ.
* Lê Hoàn:
- Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn.
=> Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ.
Tổng  : 2 điểm
-1,0điểm
-0,5điểm
-0,25điểm
-0,25điểm
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có các quý tộc, vương hầu là hạt nhân
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chât và tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội
- Chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo... đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Tổng : 3 điểm
-0,75điểm
-0,75điểm
-0,75điểm
-0,75điểm
3.Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly.
a. Ý nghĩa, tác dụng: 
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực tôn thất nhà Trần.
- Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.
b. Hạn chế: 
- Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
- Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Tổng  : 2 điểm
-0,5điểm
-0,5điểm
-0,5điểm
-0,5điểm
6. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM.
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
Lớp
Sĩ số
Điểm dưới Tb
Trên Tb
7A6
* Dặn dò: 
- Chuẩn bị trước bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 – 1427)
- Đọc và chuẩn bị các câu hỏi trong sgk phần I

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_su_7.doc