Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 5: Đại cương về kim loại (Có đáp án)

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 21/06/2022 Lượt xem 353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 5: Đại cương về kim loại (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 5: Đại cương về kim loại (Có đáp án)
Họ và tên học sinh: ................................................................................................. Lớp: .....................
● Tính chất và dãy điện hóa
01: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim.
C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
02: Khối lượng riêng của các kim loại: Os, Li, Mg, Fe, Ag tăng dần theo thứ tự
A. Os, Li, Mg, Fe, Ag.	B. Li, Fe, Mg, Os, Ag.	
C. Li, Mg, Fe, Os, Ag.	D. Li, Mg, Fe, Ag, Os.
03: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Al.	B. Fe.	C. Cu.	D. Au.
04: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Na.	B. Cr.	C. Cu.	D. Al.
05: Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là
A. Fe.	B. Mg.	C. Cr.	D. Na.
06: Kim loại nào dưới đây có thể tan trong dung dịch HCl?
A. Sn.	B. Cu.	C. Ag.	D. Hg.
07: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Fe.	B. W.	C. Al.	D. Na.
08: Cho dãy các kim loại: Fe, W, Hg, Cu. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. W.	B. Cu.	C. Hg.	D. Fe.
09: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hóa và tính khử.	B. tính bazơ.
C. tính oxi hóa.	D. tính khử.
10: Kim loại không tác dụng được với axit clohiđric là
A. Zn.	B. Ag.	C. Fe.	D. Al.
11: Kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu là
A. Na.	B. Ag.	C. Cu.	D. Fe.
12: Cho các kim loại: Fe, Al, Mg, Cu, Zn, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
13: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Al.	B. Mg.	C. K.	D. Na.
14: Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là
A. Zn, Cu, K.	B. K, Zn, Cu.	C. K, Cu, Zn.	D. Cu, K, Zn.
15: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là
A. K+, Al3+, Cu2+.	B. K+, Cu2+, Al3+.	C. Cu2+, Al3+, K+.	D. Al3+, Cu2+, K+.
16: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Fe2+, Cu2+, Ag+.	B. Zn2+, Cu2+, Ag+.	C. Cr2+, Au3+, Fe3+.	D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
17: Kim loại nào sau đây có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2?
A. Ni.	B. Sn.	C. Zn.	D. Cu.
18: Ngâm một lá niken trong dung dịch loãng của các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối
A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.	B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2.
C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.	D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.
19: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
A. (d).	B. (a).	C. (b).	D. (c).
● Điều chế và sự điện phân
20: Ở nhiệt độ cao, CuO không phản ứng được với 
A. CO.	B. Al.	C. Ag.	D. H2.
21: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được
A. Fe2O3.	B. MgO.	C. K2O.	D. CaO.
22: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu.	B. Al.	C. CO.	D. H2.
23: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, MgO, CuO.	B. PbO, K2O SnO.	C. Fe3O4, SnO, BaO.	D. FeO, CuO, Cr2O3.
24: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị khử.	B. bị oxi hóa.	C. nhận proton.	D. cho proton.
25: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy?
A. Na.	B. Ag.	C. Fe.	D. Cu.
26: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe.	B. Mg và Zn.	C. Na và Cu.	D. Fe và Cu.
27: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu diễn phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. C + ZnO Zn + CO.	B. 2Al2O3 4Al + 3O2.
C. MgCl2 Mg + Cl2.	D. Zn + 2Ag+ Zn2+ + 2Ag.
28: Phương trình hóa học điều chế kim loại theo phương pháp thủy luyện là
A. C + ZnO Zn + CO.	B. Zn + 2Ag+ Zn2+ + 2Ag.
C. MgCl2 Mg + Cl2.	D. 2Al2O3 4Al + 3O2.
29: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là
A. Ni, Cu, Ag.	B. Ca, Zn, Cu.	C. Li, Ag, Sn.	D. Al, Fe, Cr.
● Ăn mòn kim loại
30: Phát biểu nào sau đây đúng? Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra
A. sự oxi hóa ở cực dương.
B. sự khử ở cực âm.
C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
31: Cho các hợp kim: Fe-Cu, Fe-C, Zn-Fe, Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó, Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
32: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Pb.	B. Zn.	C. Cu.	D. Ag.
33: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây Fe nguyên chất trong khí O2.
D. Cho kim loại Cu nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.
34: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt thì vật bị gỉ sắt chậm nhất là
A. Fe tráng Zn. 	B. Fe tráng Sn.	C. Fe tráng Ni.	D. Fe tráng Cu.
35: Trên cửa các đập bằng thép, thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
A. Dùng hợp kim chống gỉ. 	B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hóa học lớp bề mặt.	D. Phương pháp điện hóa.
● Bài toán
36: Cho 10,8 gam kim lại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là
A. Al.	B. Zn.	C. Mg.	D. Fe.
37: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là
A. 16,8 gam.	B. 5,6 gam.	C. 11,2 gam.	D. 2,8 gam.
38: Cho 11,8 gam hỗn hợp Al, Cu tan trong dung dịch NaOH (dư), thấy có 6,72 lít khí H2 thoát ra (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
A. 6,4 gam.	B. 1,0 gam.	C. 9,1 gam.	D. 3,7 gam.
39: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,1M; khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm
A. 0,65 gam.	B. 1,51 gam.	C. 0,755 gam.	D. 1,30 gam.
40: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch muối sunfat có chứa 4,48 gam ion kim loại điện tích 2+. Sau phản ứng, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,88 gam. Công thức hóa học của muối sunìat là
A. CuSO4.	B. FeSO4.	C. NiSO4.	D. CdSO4.
41: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong một giờ với cường độ dòng điện 5 ampe. Lượng đồng giải phóng ở catot là
A. 5,9 gam.	B. 5,5 gam.	C. 7,5 gam.	D. 7,9 gam.
42: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72.	B. 4,48.	C. 3,20.	D. 4,08.
43: Cho 29 gam hỗn hợp Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M; thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20.	B. 97,20.	C. 98,75.	D. 91,00.
44: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,788.	B. 4,480.	C. 1,680.	D. 3,920.
45: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2.	B. 54,0.	C. 58,0.	D. 48,4.
46: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,12.	B. 0,14.	C. 0,16.	D. 0,18. 
47: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 4,48.	B. 10,8 và 2,24.	C. 17,8 và 2,24.	D. 17,8 và 4,48.
48: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cho V ml dun dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360.	B. 240.	C. 400.	D. 120.
49: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4+). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là
A. 28,66%.	B. 26,88%.	C. 26,86%.	D. 28,88%.
50: Nung 8,96 gam bột Fe trong khí O2 một thời gian, thu được 11,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và 0,06 mol H2SO4, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của a 
A. 0,32.	B. 0,16.	C. 0,04.	D. 0,44.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_d.doc