Sở giáo dục & đào tạo tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên lam sơn Thanh hoá năm học: 2010-2011 Đề chính thức Đề thi môn: Hoá Học Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) 1/ Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau: Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 2/ Có một miếng Na để ngoài không khí ẩm trong một thời gian biến thành sản phẩm A. Cho A tan vào nước được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch NaHSO4, AlCl3. Viết các phương trình hoá học giải thích quá trình thí nghiệm trên. Câu 2: (2,5 điểm) 1/ Metan bị lẫn một ít tạp chất là CO2, C2H4, C2H2. Trình bày phương pháp hoá học để loại hết tạp chất khỏi metan. 2/ Từ đá vôi, than đá, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết viết các phương trính hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế Benzen, Caosubuna. Câu 3: (3 điểm) Một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Cu, Fe. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl (dư) thì thu được 8,96 lít khí ( ở điều kiện tiêu chuẩn) và 9 gam chất rắn. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì phải dùng hết 100 ml dung dịch NaOH 2M. 1/ Viết các phương trình hoá học xảy ra. 2/ Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 4: (2 điểm) Hỗn hợp khí A gồm C2H2 và H2 có khối lượng 3,48 gam, có thể tích 6,72 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Dẫn hỗn hợp A qua ống đựng Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí B. Cho B qua bình đựng dung dịch Brôm dư, thu được hỗn hợp khí thoát ra X. Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa và khối lượng bình tăng lên 8,88 gam. 1/ Xác định thể tích của từng khí trong hỗn hợp A (ở điều kiện tiêu chuẩn). 2/ Tính độ tăng khối lượng của bình đựng dung dịch Brôm. (Cho biết: Fe = 56; Al = 27; Cu = 64; Na = 23; O = 16; H = 1; C = 12; Ca = 40) Số báo danh: . Chữ ký của giám thị: Sở giáo dục & đào tạo tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên lam sơn Thanh hoá năm học: 2010-2011 Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn. Môn: Hoá Học (120 phút) Câu 1: ( 2,5 điểm) 1/ Fe + HCl FeCl2 + H2 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl 0,25 điểm 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 0,25 điểm 2Fe + 6H2SO4 đặc nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 0,25 điểm Fe2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 2Fe(NO3)3 + 3BaSO4 0,25 điểm 2/ Khi để miếng Na ngoài không khí ẩm có thể xảy ra các phương trình hoá học sau: 4Na + O2 2Na2O 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Na2O + H2O 2NaOH 0,25 điểm Na2O + CO2 Na2CO3 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O Hỗn hợp A gồm Na, NaOH, Na2CO3, Na2O. 0,25 điểm Khi cho hỗn hợp A vào nước, tất cả tan trong nước và có các phương trình hoá học sau: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Na2O + H2O 2NaOH Vậy dung dịch B chứa NaOH và Na2CO3 0,25 điểm Cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch: + Vào dung dịch NaHSO4: NaHSO4 + NaOH Na2SO4 + H2O 2NaHSO4 + Na2CO3 2Na2SO4 + CO2 + H2O NaHSO4 + Na2CO3 Na2SO4 + NaHCO3 (nếu NaHCO3 thiếu) 0,25 điểm +Vào dung dịch AlCl3: 3NaOH + AlCl3 3NaCl + Al(OH)3 Nếu dư NaOH: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 0,25 điểm 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O 2Al(OH)3+ 6NaCl + 3CO2 0,25 điểm Câu 2: ( 2,5 điểm) 1/ Cho hỗn hợp khí lần lượt đi qua bình nước Brôm dư, lúc đó loại hết C2H4, C2H2 nhờ phản ứng: C2H4 + Br2 C2H4Br2 0,25 điểm C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 0,25 điểm Sau đó cho khí còn lại qua bình đựng dung dịch kiềm dư (NaOH, Ca(OH)2,v.v), lúc đó CO2 bị hấp thụ hết do phản ứng: 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 0,25 điểm Khí còn lại là CH4 nguyên chất. 2/ CaCO3 CaO + CO2 Than đá Than cốc 0,25 điểm CaO + 3C CaC2 + CO 0,25 điểm CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 0,25 điểm 3 CH CH C6H6 (Benzen) 0,25 điểm 2CH CH CH2 = CH - C CH 0,25 điểm CH2 = CH - C CH + H2 CH2 = CH - CH = CH2 0,25 điểm nCH2 = CH - CH = CH2 (- CH2 - CH = CH - CH2 -)n 0,25 điểm (Caosubuna) Câu 3: (3 điểm) 1/ Viết các phương trình hoá học xảy ra. Cu trong hỗn hợp không phản ứng với dung dịch HCl 2Al + 6HCl 2AlCl3 + H2 (1) 0,25 điểm Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) 0,25 điểm Khi cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH chỉ có Al phản ứng: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2 NaAlO2 + 3H2 (3) 0,5 điểm 2/ Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Khối lượng của Cu là 9 gam 0,25 điểm Số mol khí thu được là 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol) Số mol NaOH tham gia phản ứng là:0,1 x 2 = 0,2 (mol) 0,25 điểm Theo (3) số mol Al tham gia phản ứng bằng số mol NaOH bằng 0,2 (mol) Theo (1) số mol H2 sinh ra là: 0,2 x 1,5 = 0,3 (mol) 0,25 điểm Theo (2) số mol Fe tham gia phản ứng = số mol H2 = 0,4 – 0.3 = 0,1 (mol). Số gam Al là: 27 x 0,2 = 5,4 (g) Số gam Fe là: 56 x 0,1 = 5,6 (g) Khối lượng hỗn hợp Al, Cu, Fe là: 5,4 + 5,6 + 9 = 20 (g) 0,5 điểm 5,4 x 100 % Al = = 27 (%) 0,25 điểm 20 5,6 x 100 % Fe = = 28 (%) 0,25 điểm 20 9 x 100 % Cu = = 45 (%) 0,25 điểm 20 Câu 4: ( 2,0 điểm) 1/ Gọi x,y lần lượt là số mol của C2H2 và H2 có trong hỗn hợp A theo đề ra ta có: 26 x + 2y = 3,48 x =0,12 mol , y = 0,18 mol x + y = 6,72/22,4 = 0,3 Vậy: V (C2H2) = 0,12 x 22,4 = 2,688 lít 0,25 điểm V ( H2) = 0,18 x 22,4 = 4,032 lít 0,25 điểm 2/ Các phương trình hoá học có thể xảy ra: C2H2 + H2 C2H4 C2H2 + 2H2 C2H6 0,25 điểm Hỗn hợp khí B có thể chứa:C2H6 , C2H4 , C2H2 dư, H2 dư Dẫn B qua dung dịch Br2 dư: C2H4 + Br2 C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 0,25 điểm Hỗn hợp khí X gồm C2H6 , H2 dư đem đốt: C2H6 + 7/2O2 2CO2 + 3H2O 2H2 + O2 2H2O 0,25 điểm Sản phẩm đốt X cho vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư tạo CaCO3và nước bị giữ lại CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1) 0,25 điểm Vậy khối lượng bình tăng lên bằng khối lượng CO2 và H2O Khối lượng bình Br2 tăng bằng khối lượng C2H4và C2H2 bị giữ lại = mA – ( khối lượng H2 dư + khối lượng C2H6 ) Theo (1): n(CO2) = n(CaCO3) =12/100 = 0,12 mol mC = 0,12. 12 =1,44 gam 8,88 – 0,12.44 n(H2O) = = 0,2mol mH = 0,2.2 = 0,4 gam 18 m(H2dư) + m(C2H6) = 1,44 + 0,4 = 1,84 gam = mX Vậy khối lượng bình Brôm tăng = 3,48 – 1,84 = 1,64 gam 0,5 điểm Ghi chú: Học sinh làm các cách khác nhau nếu đúng vẫn cho điểm tương đương với các phần đã nêu. Trong phương trình hoá học nếu sai công thức hoá học thì không cho điểm, nếu viết đúng PTHH mà không cân bằng hoặc không ghi điều kiện thì trừ đi nửa số điểm của phương trình đó.
Tài liệu đính kèm: