Đề số 3 - Tháng 6 môn Hóa 12

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 3 - Tháng 6 môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 3 - Tháng 6 môn Hóa 12
Đề số 3-tháng 6-2016
Câu 1: Cách điều chế nào sau đây được dùng trong phòng thí nghiệm?
	A. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn điều chế Cl2.	
	B. Điện phân nóng chảy Al2O3 với xúc tác criolit để điều chế Al.	
	C. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2 điều chế O2.	
	D. Chưng cất không khí lỏng để điều chế N2.	
Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không đúng?
	A. Phenol được dùng để sản xuất tơ nhân tạo hay còn gọi là tơ bán tổng hợp.	
	B. Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.	
	C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.	
	D. PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng để làm vật liệu cách điện.
Câu 3: Cho m gam Mg tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 0,5M thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho toàn bộ chất rắn B tách dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2 (ddktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 	
	A. 3,60.	B. 2,40.	C. 4,20.	D. 4,80.
Câu 4: Có các phát biểu về 4 dung dịch sau: Ca(OH)2, Na3PO4, Na2CO3 và HNO3.
	(1) Có 3 dung dịch có pH > 7.
	(2) Có 3 dung dịch làm mềm được nước cứng tạm thời với lượng dùng vừa đủ.
	(3) Có 4 dung dịch tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2.
	(4) Có 4 dung dịch tác dụng được với FeCl2. Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 5: Cho các chất sau: metylfomat, triolein, glucozơ, fructozơ, tinh bột, saccarozơ, phenol, vinyl axetat. Trong các chất này người ta thấy có x chất tham gia được phản ứng tráng gương và y chất tham gia phản ứng thủy phân. Giá trị của x và y theo thứ tự là 
	A. 4 và 6.	B. 4 và 5.	C. 3 và 6.	D. 3 và 5.
Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(1) Cho khí Cl2 tác dụng với bột Fe dư, đun nóng. 
	(2) Cho S tác dụng với bột Fe, đun nóng.
	(3) Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. 
	(4) Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Số thí nghiệm tạo ra sắt (III) là:
	 A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 7: Thủy phân một lượng este T có tỉ khối đối với H2 là 43 trong 120 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần vừa đúng 60 ml dung dịch HCl 1M thu được 8,43 gam hỗn hợp muối. Tên của T là
	A. vinyl axetat.	B. metyl axetat.	C. alyl fomat.	D. etyl axetat.
Câu 8: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3, Fe3O4 ( trong đó Fe(OH)2 chiếm 30% số mol hỗn hợp) trong dung dịch HNO3 dư thu được 7,168 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO, CO2 có tỉ khối so với hiđro là 17,625. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 217,8 gam muối khan. Giá trị của m là
 A. 75,72	 B. 76,84	 C. 74,36	 D. 77,28
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K và Ca vào nước thu được 1,008 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đúng V ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,3M và HNO3 0,3M thu được 3m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
	A. 2,56.	B. 2,37.	C. 3,55.	D. 3,13.
Câu 10: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về 4 kim loại: Ca, Al, Fe và Cr
	A. Ca có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.	
	B. Cr là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh.	
	C. Có 3 kim loại không thể tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.	
	D. Fe và Cr tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng theo cùng tỉ lệ mol.
Câu 11: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin. Hỗn hợp H gồm X (7,5a mol), Y (3,5a mol), Z (a mol) ; X chiếm 51,819% khối lượng hỗn hợp. Đốt cháy hết m gam H trong không khí (vừa đủ), thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là (2m + 3,192) gam và 7,364 mol khí N2. Đun nóng m gam H trong 400 ml dung dịch NaOH 1,66M (vừa đủ), sau phản ứng thu được 3 muối trong đó có 0,128 mol muối của alanin. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất thu được là
 A. 5,352g 	 B. 1,784g 	 C. 3,568g 	 D. 7,136g
Câu 12: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối của Cu2+, Fe3+ với một anion. Giá trị của V là:
A. 50,176.	B. 46,592.	C. 51,072.	D. 47,488.
Câu 13: Có hệ cân bằng sau trong một bình kín: C (r) + CO2 (k) 2CO (k) ; ∆H < 0.
Xét các yếu tố sau:
(1) Giảm nhiệt độ. 	(2) Giảm hàm lượng CO. 	(3) Tăng hàm lượng C.
(4) Giảm áp suất. 	(5) Tăng hàm lượng CO2. 	(6) Tăng hàm lượng chất xúc tác.
Số yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 14: Nhỏ một lượng dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch Ba(HCO3)2 0,8M thu được 11,82 gam kết tủa và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: 
	A. 6,24.	B. 6,78.	C. 9,42.	D. 10,30
Câu 15: Nhỏ 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa HCl 0,2M và AlCl3 aM, khuấy đều, lọc thu được m gam kết tủa. Cho tiếp 100 ml dung dịch KOH 2M vào phần nước lọc, khuấy đều thu được tiếp 2m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là 
	A. 0,2.	B. 0,4.	C. 0,6.	D. 0,8.
Câu 16: Chất hữu cơ X (C8H10O) chứa vòng benzen và có các tính chất sau:
	(1) Tác dụng với Na nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH.
	(2) Oxi hóa X bằng CuO thu được sản phẩm hữu cơ Y tham gia phản ứng tráng gương.
Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.	
Câu 17: X là chất màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bột đó với nước tạo thành một chất nhão có khả năng đông cứng nhanh. X được dùng để nặn tương, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Y là phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước  Công thức của X và Y theo thứ tự là
	A. CaSO4.2H2O và KAl(SO4)2.12H2O.	B. CaSO4.2H2O và NaAl(SO4)2.12H2O.	
	C. CaSO4.H2O và KAl(SO4)2.12H2O.	D. CaSO4.H2O và KAl(SO4)2.12H2O.
Câu 18: Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hốn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là?
A. 5,88.	B. 5,60	C. 6,44.	D. 6,72
Câu 19: Hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol anđehit X cần vừa đúng 0,3 mol H2, thu được 6 gam ancol Y. Mặt khác cho 5,4 gam X tác dụng với một lương dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 77,76.	B. 37,70.	C. 21,60.	D. 41,00.
Câu 20: Có các kết luận sau về polime:
	(1) Hầu hết các polime ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
	(2) Đa số các polime không tan trong dung môi thông thường.
	(3) Nhựa phenol fomanđehit (PPF) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng.
	(4) Tơ nitron (hay olon) và tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp; tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.
	(5) PE, PVC, PPF, PVA và thủy tinh hữu cơ được dùng làm chất dẻo.
	(6) Các polime tham gia phản ứng trùng hợp, phân tử phải có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.
	(7) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.
	(8) Tơ nilon-6,6 được dùng để dệt vải may mặc, vải lót sắm lốp xe, dệt bít tết. Số kết luận đúng là
	A. 5.	B. 8.	C. 6.	D. 7.
Câu 21: Thực hiên các thí nghiệm sau:
	(1) Hòa tan CrO3 vào nước. 	(2) Cho SiO2 tác dụng với dung dịch HF.
	(3) Nhiệt phân CaCO3. 	(4) Sục khí SO2 từ từ vào dung dịch Ba(OH)2.
	(5) Nhiệt phân KMnO4. 	 (6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
	A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 22: Thủy phân este E trong mối trường axit thu được axit hữu cơ X và ancol Y. Cho Y tác dụng với khí CO thu được axit X. Công thức cấu tạo của E có thể là
	A. CH2=CH–COO–CH3.	 B. CH3–COO–CH=CH2.	
	C. CH3–COO–CH2–CH3. 	 D. CH3–COO–CH3.
Câu 23: Thủy phân 13,2 gam este đơn chức A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được chất rắn B. Đốt cháy toàn bộ chất rắn B cần vừa đúng 17,7408 lít O2 (đktc), thu được 6,996 gam Na2CO3 và 36,828 gam hỗn hợp khí X gồm CO2 và H2O. Kết luận nào sau đây là đúng?
	A. A được điều chế trực tiếp từ axit axetic và ancol etylic.	
	B. A được điều chế trực tiếp từ axit acrylic và ancol metylic.	
	C. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong B là 34,04%.	
	D. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong B là 34,29%.
Câu 24: Khi nói về sự ăn mòn kim loại, kết luận nào sau đây không đúng?
	A. Đặc điểm chung của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa là cùng xảy ra quá trình oxi hóa – khử.	
	B. Có 2 phương pháp thường dùng để bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại là bảo về bề mặt và điện hóa.	
	C. Nhúng một thanh Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học.	
	D. Thép tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao xảy ra quá trình ăn mòn hóa học.
Câu 25: Đốt cháy m gam metylamin cần vừa đúng 10,08 lít không khí (đktc). Mặt khác để tác dụng với m gam metylamin trên cần vừa đúng V ml dung dịch HCl 2M. Biết trong không khí O2 chiếm 20% về thể tích và N2 chiếm 80% về thể tích. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 
	A. 20.	B. 100.	C. 40.	D. 200.
Câu 26: Este X khi thủy phân trong môi trường axit thu được axit X1 và ancol X2. Biết X1 trong công nghiệp theo phương pháp hiện đại được điều chế từ ancol metylic và ancol X2 hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch màu xanh lam trong suốt. Công thức cấu tạo của X là
	A. HCOOCH2-CH(OH)-CH3.	B. HCOOCH2CH2CH2OH.	
	C. CH3COOCH2-CH(OH)-CH3.	D. CH3COOCH2CH2CH2OH.
Câu 27: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là
	A. làm giảm nồng độ Ca2+ và Mg2+.	B. làm giảm nồng độ Cl-, và .	
	C. làm giảm nồng độ Cl-, .	D. làm giảm nồng độ và .
Câu 28: Cho các nguyên tử của các nguyên tố: X (Z = 19), Y (Z = 13), R (Z = 15) và T (Z = 8). Có các kết luận sau:
	(1) X có bán kính nguyên tử lớn nhất trong 4 nguyên tố. (2) T có độ âm điện lớn nhất trong 4 nguyên tố.
	(3) Hợp chất tạo bởi X và T là hợp chất ion. (4) Hợp chất tạo bởi R và T là hợp chất cộng hóa trị.
	(5) Hợp chất tạo bởi Y và T có tính lưỡng tính. (6) Y và R thuộc cùng một chu kỳ.
Số kết luận đúng là
	A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 29: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đúng 300 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa 2,56 gam bột Cu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 18,24.	B. 19,36.	C. 17,12.	D. 18,56.
Câu 30: Cho phương trình hóa học: Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O (biết tỉ lệ thể tích của NO : N2O : N2 = 5 : 2: 11). Sau khi cân bằng hóa học trên với các hệ số là nguyên tố tối giảng thì hệ số của H2O là
A. 206	B. 103	C. 344	D. 172
Câu 31: Kim loại nào sau đây mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng nó để chế tạo thép không gỉ?
	A. Zn.	B. Cu.	C. Cr.	D. Ag.
Câu 32: Thủy phân 160 gam nguyên liệu có chứa 81% tinh bột, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng glucozơ tạo thành tác dụng với H2 (Ni,t0) thu được m gam sobitol. Biết hiệu suất thủy phân là 75% và hiệu suất hợp hiđro là 90%. Giá trị của m là
	A. 109,20.	B. 98,28.	C. 131,04.	D. 145,60.
Câu 33: Cho 15,084 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa CuSO4 và ZnSO4, khuấy kĩ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 17,28 gam và nước lọc B. Thêm dung dịch NH3 dư vào nước lọc B rồi tách lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,18 gam chất rắn Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
 A. 32,22%. B. 67,78%. C. 96,42%. D. 30,44%.
Câu 34: Thủy phân 13,39 gam hỗn hợp X gồm hai peptit A (Gly – Ala) và B (Gly – Ala – Gly) cần vừa đúng 190 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dư dịch HCl rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
	A. 26,485.	B. 37,600.	C. 22,305.	D. 33,420.
Câu 35: Chia dung dịch hỗn hợp X gồm glucozơ và axit fomic thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch NaHCO3 thu được 0,448 lít CO2 (đktc). Phần hai tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,28 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng của glucozơ và axit fomic trong hỗn hợp X là 
 	A. 16,24 gam.	B. 30,64 gam.	C. 18,08 gam.	D. 23,44 gam.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 trong đó oxi chiếm 16% về khối lượng. Hòa tan hết 60 gam hỗn hợp X vào nước thu được 9,52 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch Y khuấy đều thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 23,40.	B. 15,60.	C. 27,30.	D. 19,50.
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic tác dụng với một lượng Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác đun m gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc thu được 5,28 gam este với hiệu suất 75%. Giá trị của m là
	A. 10,60.	B. 10,04.	C. 11,16.	D. 10,32.
Câu 38: Đun nóng 0,1 mol T (chỉ chứa một loại nhóm chức) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được thu được 25,6 gam hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức và 9,2 gam một ancol. Thể tích dung dịch Br2 1M lớn nhất cần dùng để phản ứng với 11,4 gam T là:
	A. 200 ml.	B. 300 ml.	C. 400 ml.	D. 100 ml.
Câu 39: Thực hiện phản ứng đime hóa hỗn hợp X gồm axetilen và vinylaxetilen thu được hỗn hợp Y (tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với Y là 0,84). Cho toàn bộ hỗn hợp Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,11 gam kết tủa. Để làm no hoàn toàn Y cần vừa đúng 255 ml dung dịch Br2 2M. Hiệu suất phản ứng đime hóa là:
	A. 40%.	B. 90%.	C. 60%.	D. 80%.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
	(1) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).
	(2) Bông, len, tơ tằm là tơ thiên nhiên.
	(3) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhận tạo, chế tạo phim ảnh, thuốc súng không khói.
	(4) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước.
	(5) Phenol tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng, chứng minh nhóm –OH ảnh hưởng lên vòng benzen.
	(6) Tất cả dung dịch lysin, axit glutamic, metylamin và đietylamin cùng làm đổi màu quỳ tím.
 Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 41: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hơp Y thành hai phần bằng nhau. Hòa tan phần một cần tối đa 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 5,712 lít H2 (đktc) và chất rắn Z. Phần hai tan hết trong 568 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được dung dịch T chỉ chứa 93,63 gam hỗn hợp muối và 3,584 lít NO (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là 
	A. 40%.	B. 60%.	C. 32%.	D. 50%.
Câu 42: Cho 26,2 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A (C3H10O4N2) và B (C3H12O3N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam hỗn hơp Y gồm hai muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí mùi khai có tỉ khối hơi đối với H2 là 13,75. Giá trị của m là
	A. 19,10.	B. 18,80.	C. 24,00.	D. 20,00.
Câu 43: Oxi hóa 5,6 gam Fe thu được 7,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Cho toàn bộ hỗn hợp X tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1,6 và HCl aM, thu được dung dịch Y và 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
	A. 20,83.	B. 18,67.	C. 19,75.	D. 22,99.
Câu 44: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg và các oxit sắt (trong đó oxi chiếm 18% về khối lượng) trong 300 ml dung dịch HNO3 2M (dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được 0,672 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 34,82 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:
	A. 9.	B. 10.	C. 12. 	D. 11.
Câu 45: Thủy phân hết 0,1 mol hỗn hợp X gồm các peptit được tạo từ glyxin và alanin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng muối thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí Z gồm CO2, H2O và N2. Cho toàn bộ Z đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 59 gam kết tủa và 3,36 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,1 mol hỗn hợp X là
	A. 22,18 gam.	B. 19,06 gam.	C. 18,69 gam.	D. 20,86 gam.
Câu 46: Chia 36,24 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit ađipic, glyxin, axit glutamic và lysin thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy phần một thu được 9,856 lít (đktc) CO2 và 7,56 gam H2O. Phần hai tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch HCl 1M. Phần ba tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 18,10.	B. 17,20.	C. 17,74.	D. 18,28.
Câu 47: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
 + Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4 thu được 0,1 mol khí NO duy nhất.
 + Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất. Giá trị của a là
 A. 0,40. B. 0,45. C. 0,35.	 D. 0,50.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 45,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO, N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 2 : 1. Cho BaCl2 dư vào Y thấy xuất hiện 113,005 gam kết tủa trắng, nếu cho NaOH dư vào Y thì thấy có 1,255 mol mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, cô cạn dung dịch Y thu được 83,49 gam hỗn hợp muối khan. Biết tổng khối lượng của Mg, Al, Fe trong X là 21,91 gam. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là:
	A. 2,11%	B. 3,14%	C. 4,26%	D. 5,12%
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 8,08 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và một muối cacbonat A vào một lượng dư dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 22,2. Có các kết luận sau về A:
(1) A tan trong nước.
(2) A là hợp chất lưỡng tính.
(3) A là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy sợi.
(4) A bị thủy hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường.
(5) A có trong thành phần của đolomit.
(6) A là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ khoảng 10000C. 
Số kết luận đúng là 
	A. 3.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 50: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; Z là ancol no, hai chức; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 2,41 mol O2, thu được 27,36 gam nước. Hidro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là.
 A. 51,44%	 B. 64,30%	 C. 42,87%	D. 34,29%
Đáp án: 1c 2a 3d 4b 5d 6d 7a 8d 9b 10a 11a 12c 13b 14a 15b 16d 17c,d 18d 19d 20b 21d 22d 23d 24c 25a 26c 27a 28a 29b 30d 31c 32b 33c 34c 35d 36c 37d 38a 39a 40b 41d 42c 43a 44a 45d 46b 47b 48a 49a 50a

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_3.docx