Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 8: Hóa học & vấn đề môi trường (Có đáp án)

doc 2 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 8: Hóa học & vấn đề môi trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 8: Hóa học & vấn đề môi trường (Có đáp án)
Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: .....................
01: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là
A. cocain.	B. nicotin.	C. heroin.	D. cafein.
02: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch CuSO4 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy khí có nào sau đây?
A. NH3.	B. CO2.	C. SO2.	D. H2S.
03: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion
A. Cd2+.	B. Fe2+.	C. Cu2+.	D. Pb2+.
04: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch
A. KCl.	B. NaCl.	C. Pb(CH3COO)2.	D. NaNO3.
05: Trong phòng thí nghiệm, để xử lí sơ bộ một số chất thải ở dạng dung dịch chứa ion Fe3+ vaf Cu2+ ta dùng lượng dư
A. giấm ăn.	B. ancol etylic.	C. nước vôi trong.	D. dung dịch NaCl.
06: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của
A. sự phá hủy tầng ozon trên tầng khí quyển.
B. sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.
C. sự chuyển động "xanh" duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. sự hiện diện của lưu huỳnh đioxit trong khí quyển.
07: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép/
A. CH4 và H2O.	B. CO2 và CH4.	C. N2 và CO.	D. CO2 và O2.
08: Để khử độc không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo nên dùng
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch NaCl.	C. dung dịch NH3.	D. dung dịch H2SO4 loãng.
09: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch, những nguồn năng lượng sạch là
A. (1), (2), (3).	B. (1), (3), (4).	C. (1), (2), (4).	D. (2), (3), (4).
10: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá.	B. Xăng, dầu.	C. Khí butan (gaz).	D. Khí hiđro.
11: Sau bài thực hành hóa học, một số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, ... Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ các chất thải trên?
A. Nước vôi dư.	B. HNO3.	C. Giấm ăn.	D. Etanol.
12: Khí nào sau đây gây hiện tượng mưa axit?
A. CH4.	B. NH3.	C. SO2.	D. H2.
13: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4.	B. CO2.	C. HCl.	D. CH4.
14: Một chất có chứa nguyên tố oxi, được dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon.	B. lưu huỳnh đioxit.	C. cacbon đioxit.	D. oxi.
15: Cơ quan cung cấp nước xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali [K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]. Phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước để
A. làm trong nước đục.	B. khử trùng nước.
C. loại bỏ lượng dư ion florua.	D. loại bỏ các rong, tảo.
16: Nhiều nước trên thế giới nghiêm cấm việc sử dụng oxit của một số kim loại dùng trong sơn vì lí do sức khỏe. Một trong số kim loại đó là
A. thủy ngân.	B. chì.	C. cađimi.	D. titan.
17: Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. than hoạt tính.	B. muối ăn.	C. thạch cao.	D. đá vôi.
18: Ozon là một tác nhân oxi hóa mạnh và nguy hiểm. Ngay cả ở nồng độ rất thấp, ozon có thể làm giảm mạnh tốc độ quang tổng hợp trong cây xanh. Ozon gây nhiều tác hại, nhưng rất quan ngại khi thất thoát ozon. Nguyên nhân là do
A. lỗ thủng ozon sẽ làm cho không khí trên thế giới thoát ra mất.
B. lỗ thủng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên thế giới.
C. không có ozon ở thượng tầng khí quyển, bức xạ tử ngoại gây tác hại sẽ lọt xuống bề mặt Trái Đất.
D. không có ozon thì sẽ không xảy ra quá trình quang hợp trong cây xanh.
19: Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước là
A. H+, OH-, H2O.	B. Ca2+, Mg2+, Na+.	C. Na+, Fe3+, Al3+.	D. Pb2+, Hg2+, As3+.
20: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2.	B. O3.	C. N2.	D. CO.
21: Để ngăn khí độc NO2 thoát ra từ thí nghiệm với dung dịch HNO3 nên nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô; (b) bông có tẩm nước; (c) bông có tẩm nước vôi trong; (d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là
A. (d).	B. (a).	C. (c).	D. (b).
22: Các chất ô nhiễm hữu cơ (POPs) bao gồm: Aldrin, chlordane, DDT, hexachlorobenzene, mirex, toxaphene (thuốc diệt côn trùng hay thuốc trừ sâu), ... có độc tính cao và khó phân hủy trong môi trường. Tiếp xúc với POPs có thể gây dị tật bẩm sinh, gây ung thư, gây hại cho thần kinh, nội tiết tố con người, sinh sản và hệ thống miễn dịch. Nếu tiếp xúc với POPs ở nồng độ cao có thể gây tử vong.
Thực hiện một số biện pháp:
(a) Ngăn ngừa sự tiếp xúc của con người.
(b) Kết hợp các hệ thống và các công nghệ an toàn môi trường.
(c) Cho phép quản lí hợp lí các hóa chất và chất thải độc hại.
(d) Giảm tỉ lệ các hóa chất và chất thải độc hại và sử dụng công nghệ sạch.
Số biện pháp bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm hóa chất là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_d.doc