Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Quảng Ngãi

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3727Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Quảng Ngãi
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT 
 TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐỀ THI MÔN HÓA – KHỐI 10
NĂM 2016
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 4 trang, gồm 10 câu)
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1: Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Định luật HTTH
1.1. Một nguyên tử hiđro khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với n =5 về trạng thái ứng với n=2 phát ra ánh sáng màu xanh. Một ion He+ (ZHe=2) khi chuyển từ trạng thái kích thích ứng với n=a về trạng thái ứng với n=b sẽ phát ra ánh sáng màu xanh giống như vậy. Tìm giá trị của a, b.
1.2. Từ thực nghiệm, biết năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của Li = 5,390 eV. 
Quá trình Li - 2e → Li2+ có E = 81,009 eV. Hãy tính năng lượng ion hóa I2 và năng lượng kèm theo quá trình Li - 3e → Li3+
Câu 2: Tinh thể
Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần lượt là: rAg = 144 pm; rAu = 147 pm.
a) Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.
b) Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.
c) Một mẫu hợp kim vàng – bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương diện. Biết hàm lượng Au trong mẫu hợp kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim.
Cho nguyên tử khối của Ag là 108, của Au là 197.
Câu 3: Phản ứng hạt nhân
Mặt trời có đường kính 1,392 106 km và có khối lượng riêng khoảng 1.408 g/cm3 bao gồm 73,46% (theo khối lượng) là hidro. Năng lượng của mặt trời hoàn toàn từ sự kết hợp của hidro tạo heli theo phương trình:
Năng lượng giải phóng khi hình thành mỗi hạt nhân heli tạo ra cường độ rất mạnh là 3,846 1026J/s cho toàn bộ mặt trời .Cho 
Hạt 
Khối lượng (u)
1,00783
4,002604
0,00054858
a) Tính khối lượng mặt trời
b) Từ cường độ ánh sáng tính khối lượng hiđro tham gia phản ứng trong một giây trong phản ứng trên.
c) Với lượng hidro trên mặt trời hiện tại, hãy cho biết sau bao lâu thì mặt trời ngừng chiếu sáng? 
Câu 4: Nhiệt hóa học
Đối với phản ứng đốt cháy ankan: người ta tìm được quan hệ : . Từ các dữ kiện ở 298K cho dưới đây hãy chứng minh quan hệ trên.
- Nhiệt thăng hoa chuẩn của C(than chì): 719 kJ.mol-1.
- Nhiệt phân li chuẩn của H2: 435 kJ.mol-1.
- Nhiệt hình thành chuẩn của CO2 khí và H2O lỏng lần lượt là: -392,9 kJ.mol-1 và 
-285,8 kJ.mol-1.
- Năng lượng liên kết (giả sử không phụ thuộc vào n): EC-C = 360 kJ.mol-1; EC-H = 418 kJ.mol-1.
Câu 5: Cân bằng hóa học pha khí
Ở nhiệt độ cao có xảy ra một cân bằng giữa I2(k) và I(k). Bảng sau cho biết áp suất đầu của I2 và áp suất tổng khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ đã cho:
T(K)
1073
1173
P(I2) (atm)
0,0631
0,0684
P (tổng) (atm)
0,0750
0,0918
a) Tính và ở 1100 K (Cho rằng không phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng khảo sát 1073K – 1173K). 
b) Tính phân số mol của I(k) trong hỗn hợp ở cân bằng khi giá trị của Kp bằng một nửa áp suất tổng.
Câu 6: Cân bằng axit-bazơ và kết tủa
6.1. Tính thể tích dung dịch H3PO4 0,250 M phải thêm vào 168 ml dung dịch Na2HPO4 0,0625M để pH của dung dịch thu được bằng 4,71. Cho H3PO4 có pKa 1, 2, 3 lần lượt là 2,15; 7,21; 12,32.
6.2. Có dung dịch A chứa hỗn hợp 2 muối MgCl2(10-3M) và FeCl3(10-3M). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A.
 a) Kết tủa nào tạo ra trước, vì sao?
 b) Tìm pH thích hợp để tách một trong 2 ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dung dịch.
 Biết rằng nếu ion có nồng độ = 10–6 M thì coi như đã được tách hết.
 (Cho tích số tan của Fe(OH)3 và Mg(OH)2 lần lượt là: 10– 39 và 10– 11)
Câu 7: Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa
7.1. Cân bằng phương trình của các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp ion – electron:
a) IO3- + NH2NH2 + H+ + Cl- ® ICl2- + N2 + H2O
b) I2 + SCN- + H2O ® SO42- + I- + ICN + H+ 	 	
7.2. Thiết lập sơ đồ pin để khi pin hoạt động thì xảy ra phản ứng:
	a) Zn2+ + 2C2O42- ® Zn(C2O4)22-
	b) NH3 + CH3COOH ® CH3COO- + NH4+	
Câu 8: Nhóm Halogen
Có một nhóm ba học sinh nghiên cứu phản ứng oxi hóa KI bằng dung dịch KMnO4 trong các điều kiện khác nhau, mỗi học sinh cân 0,10 gam KI pha thành dung dịch và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 có cùng nồng độ trong các môi trường khác nhau. Học sinh thứ nhất dùng hết 2,4 mL dung dịch KMnO4; trong khi đó học sinh thứ hai và ba dùng lần lượt là 24 và 96 mL dung dịch KMnO4. Biết rằng học sinh thứ ba chuẩn độ trong điều kiện có mặt của lượng dư bari nitrat trong dung dịch.
a) Viết các phương trình phản ứng chuẩn độ.
b) Tính nồng độ của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Câu 9: Nhóm oxi – lưu huỳnh
 Để xác định nồng độ của các ion sunfua và sunfit trong dung dịch X người ta lấy 20 mL dung dịch đó rồi cho vào 0,2 mL dung dịch kẽm axetat 1M. Lọc kết tủa thu được và cho vào một bình nón. Phần nước lọc A (20 mL) được giữ lại để làm các thí nghiệm tiếp theo.
Sau khi rửa kết tủa bằng nước và lần lượt thêm vào đó 1mL dung dịch HCl 6 M và 10,00 mL dung dịch iot (dung dịch I), dung dịch thu được chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosunfat (nồng độ xấp xỉ 0,025 M, dung dịch II) đến khi dung dịch có màu vàng trấu thì thêm vài giọt hồ tinh bột vào rồi tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh, thấy dùng hết 15,77 mL dung dịch natri thiosunfat .
Để chuẩn hóa dung dịch II, lấy 10 mL dung dịch này và cho vào đó một lượng KI dư, sau đó được axit hóa và chuẩn độ bằng dung dịch III, là dung dịch thu được bằng cách hòa tan 2,675 gam KIO3 khan vào một lít nước, thấy dùng hết 3,42 mL. 
Tiếp theo, lấy 10 mL dung dịch I chuẩn độ bằng dung dịch II đến khi mất màu xanh của chỉ thị hồ tinh bột thì thấy dùng hết 19,75 mL.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn; tính nồng độ của iođat, thiosunfat và iot trong các dung dịch III, II, I tương ứng (theo mol/L); lượng kết tủa đã phản ứng (theo mg) và nồng độ của ion sunfua trong dung dịch X (theo mg/L).
b) Phần nước lọc A được cho vào đó 10 mL dung dịch KI và hồ tinh bột, sau đó được axit hóa và chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KIO3 0,1250 M cho đến khi xuất hiện màu xanh của chỉ thị thì thấy dùng hết 2,05 mL. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ của ion sunfit trong dung dịch X theo g/L.
Câu 10: Động học
Trong dung dịch nước, ure có khả năng tự phân hủy theo phương trình: 
(NH2)2CO + 2H2O → 2NH4+ + CO32-
a) Trong dung dịch loãng, hằng số tốc độ của phản ứng tại 350 K là k1 = 4,00.10-5 s-1. Tính thời gian cần thiết, t1, để 80% lượng ure bị phân hủy ở 350K.
b) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng 166,00 kJ.mol-1 và không phụ thuộc vào nhiệt độ. Tính hằng số tốc độ của phản ứng, k2, tại 300K và thời gian cần thiết, t2, để 80% lượng ure bị phân hủy ở nhiệt độ này.
c) Khi có mặt enzim ureza, hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy tại 300 K là k2’ = 3,00.104 s-1. Giả sử thừa số tần số không thay đổi, tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có mặt enzim.
----------HẾT----------
 Giáo viên ra đề
Trương Duy Hướng
 ĐT: 0944943788

Tài liệu đính kèm:

  • docDHBB_LK2016_De_Hoa10_W2003.doc
  • docDHBB_LK2016_Dap an_Hoa10_W2003.doc